Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 15233 - Tổng số hồi đáp: 34




Posted By: HaiNV on 30/09/2011 06:40:57


Tôi không phải nhà VL nên việc đầu tiên tôi phải phải là tìm đến nhà VL để học hỏi. Tôi có anh bạn là nhà VL nổi tiếng GS Nguyễn Ái Việt, nguyên VT Viện VL (anh Việt là anh ruột của bạn NamNQ VL76 cùng khóa tôi). Anh Việt hiện nghiên cứu VL Lý thuyết của các phân tử sinh học như DNA, protein...Chúng tôi hay nói với nhau và với bạn bè: Anh là Thầy của tôi về VL, còn tôi là Thầy của anh về SV. Thực vậy, có lần anh tìm đến tôi, ngồi cả ngày để hỏi rất tỉ mỉ về cấu trúc phân tử DNA, thế rồi ít lâu sau anh có bài báo đăng trên tạp chí nổi tiếng của Hoa Kỳ về tính toán cấu trúc DNA, anh đã khiêm tốn nêu tên tôi trong lời cám ơn của mình...Mấy hôm rồi, tôi lại được ngồi trong hội đồng thẩm định ĐT nhà nước về hợp tác quốc tế của anh với Pháp về tính toán các tương tác của phân tử Neuroglobin, một chất protein cực kỳ quan trọng trong trao đổi oxy/ không khí trong não... 

Về "phát minh" có cái gì đó "nhanh hơn anh sáng", tôi đã thử tìm đến tên tuổi của GS VL trẻ Đàm Thanh Sơn, để xem Sơn nói gì?

http://damtson.wordpress.com/2011/09/24/faster-than-light/  

http://damtson.wordpress.com/2011/09/28/gamma-nu-jokes/

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 28/09/2011 21:46:47


Tôi đồng ý với anh Phư là con người còn nhiều thứ chưa biết về bản chất của Tự Nhiên.
Cứ nói theo cách của anh là chỉ mới biết được 01 trong 250 bức ảnh của nó cũng được.
Nhưng nếu anh muốn nói rằng bức ảnh thứ 02, 03,... của Tự Nhiên chính là Năng Lượng Sinh Học, thì hoàn toàn không đơn giản như cách anh đưa ra một "thuyết" trong bài viết trước của anh và hi vọng rằng mọi người sẽ tin nó.
Thuyết đó phải được kiểm chứng bằng các thực nghiệm lặp lại được.
Tôi muốn biết các thí nghiệm (hay thực nghiệm, quan sát,...), lặp lại được, nghiệm đúng với thuyết "TƯƠNG TÁC NĂNG LƯỢNG SINH HỌC" như anh đã trình bày.

Thuyết tương đối được Einstein phát biểu vào năm 1905. Từ đó đến giờ đã hơn 100 năm.
Nhiều nhà khoa học khắp thế giới đã làm đi làm lại rất nhiều lần các thí nghiệm, quan sát, đo đạc,... để kiểm tra các hệ quả của nó.
Và rất nhiều kết quả đã nghiệm đúng.
Ví dụ cụ thể về đo vận tốc ánh sáng.
Càng đo người ta càng thấy đúng, với độ chính xác tăng dần lên. Hiện nay đã đạt độ chính xác khoảng 1 phần triệu. Với vận tốc nhỏ thì các định luật của Newton được nghiệm đúng hơn 300 năm rồi.

Trở về đầu




Posted By: PhuND on 28/09/2011 20:27:00


NHẬN THỨC

             Mình là người Việt, từ nhỏ đã là học sinh giỏi văn, đi thi HS giỏi văn cấp huyện ( Còn Toán thì giật giải HS giỏi cấp Tỉnh). Lớn lên cũng ti toe viết truyện ngắn, làm thơ và đã viết hơn hai chục cuốn sách rồi, tưởng rằng mình biết hết tiếng Việt. Nào ngờ, khi vào học ĐH tại chức tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, mới biết rằng mình chưa hiểu gì về tiếng Việt ( Mặc dù Phư thi các môn điểm thường đạt 09/10). Bởi vì những khái niệm về ĐỀ, về THUYẾT, và tính ÂM DƯƠNG của ngữ nghĩa,…của Tiếng Việt là mới đối với mình.

             Riêng cái nhìn cũng vậy, mắt lúc nào cũng đạt 10/10, Phư từng là pháo thủ trong chiến tranh 1972, vậy mà khi nghiền ngẫm lại mới thấy mình MÙ nhiều hơn tó Ngày nay nhận thức về ánh sáng không chỉ là SÓNG mà còn là HẠT. Thứ Năng lượng lan tỏa trong môi trường lại là hạt, nghe thật khó tin. Nhưng sự thật là thế: Tất cả các sóng năng lượng với bước sóng tư 0 cho tới 100 micro met đều đựợc xem là ÁNH SÁNG Vậy mà con người chỉ nhìn thấy thứ năng lượng lan tỏa trong môi trường với bước sóng 0,38-0,78 micro met. Dù mắt chúng ta có 11/10 đi nữa thì chúng ta chỉ mới nhìn thấy được 0,4% trong 100% số hình ảnh của tự nhiên. Nếu làm một phép chia thô thiển thì TỰ NHIÊN có tới 250 ảnh mà con người nhận dạng chỉ được 01. Trong dải bước sóng ánh sáng, trước 0,38 hoặc sau 0,78 micro met thì tất cả chúng ta đều MÙ, nhưng con CHÓ, hoặc MÈO lại nhìn thấy. Mình cũng MÙ nên thường lớn tiếng phủ nhận (Vì phủ nhận là dễ nhất trong NHẬN THỨC). Cái này giống như bắt sóng Radio hoặc TV vậy, chúng phụ thuộc vào Thiết bị  nhận dạng được các dải tần số của sóng năng lượng.

            Về NĂNG LƯỢNG SINH HỌC trong con người cũng vậy, ngày xưa cô giáo dạy môn sinh vật nói rằng NL dự trữ chỉ dưới hai dạng: Mỡ và Đường. Sau này mình mới biết nó còn có ATP, Hóa, Nhiệt, Điện, Từ,… tạo nên một TRƯỜNG VẬT CHẤT. Mà đã là Trường thì nó có tương tác ( Xin nhớ cho NL có các bản chất:  HẠT + SÓNG). Đến lượt. TRƯỜNG VẬT CHẤT vừa HẠT vừa SÓNG đó lại là ÁNH SÁNG, nhưng thật tệ hại; MẮT THƯỜNG KHÔNG NHÌN THẤY ĐƯỢC. Mình hét toáng lên: HẾT RỒI, KHÔNG CÓ GÌ NỮA! Nhưng bên cạnh mình lại có nhiều người đọc được ÁNH SÁNG đó.

 

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 28/09/2011 07:06:34


Tôi xin mạn phép được "góp chuyện" vào chuyên mục này. Có lẽ cả nhà đã đọc thông tin sau (và nhiều bài viết khác bằng đủ các ngôn ngữ mà mấy hôm nay đang rộ lên):

http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/09/gioi-vat-ly-hoai-nghi-viec-hat-bay-nhanh-hon-anh-sa ng/

Tôi không phải nhà VL, nhưng cũng là cán bộ của Phòng Lý sinh do GS. TSKH Lê Xuân Tú (anh ruột chị BaLX) thành lập từ ngày tôi về nước (1976), sau đổi tên thành Phòng Sinh học phân tử. Tôi cũng đã từng dạy môn Lý sinh phân tử tại Bộ môn Lý sinh của ĐH Tổng hợp HN và ĐH Y HN, nên cũng đã soạn tài liệu, đọc rất kỹ kiến thức Lý sinh. Tôi và các nhà sinh học/ hóa sinh/ lý sinh đều biết: Mọi cơ thể sinh vật được cấu tạo từ các nguyên tố cơ bản C, H, O, N, S, P và một số nguyên tố vi lượng khác như K, Na, Fe, Ca, Zn, Mg, Co, Cl...Các liên kết phân tử của chúng tuân thủ tuyệt đối các quy luật của hóa học, hóa lý (lên kết mạnh như cộng hóa trị và các "tương tác yếu" như liên kết hydro, van der Vaals, tương tác kỵ nước).

Chính vì vậy, NĂNG LƯƠNG SINH HỌC (NLSH, Bioenergy) không có dạng nào khác ngoài những dạng năng lượng trong tự nhiên mà khoa học đã biết như: Nhiệt năng, hóa năng, cơ năng, điện năng. NLSH được tích lũy trong các phân tử NUCLEOSIDE TRIPHOSPHATE như ATP, GTP, CTP và TTP (chủ yếu là ATP) mà khi chúng chuyển hóa trong cơ thể thì giải phóng ra nhiệt, tạo nên sự co cơ, vận động... nôm na là nguồn năng lượng cho mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta.

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 27/09/2011 10:12:20


Cám ơn các đại ca VL đã chỉ bảo.

Ngọc tôi nghĩ chắc cuộc sống của chúng ta ko có gì thay đổi cả.

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 27/09/2011 09:43:01


@Anh Ngọc:
Nếu phát hiện trong thí nghiệm của CERN là đúng, tức là có thể di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng, thì:
-Các định đề của Einstein sai ở một hoặc vài chỗ nào đó, do vậy nó cần được hiệu chỉnh, cũng giống như Einstein đã hiệu chỉnh các định luật của Newton.
-Một trong các khả năng hiệu chỉnh chính là cách thứ 2 trong bài viết của anh KhoaDT: (2-Sự tồn tại của các hạt siêu ánh sáng...).
Tuy nhiên theo tôi hiểu thì các hiệu chỉnh đó sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều công trình nghiên cứu vật lý lý thuyết hiện nay. Bởi vậy người ta mới nói là một rắc rối lớn.

@Anh Phư:
B/Về 'TƯƠNG TÁC NĂNG LƯỢNG SINH HỌC' như anh Phư nói, cũng là một "Thuyết".
Tuy nhiên mọi "Thuyết" chỉ có 'Tính Thuyết Phục' nếu như có thể làm (và lặp lại được) các thí nghiệm chứng minh sự đúng đắn của thuyết đó.
Anh Phư có thể nêu một vài thí nghiệm (lặp lại được) như vậy không.

Trong Vật Lý người ta đã đo được vận tốc ánh sáng (= 299.793km/giây), đã quan sát, đo đạc được sự nghiệm đúng của thuyết tương đối khi quan sát các hạt chuyển động với vận tốc rất lớn.
Với vận tốc nhỏ, như ta thấy thường ngày quanh ta, thì các định luật của Newton hoàn toàn được nghiệm đúng.

Trở về đầu




Posted By: PhuND on 27/09/2011 06:19:18


 

Xung quanh chung ta liệu còn tồn tại những dạng vật chất khác không? Còn, như GS Trịnh Xuân Thuận từng công bố, vật chất tối trong Vũ trụ chiếm đến 90%. Dưới đây là một Trường vật chất - Hào quang Năng lượng Sinh học gắn liền với các cơ thể sống - không tương tác như các Trường Vật lý ( Xem 05 tiêu chí so sánh trong bảng kèm theo):

TƯƠNG TÁC NĂNG LƯỢNG SINH HỌC - MỘT DẠNG TƯƠNG TÁC THÔNG TIN

Cho đến thời điểm này khoa học thực nghiệm vẫn trong xu hướng tìm ra sự khác nhau giữa hai đối tượng hoàn toàn giống nhau; trong khi đó, theo một xu thế khác có tính cổ điển, lại cố đi tìm sự giống nhau giữa hai hay nhiều đối tượng hoàn toàn khác nhau. Các nhà khoa học lớn trên thế giới đã nghĩ đến lí thuyết: Trường thống nhất các trường vật lý, nhằm đạt đến cái tổng thể (holistic) của thế giới vật chất

I. NGHỊCH LÝ EINSTEIN - PODOLSKY - ROSEN

1. Định đề Einstein – Podolsky – Rosen

Nhà vật lý thiên tài Einstein và các học trò của ông như Podolsky, Rosen … đã đưa ra định đề: Vũ trụ tách được. Quan điểm này giúp khoa học tìm kiếm được sự khác biệt của một hay nhiều đối tượng giống nhau.

2. Nghịch lý

Nhiều nhà khoa học chứng minh rằng: Vũ trụ không tách được. Thí nghiệm sau đây nói lên điều đó.

Người ta lấy một nguồn phát ra hai electron theo hai phương trái ngược nhau, sắp xếp thế nào đó để có chuyển động quay của electron quanh trục của nó. Trong cơ học lượng tử người ta gọi hiện tượng electron quay quanh trục của nó là spin (đặc trưng cho vận động nội tại của electron). Tính chất quay không định hướng của electron đựơc gọi là spin không định hướng.

Thí nghiệm được bố trí sao cho không có tương tác nào giữa hai electron. Khi hai electron đó ra khỏi nguồn, người ta buộc một trong hai electron trên có spin định hướng. Quan sát electron thứ hai, các nhà khoa học thực nghiệm nhận thấy rằng electron thứ hai cũng có spin định hứơng theo chiều ngược lại, mặc dù không hề có tương tác nào lên nó. Thí nghiệm được lặp lại nhiều lần và hiện tượng trên xảy ra trong khoảng 70 - 80% trường hợp.

Nghịch lý Einstein - Podolsky - Rosen cho thấy rằng mối quan hệ giữa các hạt vi mô không thể xác định đựơc trong không gian ba chiều. Có thể có một tổng thể hệ thống về hình thành trường thống nhất; hệ thống này không thể tồn tại được nếu chỉ có mặt đơn lẻ của một hạt vi mô, vì vậy nó tồn tại trong một thế giới tổng thể mà người ta gọi là trường.

II. TƯƠNG TÁC TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

Năng lượng sinh học của cơ thể sống nói chung và của con người nói riêng là loại vật chất mịn. Tương tác trường năng lượng sinh học là tương tác của các hạt vi mô mịn.

 

1. Quy luật tương tác

Qua nghiên cứu các khả năng kỳ diệu của con người (thần giao cách cảm, đoán đọc ý nghĩ người khác v.v…). Chúng ta nhận thấy rằng tương tác loại vật chất này có tính tức thời không tuân thủ các quy luật vật lý như truyền dẫn, tiêu hao, v.v.

Chúng ta có thể đúc kết quy luật tương tác trường năng lượng sinh học (tương tác hào quang) như sau:

Những hạt vi mô mịn đều tuân theo một quy luật quan hệ nằm ngoài tầm khống chế của không gian ba chiều và thời gian tuyến tính, do đó điều gì đã xảy ra đối vối một hạt thì đồng thời ảnh hưởng lên các hạt khác; ảnh hưởng này có định hướng và mang thông tin.

2.     Sự khác nhau giữa tương tác vật lý và tương tác
             sinh học

a/

Tương tác vật lý: Lực tương tác tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.

Tương tác sinh học: Tương tác không phụ thuộc vào không gian và thời gian.

b/

Tương tác lên vật có từ tính, vật dẫn điện …

Tương tác sinh học: Tương tác lên bất kỳ vật gì, đặc biệt có tác động mạnh lên cơ thể sống.

c/

Tương tác vật lý:Khác dấu thì hút, Cùng dấu thì đẩy

Tương tác sinh học: Như nhau thì cộng hưởng. Khác nhau thì chinh phục.

d/

Tương tác vật lý: Nguồn phát có thể không chứa thông tin.

Tương tác sinh học: Mọi nguồn phát đều chứa thông tin.

e/

Tương tác vật lý:Truyền dẫn bị tiêu hao.

Tương tác sinh học: Ít bị tiêu hao.

III.TÁC DỤNG CỦA HÀO QUANG

1. Tạo khuôn mẫu cho cơ thể sống

a) Một lá cây sẽ xuất hiện sau khi khuôn mẫu hào quang của nó đã xuất hiện, định hình cho chiếc lá.

b) Thân thể sẽ bị ảnh hưởng về thực thể (bệnh tật, rối loạn …) nếu trường năng lượng sinh học bị rối loạn.

2. Hình thành tư tưởng, tình cảm

Những rung động của trường năng lượng sinh học hình thành dần những tình cảm, tư tưởng cho con người. Những tác động của môi trường như giao tiếp, học hỏi, nghiên cứu … sẽ gây ảnh hưởng lên trường năng lượng; tác động lâu ngày tạo nên tư tưởng, tình cảm mang tính bản chất khó gột bỏ.

3. Định hình hình thái hành động

Tương tác năng lượng sinh học tạo nên tư tưởng, tình cảm, dần dần hành động theo tư duy suy nghĩ. Mặt khác vì năng lựơng sinh học mang thông tin nên một khi huy động đủ mạnh nếu chủ nhân không điều khiển được thì xuất hiện những hành động ngoài ý muốn: lên đồng, lên cốt, khí công như ý … con người sẽ hành động ngoài ý muốn và hoàn toàn bị động theo sự điều khiển của các tha lực.

4. Giao tiếp đồng hoá, cộng hưởng hào quang khác

Mọi cơ thể sống đều bức xạ năng lựơng dưới dạng sóng vật chất có tần số khác nhau. Những tư tưởng lớn, cùng chí hướng, cùng lý tưởng dễ gặp nhau, vì trường năng lượng rung động cùng tần số và hiện tượng cộng hưởng dễ xuất hiện.

Muốn cảm hoá được người khác, trước hết phải có trường năng lượng sinh học đủ mạnh, lấn áp được hào quang của người khác, hoặc tương tác tích cực để “chinh phục” trường năng lượng đối phương.

Những tư tưởng tốt đẹp sẽ tạo được những giao cảm, rung động hào quang của người khác. Việc làm tốt dễ đi vào lòng người.

5. Phản ứng - phòng vệ năng lượng

Tương tác trường năng lượng sinh học tạo ra phản ứng và có hiện tượng phòng vệ khi các trường hào quang không tương hợp với nhau.

Bản thân chủ nhân của trường năng lượng sinh học, nếu phát những thông tin không tốt lành, tức là tạo ra những màu sắc u tối, xám xịt, tạo những rung động “bất thường”, sẽ gây tổn hại cho hào quang của chính mình rồi gián tiếp ảnh hưởng lên hào quang người khác.

Khi hào quang bị tương tác xấu thì theo phản ứng tự nhiên, nó sẽ hình thành lớp vỏ phòng vệ. Lớp vỏ này có thể có nhiều hình thù khác nhau.

Trong khi nghe diễn thuyết, nếu thính giả có cảm tình với vấn đề diễn giả đang nói thì xuất hiện các rung động năng lượng. Có ấn tượng mạnh là do tương hợp hào quang. Ngược lại, với thính giả sẵn ý định phản bác thì càng nghe, lớp vỏ phòng vệ trong trường năng lượng của họ càng chắc; kết quả là không có tương hợp hào quang và họ càng phản ứng mạnh hơn.

Tự chủ được tức là có khả năng điều khiển trường năng lượng sinh học của mình trong quan hệ gia đình và xã hội.

IV. ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN LÊN HÀO QUANG

Con người có thể phát thông tin (ý tưởng, suy nghĩ, tình cảm …) vào hào quang. Đồng thời có thể thu nhận những thông tin từ các cơ thể sống khác… Thông qua tương tác trường năng lượng. Vì vậy ảnh hưởng của thông tin lên hào quang rất lớn, có khi nó định hình và thay đổi được một phần hào quang. Chúng ta xét ảnh hưởng này dưới hai góc độ:

1. Ảnh hưởng của thông tin tốt

Những thông tin tốt như tình yêu thương sinh ra màu hồng sáng, tính cần mẫn sinh ra màu sáng bạc, hay ý tưởng về một sức khoẻ tốt sẽ có màu hoàng kim … Thông tin tốt sẽ giúp mở rộng hào quan quanh thân thể, kết quả là con người sẽ sống tốt hơn, thánh thiện hơn và có sức mạnh về tinh thần, thể chất.

- Thông tin tốt sẽ có tương tác tích cực lên các cơ thể sống xung quanh. Trường năng lượng sinh học của các cơ thể sống xung quanh mở rộng, giao cảm và tương hợp. Kết quả thu được là có một cộng đồng văn minh, tiến bộ và nhân bản.

- Những thông tin tốt sẽ giúp ích cho các cộng đồng, cho xã hội. Sự tương hợp hào quang loại này tác động mạnh lên quá trình tiến hóa, phát triển của tất cả các cộng đồng. Vai trò cá nhân trong lịch sử gắn liền với quyền lợi và sự phát triển của các cộng đồng.

2. Ảnh hưởng của thông tin xấu

Những tư tưởng xấu như tính: ích kỷ, lòng hận thù, thành kiến, bảo thủ v.v…, bệnh có tác hại ghê gớm lên hào quang của chính chủ nhân. Ngoài ra, do có tương tác của trường năng lượng, chúng có thể ảnh hưởng xấu lên một hay nhiều cá thể của cộng đồng. Thông tin loại này làm tổn thương các vầng hào quang, tạo sự thay đổi màu sắc, dần dà thay đổi cấu trúc, hình dáng của hào quang, là nguyên nhân của sự xuất hiện những rung động bất thường của Trường hào quang.

Sự thay đổi như vậy gây nên sự thay đổi tính cách, nhân cách và sức khỏe của cá nhân. Theo phản ứng dây chuyền, cuộc sống của những cá thể này mất hết ý nghĩa tốt đẹp, lòng họ đầy căm phẫn, thù oán … Loại thông tin này cũng tương tác lên các trường hào quang khác và sẽ gây ảnh hưởng xấu. Nếu ai lọt vào trường năng lượng sinh học loại này sẽ rất dễ bị lôi cuốn, không thể cưỡng lại, dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho các cộng đồng.

Những thành kiến bảo thủ có thể tạo ra một vỏ bọc cho hào quang, lâu ngày nó trở nên “thành trì bất khả xâm phạm”, tác động ngay lên thân thể bên trong, gây nên bệnh tật.

Tóm lại tương tác trường năng lượng sinh học có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống, dựa vào một số tính chất nói trên, có thể lý giải được nhiều điều tế nhị xảy
ra hằng ngày trong các mối quan hệ đối với mỗi một chúng ta.

Trở về đầu




Posted By: KhoaDT on 26/09/2011 22:27:40


HT Ngọc không đọc kỹ comment của tôi. Nếu có hạt siêu ánh sáng thật thì sẽ là cơ sở xây dựng một VL ngoài khuông khổ mẫu chuẩn (standard model). Cuộc sống của chúng ta không thay đổi vì tất cả các hạt sinh tạo ra vật chất hiện hữu xung quanh ta đều chắc chắn không phải là hạt siêu ánh sáng. Theo Einstein thì hạt chỉ có thể chuyển động với vận tốc ánh sáng khi mass của nó bằng không (photon), neutrino là hạt có mass nhỏ đến mức người ta vẫn chưa đo được (chỉ đánh giá được là mass nonzero và upper limit khoảng bao nhiêu) cho nên hiệu ứng đo được (nếu đúng) là một hiệu ứng thăng giáng và là thách thức lớn đối với thuyết tương đối của Einstein và cả luật bảo toàn năng lượng theo công thức E=mc^2. Nói chung neutrino là hạt lepton rất đặc biệt, nó có thể dao động biến từ dạng này sang dạng khác (neutrino oscillation nôm na như một người da đen trong điều kiện nhất định có thể biến thành một người da vàng hay da trắng!) đầy bí hiểm. Qua đấy mới thấy thế giới vi mô còn nhiều bí ẩn lắm, tiếc là các ACE đã giải nghệ hết rồi chứ còn làm Toán hay VLLT thì sẽ còn thấy nhiều điều kỳ diệu nữa !.  

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 26/09/2011 21:46:49


Các bác VL vẫn chưa đi vào câu hỏi của em: nếu có hạt siêu quang thì sao? VL lý thuyết sẽ làm sao, cuộc sống của chúng ta sẽ làm sao? v.v..

Trở về đầu
15/11/2024
<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>