Tổng số lần xem: 10419 - Tổng số hồi đáp: 24 |
|
Posted By: HienVC on 27/08/2011 19:39:48 |
|
Mình cũng có dịp tham gia một số hoạt động liên quan đến việc xét xử oan sai nên rất hiểu các giải thích của LyTM có liên quan đến NQ388 nổi tiếng , NĐ79 và Luật BTNN và khi xác định được là có oan sai thực sự, việc xác định được chủ thể của vụ việc không dễ dàng. Có một trường hợp mình đã được chứng kiến, oan sai rõ ràng đã có kết luận, đã chỉ ra được ai làm sai. Nhưng đến trách nhiệm bồi thường thì đùn đẩy các kiểu đến nỗi người cần phải được bồi thường theo đuổi chán quá phải phát ra đại ý như sau : " Tôi đã bị xử oan sai, mặc dù đã có kết luận nhưng tôi đã phải theo đuổi vụ việc này quá lâu, nghe quá nhiều các lý lẽ lập luận của các cơ quan, cá nhân đã tham gia xét xử vụ án nhưng cho đến nay vẫn không rõ ai là người chịu trách nhiệm về việc này, tôi chỉ cần biết tôi được bồi thường bao nhiêu, lúc nào được trả và ai trả. Đơn giản thế thôi, còn nếu không được thì đề nghị toà xử các đương sự làm sai trái hình phạt tương tự như hình phạt tôi đã phải chịu trong ngần ấy năm !!!.", mình không bình luận thêm về hiện trạng này nhưng mình muốn biết trường hợp TGĐ IMS vì một lời tố cáo ( sau này được toà tuyên là vô căn cứ ) bị tạm giam, xích tay và bị mất chức TGĐ, khi được minh oan thì đã mất ghế TGĐ và không thể phục hồi được, tât nhiên là toà sẽ tính toán định mức bồi thường nhưng chắc chắn là không phục chức được. Tình trạng này xảy ra ở các nước nhiều và người ta cũng không định kiến nặng như ở ta hoặc TQ do vậy nên cựu TGĐ IMS vẫn có thể tham gia các hoạt động chính trị, xã hội và kinh tế bình thường như những người khác nhưng rõ ràng ở đây là trường hợp mất cơ hội ( tương tự như ở VN trước kỳ bầu bán nhiệm kỳ 5 năm nếu nam đã hơn 50, nữ hơn 45 tuổi bị tố cáo có v/đ gì đấy phải chờ xác minh, không được đề cử thế là mất cơ hội , thế là xong !!!). Không lẽ chịu bó tay mà không có giải pháp hay sao ? Cá nhân mình thấy việc bỏ án lệ trong diễn giải pháp luật và xét xử là không ổn vì không tận dụng được thành quả lao động chất xám rất cao cấp trong quá khứ và mất đi tính nhất quán của hệ thống pháp luật chung mà từ xưa đến nay đã nổi tiếng vì đặc tính này. V/đ làm luật mình đã nêu ý kiến rồi, riêng vấn đề LyTM nêu về Toà Hành chính và Toà án Hiến pháp thì đây là hai cơ quan có quyền lực khác nhau một trời một vực. Có TA HP thì khi đó mới chấm dứt hoặc hạn chế được dến mức tối thiểu việc ban hành các v/b pháp qui vi hiến tràn lan như hiện nay mà việc này thì Toà HC bất lực. Đây chỉ là ý kiến của một kẻ " ngoại đạo" thôi nhé, nếu có gì không đúng mong các chuyên gia CC chỉ giáo thêm. Xin cảm ơn.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: LyTM on 25/08/2011 18:00:30 |
|
Hehe, hóa ra vấn đề pháp luật cũng được cả Hội trg Ngọc và anh HiềnVC quan tâm rồi đây. Em xin trả lời thế này, không bảo đảm (100%) nhưng là đúng: pháp luật về tố tụng của hầu hết các quốc gia đều quy định việc bắt giữ người bị nghi phạm tội, các trường hợp bị truy nã, bị bắt theo lời tố của nạn nhân hoặc bắt khi đang phạm tội, bắt theo yêu cầu của quóc gia khác hoặc bắt do dẫn độ từ nước khác về,...Hầu hết các quốc gia (trong đó có VN) cho phép sử dụng công cụ hỗ trợ, mà chủ yếu là xích tay, dùng dùi cui điện, dùng thuốc an thần,... đối với các vụ bắt những người bị nghi phạm trọng án. Những người này được quyền có luật sư và không phải chịu trách nhiệm chứng minh mình vô tội. Điều tra viên (dự thẩm ở Nga) có nhiệm vụ điều tra đẻ đưa ra các chứng cứ, công tố viên cũng có quyền lấy vụ án để điều tra, thẩm phán cũng có quyền,... tùy theo quy định của quốc gia đó. Việc xích tay, cùm chân,... người bị bắt giữ nước nào cũng có, đã thành quy định chung nên không ai có thể chống lại. Nếu sau này người tố cáo hành vi phạm tội là gian dối sẽ phải bồi thường. Còn nếu các chủ thể tố tụng của nhà nước bắt sai thì truy cứu theo phạm vi nghề nghiệp, cố tình bắt sai thì phạm hình sự, bắt sai có thể bị mất việc, giáng chức, chuyển việc,... Mức bồi thường chung cho các vụ tính theo mức thu nhập và bồi thường danh dự hoặc bồi thường hao tổn tinh thần,... VN có Luật bồi thường nhà nước về bắt oan sai thay thế Nghị quyết 388 trước kia. Nhưng vấn đề chứng minh họ có bắt sai, làm oan hay không lại là vấn đề! Vì vẫn những cơ quan này có trách nhiệm điều tra mà không có riêng một cơ quan độc lập xem lại. tất nhiên Tòa án được độc lập xét xử theo pháp luật nhưng hồ sơ là do cơ quan điều tra và công tố thực hiện và duy trì. Như vậy nếu bị một người tố cáo và có những chứng cứ ban đầu đều có thể bị xích tay- tránh việc bỏ trốn hoặc gây nguy hiểm cho việc dẫn giải. Xin nói riêng, Nghị định 89/CP của VN về chế độ bắt giam, giữ nếu các anh đọc chắc sẽ thấy đủ đấy! Anh Hiền VC hỏi về hậu quả của việc bắt giữ ảnh hưởng danh dự không còn cơ hội tranh cử Tổng thống thì không như ở nước mình anh ạ. Anh xem lại đi, một số tToongr thống đã từng bị phạm luật, bị tù,... nhưng sau đó họ bình thường vì hết án tích coi hư không phạm tội vẫn tranh cử được (Ví dụ, Ô Trần Thủy Biển chỉ sau khi bị bắt giữ có mấy năm đã lên ở Đailoan, sau này sau hai nhiệm kỳ lại bị giam, Thái, hàn, Pháp,.. Khi được công bố vô tội họ không nặng nề như ở VN. Việc lên chức, bị bắt, bị nghỉ rồi lại lên, hoặc sau làm các việc như bảo vệ cho các công ty của các chính khách ở nước ngoài khác VN ta, nó rất bình thường, không nặng như kiểu tinh thần Samurai của Nhật và tính tôn nghiêm của cái tôi theo TQ,... và VN! Vấn đề xây dựng luật của các nước anh Ngọc hỏi thì mỗi nước có thể chế chính trị khác nhau có khác nhau về thẩm quyền và quy trình xây dựng dự luật và thông qua. Ở Mỹ, Canada,..Nhật,.. nhiều đảng phái họ cũng có các kênh đưa ra dự luật như của Nội các (chính phủ ta), Thượng nghị sỹ, kênh hạ viên, các đảng phái khác, cá nhân các Thượng nghị sỹ (thực ra là đại diện cho một đảng),... Nhưng hầu như việc ra luật của họ là một quá trình thương thuyết và thỏa hiệp, ý kiến của dân chúng là quan trọng nếu liên quan đến các lợi ích công dân. Để ra được một luật ở Mỹ, Thượng Nghị sỹ hay ủy ban của Nghị viện có quyền thuê Luật sư hay giao cho một tổ chức xây dựng. Sau đó phải được Ủy ban Tư pháp của Nghị viện xem xét cụ thể, có đồng ý đưa ra lấy ý kiến của Thượng viện không về chủ trương, quan điểm chính sách lớn. Phải được hạ viện bỏ phiếu trước, rồi Thượng viện bỏ phiếu, Tòa án giám sát tính hợp hiến, Tổng thống phê chuẩn mới thành luật (Tổng thống có quyền phủ quyết). ở Nhật thì cũng theo các kênh như trên, nhưng cũng do Nội các soạn thảo là chính (phải có chữ ký của 30 Bộ trg - trong nội bộ nội các trước), nếu dự luật trình qua hạ viện phải có ít nhất 50 chữ ký mới được trình, trình lên Thượng viện phải có 20 chữ ký (nếu có sử dụng ngân sách công) còn nếu không sử dụng ngân sách công phải có 20 chữ ký của hạ viện hoặc qua kênh Thượng viện thì có 10 chữ ký,... nếu bên nào trình thì cũng phải chờ bên kia đồng tình. Tóm lại, nội các là của Đảng cầm quyền nên Nội các trình bao giờ cũng được ủng hộ, ví dụ, năm 2005 LyTM sang Nhật thì có đến 99% Luật do nội các trình. Tòa án các nước theo hệ án lệ được giải thích luật và áp dụng án lệ (nguyên tắc áp dụng tương tự- ta bỏ sau 1985- khi có Bộ luật hình sự). Nói chi tiết quy trình và vai trò của các UB của hạ viện, Thượng viện, vai trò của Bộ trg ngân khố hay Bộ trg tài chính thì dài lắm. Chắc không thể có điều kiện nói cụ thể được. Nhưng có thể nói, một luật của họ làm lâu hơn ta vài- dăm năm, ý kiến của dân thì lấy nhiều lần, cả các đảng phái, vvv Còn anh Hiền VC hỏi về Tòa án Hiến pháp thì em chưa có cơ sở để trả lời anh, nhưng Tòa án hành chính đã ra đời, đây cũng là bước đầu cho việc xem xét hành vi công vụ và quyết định công vụ của công chức quyền lực ở chính quyền hành chính các cấp, còn ở mức cao là hành vi vi hiến và văn bản Luật vi hiến còn chờ Tòa án Hiến pháp. ta mới chỉ giao cho các chủ thể như các UB QH, Chủ tịch nước, Thủ tướng Cp,.. xem xét bãi bỏ theo thủ tục hành chính mà chưa theo thủ tục tư pháp. tuy nhiên cũng có các Nghị quyết chưa đúng Hiến pháp vẫn phải theo, hehe. Xin được nói một số vấn đề như vậy, thực ra Tổng Nghị nghiên cứu đông tây kim cổ nhiều lắm có thể đáp ứng yêu cầu thật cụ thể của các anh, hehe, đã bóng sang sân trước,...
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HienVC on 25/08/2011 15:41:27 |
|
Chuyện bắt tạm giam/giữ tuỳ theo luật pháp từng nước qui định cụ thể cũng như đến khi nào thì bị còng tay như LyTM đã nói, nhưng sau khi TA Mỹ đã tuyên án rồi thì việc g/q hậu vụ án như thế nào ? đặc biệt đây là một VIP TGĐ IMS, ƯCV chức vụ TT Pháp. Danh dự có thể được bồi thường bằng tiền bạc, lời xin lỗi nhưng chức vụ TGĐ IMS thì không thể phục hồi, cơ hội ra tranh cử TT Pháp có thể cũng tiêu luôn thì có giải pháp gì khắc phục không ? Còn chuyện làm luật ở nước ta thì đúng là "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" nhưng " nguyễn y vân ". Chuyện này có TS Sơn ( họ là gì mình không nhớ) - Vụ trưởng Vụ KTVBPQ- Bộ Tư Pháp sau này khi về hưu nếu viết hồi ký ( có khi đã viết rồi ) thì mình đảm bảo đó sẽ là một trong những giáo trình hay nhất dùng trong các cơ sở đào tạo cán bộ pháp lý của VN. Bao giờ thì có TA Hiến pháp của VN ? Liệu LýTM có thể trả lời được không dù chỉ là thời gian gần đúng ?
|
Trở về đầu |
|
@LyTM: Anh vẫn thắc mắc chuyện xích tay. Chứng cứ là có nhưng chưa xác định là đúng hay sai, thật hay hư. Thực tế sau này có các dấu vết trên thân thể cô hầu phòng là giả tạo. Ông ta là TGĐ IMS. Chỉ xích tay khi bằng chứng đã được làm rõ. Câu hỏi ai làm luật ở các nước khác chưa được LyTM và MoN trả lời đầy đủ.
|
Trở về đầu |
|
Câu hỏi 1: Tại sao mới có đơn tố cáo của bị hại, chưa điều tra gì mà đã xích tay? Luật Mỹ cho phép làm thế à? (sao giống luật VN vậy?) Haha, Bác HT hỏi thế này hóa ra là khen cách làm luật nước nhà tiệm cận nền văn minh "làm luật" (ấy chết đừng hiểu lầm em - soạn thảo luật) của Hoa Kỳ? Câu hỏi 2: Ở các nước khác, việc soạn thảo Luật được thực hiện thế nào, do ai soạn thảo? Ở các nước luật được soạn thảo ra bời người soạn thảo luật. Thì chả do "người soạn luật" soạn thảo, còn ai vào đây nữa. (Có những tu chính do một hai Nghị sỹ đệ lên). Ai thông qua thì mỗi nơi một khác. Hehe, em học luật (bằng 2) được một năm rồi bỏ. Hôm nay ông ấy được trắng án rùi (Chứng cứ không đáng tin. Xét nghiệm ADN dấu tích trên quần áo của cô gái không đưa ra kết luận là có sự cưỡng bức). Ông ấy còn cảm ơn Nhà chức trách nữa. Muốn nó cám ơn cứ bắt nó vô cớ, rồi thả nó ra. Hehe.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: LyTM on 24/08/2011 12:17:20 |
|
Hai câu hỏi của Hội trg, chưa cần đến các bác, em LyTM có thể trả lời vắn tắt ngay, sau này anh Tổng có thể bổ sung tùy thích vì các câu anh Hội trưởng hỏi có thể nói vài ngày chả hết chuyện, ngay về quy định của pháp luật cũng thế. 1. Vụ lùm xùm của ông Tổng IMF, ông ta chưa bị xích tay ngay mà chỉ bị xích sau khi có xét nghiệm cơ thể cô hầu phòng với các vết xước và các dấu vết, tóc,... Luật Mỹ cũng có quy định về băt khẩn cấp, bắt để điều tra và bắt trong các trường hợp người bị hại yêu cầu mà có chứng cứ ban đầu,.. vấn đề suy đoán vô tội vẫn là yếu tố xuyên suốt, tuy nhiên nó phải được Tòa án xác lập qua xét xử công khai và minh bạch. 2. Hiến pháp 1992 của VN ta có Điều 87 về các chủ thể có quyền trình các dự án Luật ra QH (Chủ tịch nước, UBTVQH, Hội đồng dân tọc và các UB của QH, CP, TATC, VKSTC, MTTQ và các thành viên, đại biểu QH).. Chính phủ thực hiện quyền này một cách tối đa. Tuy nhiên, các chủ thể khác theo điều này gần như ít trình, chỉ Chính phủ là trình nhiều nhất. Bộ nào quản lý ngành nào thì soạn thảo. BanST do UBTV QH quyết định thành viên, có sự tham gia của các Bộ có liên quan, sau đó có thẩm định của Bộ Tư pháp rồi trình Chính phủ thông qua tập thể, để trình ra UB của QH có liên quan. UB này thẩm định và quyết định những vấn đề Chính phủ phải chỉnh lý lại, sau đó mới quyết định có đưa ra phiên họp của QH hay không? Thực ra đây cũng vẫn là một chu trình khép kín nên vẫn còn lợi ích cục bộ, tha hóa quyền lực trong làm Luật. Người ta lợi dụng Luật để đưa vào nhiều quyền lợi mang tính cục bộ ngành. Ai cũng biết nhưng chưa sửa được nhiều. Chưa kể, ta chưa có cơ chế đánh giá việc thực hiện Luật độc lập, vẫn Bộ nào thực hiện thì Chính phủ vẫn giao Bọ ngành đó Báo cáo tình hình thực thi Luật trong toàn quốc. Tự xây dựng, tự thực hiện, tự báo cáo nên các vấn đề lình xình, không tuân thủ nghiêm pháp luật là đương nhiên. Chẳng Bộ ngành nào báo cáo QH là họ yếu kém hay còn vi phạm Luật mà chỉ kêu nguồn lực có hạn- con người và tài chính thiếu! QH có giám sát nhưng chưa đi kèm cơ chế xem xét tín nhiệm lại. Đấy là yếu kém mà ai cũng biết nhưng cơ chế thành phần QH có hầu hết các Bộ trg ngồi đó, chả ai tội gì nói ra, nói họ, họ có tha mình. Đấy là một vấn đề mà trong rất nhiều các Hội nghị LyTM đã nêu và tranh luận nhưng hình như nhiều người vẫn thích cơ chế của nhà tự làm, tự tiêu, tự lo và tự khen chê! không muốn có đánh giá độc lập và Tòa Hiến pháp như các nước. Chả biết Hội trg đã thấy đủ buồn thêm về vấn đề này chưa?
|
Trở về đầu |
|