Xung quanh chung ta liệu còn tồn tại những dạng vật chất khác không? Còn, như GS Trịnh Xuân Thuận từng công bố, vật chất tối trong Vũ trụ chiếm đến 90%. Dưới đây là một Trường vật chất - Hào quang Năng lượng Sinh học gắn liền với các cơ thể sống - không tương tác như các Trường Vật lý ( Xem 05 tiêu chí so sánh trong bảng kèm theo):
TƯƠNG TÁC NĂNG LƯỢNG SINH HỌC - MỘT DẠNG TƯƠNG TÁC THÔNG TIN
Cho đến thời điểm này khoa học thực nghiệm vẫn trong xu hướng tìm ra sự khác nhau giữa hai đối tượng hoàn toàn giống nhau; trong khi đó, theo một xu thế khác có tính cổ điển, lại cố đi tìm sự giống nhau giữa hai hay nhiều đối tượng hoàn toàn khác nhau. Các nhà khoa học lớn trên thế giới đã nghĩ đến lí thuyết: Trường thống nhất các trường vật lý, nhằm đạt đến cái tổng thể (holistic) của thế giới vật chất
I. NGHỊCH LÝ EINSTEIN - PODOLSKY - ROSEN
1. Định đề Einstein – Podolsky – Rosen
Nhà vật lý thiên tài Einstein và các học trò của ông như Podolsky, Rosen … đã đưa ra định đề: Vũ trụ tách được. Quan điểm này giúp khoa học tìm kiếm được sự khác biệt của một hay nhiều đối tượng giống nhau.
2. Nghịch lý
Nhiều nhà khoa học chứng minh rằng: Vũ trụ không tách được. Thí nghiệm sau đây nói lên điều đó.
Người ta lấy một nguồn phát ra hai electron theo hai phương trái ngược nhau, sắp xếp thế nào đó để có chuyển động quay của electron quanh trục của nó. Trong cơ học lượng tử người ta gọi hiện tượng electron quay quanh trục của nó là spin (đặc trưng cho vận động nội tại của electron). Tính chất quay không định hướng của electron đựơc gọi là spin không định hướng.
Thí nghiệm được bố trí sao cho không có tương tác nào giữa hai electron. Khi hai electron đó ra khỏi nguồn, người ta buộc một trong hai electron trên có spin định hướng. Quan sát electron thứ hai, các nhà khoa học thực nghiệm nhận thấy rằng electron thứ hai cũng có spin định hứơng theo chiều ngược lại, mặc dù không hề có tương tác nào lên nó. Thí nghiệm được lặp lại nhiều lần và hiện tượng trên xảy ra trong khoảng 70 - 80% trường hợp.
Nghịch lý Einstein - Podolsky - Rosen cho thấy rằng mối quan hệ giữa các hạt vi mô không thể xác định đựơc trong không gian ba chiều. Có thể có một tổng thể hệ thống về hình thành trường thống nhất; hệ thống này không thể tồn tại được nếu chỉ có mặt đơn lẻ của một hạt vi mô, vì vậy nó tồn tại trong một thế giới tổng thể mà người ta gọi là trường.
II. TƯƠNG TÁC TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC
Năng lượng sinh học của cơ thể sống nói chung và của con người nói riêng là loại vật chất mịn. Tương tác trường năng lượng sinh học là tương tác của các hạt vi mô mịn.
1. Quy luật tương tác
Qua nghiên cứu các khả năng kỳ diệu của con người (thần giao cách cảm, đoán đọc ý nghĩ người khác v.v…). Chúng ta nhận thấy rằng tương tác loại vật chất này có tính tức thời không tuân thủ các quy luật vật lý như truyền dẫn, tiêu hao, v.v.
Chúng ta có thể đúc kết quy luật tương tác trường năng lượng sinh học (tương tác hào quang) như sau:
Những hạt vi mô mịn đều tuân theo một quy luật quan hệ nằm ngoài tầm khống chế của không gian ba chiều và thời gian tuyến tính, do đó điều gì đã xảy ra đối vối một hạt thì đồng thời ảnh hưởng lên các hạt khác; ảnh hưởng này có định hướng và mang thông tin.
2. Sự khác nhau giữa tương tác vật lý và tương tác
sinh học
a/
Tương tác vật lý: Lực tương tác tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.
Tương tác sinh học: Tương tác không phụ thuộc vào không gian và thời gian.
b/
Tương tác lên vật có từ tính, vật dẫn điện …
Tương tác sinh học: Tương tác lên bất kỳ vật gì, đặc biệt có tác động mạnh lên cơ thể sống.
c/
Tương tác vật lý:Khác dấu thì hút, Cùng dấu thì đẩy
Tương tác sinh học: Như nhau thì cộng hưởng. Khác nhau thì chinh phục.
d/
Tương tác vật lý: Nguồn phát có thể không chứa thông tin.
Tương tác sinh học: Mọi nguồn phát đều chứa thông tin.
e/
Tương tác vật lý:Truyền dẫn bị tiêu hao.
Tương tác sinh học: Ít bị tiêu hao.
III.TÁC DỤNG CỦA HÀO QUANG
1. Tạo khuôn mẫu cho cơ thể sống
a) Một lá cây sẽ xuất hiện sau khi khuôn mẫu hào quang của nó đã xuất hiện, định hình cho chiếc lá.
b) Thân thể sẽ bị ảnh hưởng về thực thể (bệnh tật, rối loạn …) nếu trường năng lượng sinh học bị rối loạn.
2. Hình thành tư tưởng, tình cảm
Những rung động của trường năng lượng sinh học hình thành dần những tình cảm, tư tưởng cho con người. Những tác động của môi trường như giao tiếp, học hỏi, nghiên cứu … sẽ gây ảnh hưởng lên trường năng lượng; tác động lâu ngày tạo nên tư tưởng, tình cảm mang tính bản chất khó gột bỏ.
3. Định hình hình thái hành động
Tương tác năng lượng sinh học tạo nên tư tưởng, tình cảm, dần dần hành động theo tư duy suy nghĩ. Mặt khác vì năng lựơng sinh học mang thông tin nên một khi huy động đủ mạnh nếu chủ nhân không điều khiển được thì xuất hiện những hành động ngoài ý muốn: lên đồng, lên cốt, khí công như ý … con người sẽ hành động ngoài ý muốn và hoàn toàn bị động theo sự điều khiển của các tha lực.
4. Giao tiếp đồng hoá, cộng hưởng hào quang khác
Mọi cơ thể sống đều bức xạ năng lựơng dưới dạng sóng vật chất có tần số khác nhau. Những tư tưởng lớn, cùng chí hướng, cùng lý tưởng dễ gặp nhau, vì trường năng lượng rung động cùng tần số và hiện tượng cộng hưởng dễ xuất hiện.
Muốn cảm hoá được người khác, trước hết phải có trường năng lượng sinh học đủ mạnh, lấn áp được hào quang của người khác, hoặc tương tác tích cực để “chinh phục” trường năng lượng đối phương.
Những tư tưởng tốt đẹp sẽ tạo được những giao cảm, rung động hào quang của người khác. Việc làm tốt dễ đi vào lòng người.
5. Phản ứng - phòng vệ năng lượng
Tương tác trường năng lượng sinh học tạo ra phản ứng và có hiện tượng phòng vệ khi các trường hào quang không tương hợp với nhau.
Bản thân chủ nhân của trường năng lượng sinh học, nếu phát những thông tin không tốt lành, tức là tạo ra những màu sắc u tối, xám xịt, tạo những rung động “bất thường”, sẽ gây tổn hại cho hào quang của chính mình rồi gián tiếp ảnh hưởng lên hào quang người khác.
Khi hào quang bị tương tác xấu thì theo phản ứng tự nhiên, nó sẽ hình thành lớp vỏ phòng vệ. Lớp vỏ này có thể có nhiều hình thù khác nhau.
Trong khi nghe diễn thuyết, nếu thính giả có cảm tình với vấn đề diễn giả đang nói thì xuất hiện các rung động năng lượng. Có ấn tượng mạnh là do tương hợp hào quang. Ngược lại, với thính giả sẵn ý định phản bác thì càng nghe, lớp vỏ phòng vệ trong trường năng lượng của họ càng chắc; kết quả là không có tương hợp hào quang và họ càng phản ứng mạnh hơn.
Tự chủ được tức là có khả năng điều khiển trường năng lượng sinh học của mình trong quan hệ gia đình và xã hội.
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN LÊN HÀO QUANG
Con người có thể phát thông tin (ý tưởng, suy nghĩ, tình cảm …) vào hào quang. Đồng thời có thể thu nhận những thông tin từ các cơ thể sống khác… Thông qua tương tác trường năng lượng. Vì vậy ảnh hưởng của thông tin lên hào quang rất lớn, có khi nó định hình và thay đổi được một phần hào quang. Chúng ta xét ảnh hưởng này dưới hai góc độ:
1. Ảnh hưởng của thông tin tốt
Những thông tin tốt như tình yêu thương sinh ra màu hồng sáng, tính cần mẫn sinh ra màu sáng bạc, hay ý tưởng về một sức khoẻ tốt sẽ có màu hoàng kim … Thông tin tốt sẽ giúp mở rộng hào quan quanh thân thể, kết quả là con người sẽ sống tốt hơn, thánh thiện hơn và có sức mạnh về tinh thần, thể chất.
- Thông tin tốt sẽ có tương tác tích cực lên các cơ thể sống xung quanh. Trường năng lượng sinh học của các cơ thể sống xung quanh mở rộng, giao cảm và tương hợp. Kết quả thu được là có một cộng đồng văn minh, tiến bộ và nhân bản.
- Những thông tin tốt sẽ giúp ích cho các cộng đồng, cho xã hội. Sự tương hợp hào quang loại này tác động mạnh lên quá trình tiến hóa, phát triển của tất cả các cộng đồng. Vai trò cá nhân trong lịch sử gắn liền với quyền lợi và sự phát triển của các cộng đồng.
2. Ảnh hưởng của thông tin xấu
Những tư tưởng xấu như tính: ích kỷ, lòng hận thù, thành kiến, bảo thủ v.v…, bệnh có tác hại ghê gớm lên hào quang của chính chủ nhân. Ngoài ra, do có tương tác của trường năng lượng, chúng có thể ảnh hưởng xấu lên một hay nhiều cá thể của cộng đồng. Thông tin loại này làm tổn thương các vầng hào quang, tạo sự thay đổi màu sắc, dần dà thay đổi cấu trúc, hình dáng của hào quang, là nguyên nhân của sự xuất hiện những rung động bất thường của Trường hào quang.
Sự thay đổi như vậy gây nên sự thay đổi tính cách, nhân cách và sức khỏe của cá nhân. Theo phản ứng dây chuyền, cuộc sống của những cá thể này mất hết ý nghĩa tốt đẹp, lòng họ đầy căm phẫn, thù oán … Loại thông tin này cũng tương tác lên các trường hào quang khác và sẽ gây ảnh hưởng xấu. Nếu ai lọt vào trường năng lượng sinh học loại này sẽ rất dễ bị lôi cuốn, không thể cưỡng lại, dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho các cộng đồng.
Những thành kiến bảo thủ có thể tạo ra một vỏ bọc cho hào quang, lâu ngày nó trở nên “thành trì bất khả xâm phạm”, tác động ngay lên thân thể bên trong, gây nên bệnh tật.
Tóm lại tương tác trường năng lượng sinh học có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống, dựa vào một số tính chất nói trên, có thể lý giải được nhiều điều tế nhị xảy
ra hằng ngày trong các mối quan hệ đối với mỗi một chúng ta.