@ : Luật sư là khái niệm chỉ những người tốt nghiệp Đại học luật làm công việc tư vấn pháp luật cho ca nhân hoặc pháp nhân. Luật sư được chia thành: Luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn. Luật sư tranh tụng là những người chuyên làm công việc bảo vệ cho các thân chủ của mình trước các cơ quan Tư pháp. Luật sư tư vấn là công việc tư vấn cho thân chủ về vấn đề pháp luật. Ở các nước có nền Tư pháp phát triển Luật sư hoạt động chuyên trong một lĩnh vực hẹp như: Luật sư tranh tụng về hình sự; về dân sự; về kinh doanh hoặc tư vấn về kinh doanh (trong lĩnh vực này còn được chia nhỏ thành từng lĩnh vực như : Vận tải, bảo hiểm, bản quyền . . .) Ở nước ta rất ít các Luật sư được đào tạo bài bản theo chuyên ngành hẹp (từ một số được học ở nước ngoài).
@: Một người trở thành Luật sư phải có bằng cử nhân luật, qua một lớp đào tạo từ 6-12 tháng tại Học Viện Tư pháp trực thuộc Bộ Tư pháp. Sau đó tập sự tại một Văn phòng luật sư từ 12-18 tháng, dự thi một lớp sát hạch trình độ. Có đủ các điều kiện trên thì làm Hồ sơ tham gia và một Đoàn luật sư nào đó. Trên cơ sở đó Liên đoàn Luật sư VN cấp thẻ Luật sư và khi đó mới được hành nghề Luật sư.
@ Đối với những người đã tham gia công tác tại các cơ quan Tư pháp hoặc có liên quan đến pháp luật mà có bằng cử nhân luật (có nhiều người làm công tác này vấn không có bằng), là Chuyên viên cao cấp, Thẩm tra viên cao cấp và tương đương thì sau khi nghỉ hưu có quyền làm Hồ sơ tham gia hành nghề luật sư chính thức ngay. Những người là chuyên viên chính, thẩm tra viên chính hoặc tương đương có quyền tham gia hành nghề luật sư nhưng phải trải quan tập sự 12 tháng, sau đó qua kỳ thi sách hạch mới được hành nghề Luật sư chính thức.
@ Những người có đủ tiêu chuẩn làm luật sư nhưng không tham gia vào đoàn luật sự để được cấp thẻ hành nghề luật sư mà làm công tác tư vấn pháp luật thì gọi là cán bộ Tư vấn hoặc cố vấn pháp luật tùy theo trình độ của người đó.
@ Tư lâu tại VN nhiều người nhầm gọi những người tốt nghiệp Đại học luật là LUẬT SƯ.