Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 11264 - Tổng số hồi đáp: 27




Posted By: ThongNV on 10/10/2011 14:06:45


@ Anh Cường LV: Các chuyên gia đang mải cãi nhau (hội thảo) và nghe ngóng xem nên theo chiều gió nào để thuận cho bản thân. Mới đây có đăng bài báo nói về kinh nghiệm của thành phố Quảng Châu cấm xe máy với lộ trình 16 năm. Ở HN mà thực hiện lộ trình đó thì Tôi và anh không lo gì nhỉ.

 

Trở về đầu




Posted By: CuongLV on 07/10/2011 22:10:04


Tôi thấy lạ là tại sao cho đến bây giờ, các chuyên gia KHKT có chuyên môn liên quan đến giao thông vẫn chưa ai lên tiếng, trong khi nhiều quan chức từ TW đến địa phương và các '' phó thường dân đi xe khách '' ...đã phát biểu rất nhiều về tình trạng ách tắc giao thông tại các thành phố lớn ở VN. Để cho công bằng, tôi cũng tự hỏi mình sao các cấp LĐ không mời các chuyên gia ( Việt Nam và nước ngoài ) đến trao đổi, giao nhiệm vụ và cả kinh phí nữa nhỉ ?. Chuyên gia không thiếu, tiền cũng không thiếu cho những việc phải làm...Phải chăng ở đây vẫn còn bị ảnh hưởng của nếp làm ăn '' bao cấp '', ''bao sân'' ngày trước và cả sự thiếu tự tin vào năng lực của chính mình..???    

Trở về đầu




Posted By: Huyền Tôn on 07/10/2011 16:33:34


CM của chị ThuTT hay quá, chị mà viết lên Vnexpress "để rộng đường dư luận" thì quá tuyệt vời.

Đọc ở Bỉ... chẹp chẹp! quá thèm.

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 06/10/2011 23:41:18


Đúng rồi.
Việt Nam mình nếu không có chính sách kiểu như ở Bỉ thì khó mà bắt người ta phải đi xe công cộng được.
Tôi cho là phải ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông trước. Khi có đủ điều kiện thì sẽ thực hiện được việc công cộng hóa giao thông trong các thành phố lớn.
Trước đây khi ở Liên Xô, tôi phải đi bộ rạc cả chân, mặc dù mạng lưới giao thông công cộng của Liên Xô lúc đó rất tuyệt vời.
Taxi thì tốn kém, không thể xài thoải mái được.
Mạng lưới xe buýt của Liên Xô chạy rất nghiêm, nhiều khi xe phải chạy dù chỉ có vài khách (để bảo đảm đúng tuyến đúng giờ).
Nếu với mục đích kinh doanh là chính thì không thể chạy như thế được.

Trở về đầu




Posted By: ThuTT on 06/10/2011 22:32:33


Ở các nước phát triển như ở Bỉ cũng có nạn tắc đường do ô tô con gây ra. Mặc dù ô tô đi rất đúng luật nhưng khi lượng xe lưu thông trên đường quá lớn thì vẫn xảy ra chuyện tắc đường , đặc biệt vào giờ cao điểm. Chính phủ khuyến khích mọi người sử dung phương tiện công cộng (tàu điện tàu hỏa, xe bus) nhưng không chỉ kêu gọi hô hào mà họ phân tích rất kỹ tâm lý người dân và từ đó đề ra cách giải quyết. Đại thể thì khi muốn người dân sử dụng phương tiện công cộng, phương tiện đó phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Đúng giờ

-Thuận tiện

-Giá rẻ hơn khi dùng xe cá nhân.

Muốn bảo đảm đúng giờ và thuận tiện thì các phương tiện cộng cộng phải được nâng cấp, nhiều xe chạy hơn, không được bỏ bến, không được muộn giờ, giờ cao điểm phải có nhiều xe. Như vậy giá thành phải cao hơn. Nhưng dân chúng sẽ không dùng phương tiện cộng cộng nếu giá thành cao hơn. Cách giải quyết? 

Ở Bỉ, trên thực tế giá vé tàu xe khá cao, nhưng theo luật định, tất cả mọi người lao động đều được mua vé tháng (vé năm thì đúng hơn) cho khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc  với giá vé chỉ khoảng 5% giá chính thức (có khi bạn được bù giá 100% phụ thuộc từng cơ quan hay công ty). Số tiền còn lại là do ông chủ thuê bạn phải trả. Như vậy các ông chủ (kể cả cơ quan nhà nước) đều phải tính thêm cả kinh phí đi lại khi thuê người. Công ty vận tải không bị thiệt hại khi bảo đảm chất lượng cao cho phương tiện công cộng. Những người hết tuổi lao động, giâ đình thu nhập thấp,  sinh viên cũng được mua vé năm (có thể đi tất cả các tuyến và mọi phương tiện cộng cộng trong thành phố) với giá cực rẻ. Phần chênh lệch do bảo hiểm xã hội chịu. Vì thế nhiều người Bỉ sử dụng phương tiện công cộng để đi làm. Giờ cao điểm tàu điện có thể cứ 5' có một chuyến, trong khi trước 6h sáng hay sau 7h tối bạn có thể phải chờ tới 20' mới có một chuyến.

Tất nhiên chỉ những người phải mua vé chuyến như khách du lịch hoặc ngừời không đi làm sẽ phải chịu giá vé đắt. Và nếu bạn trốn vé thì vé phạt sẽ rất cao , khoảng 50-70 lần giá vé bình thường.

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 06/10/2011 17:01:54


Tôi có một số ý về "lộ trình 4 điểm" trong bài viết của Huyền Tôn.
"Lộ trình" đó đã được trình bày như sau:
1. Hạn chế phương tiện ô tô xe máy cá nhân ở một số phố để làm điểm.
2. Tăng cường phương tiện công cộng ngay ở các khu phố này
3. Sau một thời gian để các chuyên gia xem xét, đánh giá, mở rộng.
4. Tiến hành cấm hoàn toàn xe máy trên các thành phố lớn theo một lộ trình để người dân cũng như nhà nước xử lý các phương tiện

Nhận xét của tôi:
-Điểm 4 (cấm hoàn toàn xe máy) được đưa ra khi chưa biết kết quả của điểm 3.
Nếu "các chuyên gia xem xét, đánh giá,..." rồi kết luận là không cần cấm xe máy thì sao có điểm 4 được.
-----------------------------------------

Tôi đã chạy xe máy ở Kis, đã cùng anh Võ Quốc Công chạy tới tận Odesa thăm bạn bè (anh Chính, Dũng, Lâm,...). Hồi tôi công tác tại Minsk (1991, ngay trước khi Liên Xô tan rã), tôi cũng đã có ý định chạy xe máy (xe Java 350 của Tiệp) đến Moskva (khoảng 800 km). Nhưng chạy khoảng gần 100 km buộc phải quay về Minsk vì quá lạnh, không thể chạy tiếp.
Bởi vậy (và có các nguyên nhân khác nữa) xe máy không thể là phương tiện giao thông phổ biến như ở Hà Nội và Tp.HCM được, khỏi cần phải cấm, mà đó là kết quả tự nhiên. Có khuyến khích chạy xe máy thì người ta vẫn không chạy nhiều như ở ta được.

Theo tôi hiểu, ở một số đường trong trung tâm thành phố, người ta (Liên Xô) cấm xe máy không phải vì sợ xe máy làm tắc đường, mà là muốn trung tâm thành phố được đẹp hơn, lịch sự hơn.

Trở về đầu




Posted By: SonTM on 06/10/2011 09:24:20


Mấy bác về hưu rồi không đi lại nhiều, đi đâu thì chỉ toàn đi bộ ủng hộ việc cấm xe máy là việc dễ hiểu. Mấy ngài công chức chỉ đến một chỗ vào buổi sáng chiều lại về cho nên không đi lại mấy. Còn lại dân đen chạy chợ, anh em chở hàng, xe ôm và các nhân viên công ty làm việc lưu động chạy xe nhiều phen này cho lên xe buyt hết, trên đường hết cả nhộn nhịp buôn bán thế là hết tắc đường. Còn dân KGU ta sắp nghỉ hưu hết cả rồi cẳng cần đi lại đâu cả.

CHỉ cần một mệnh lệnh hành chính, không cần nghĩ đến hậu quả ra sao mà hết tắc đường thất là tuyệt!

Lại còn nữa đuổi hết dân ngoại tỉnh nhập cư đi, suốt ngày lông nhông ngoài dường gây kẹt xe với tắc đường; đâu về đấy thế là xong

Hà nội ta đã có bao giờ trên đường vắng vẻ đâu, không có xe máy thì nay xe đạp xich lô lại lên ngôi như ngày xưa, vì xe buyt chỉ chở được 10% nhu cầu đi lại thôi mà.

Không điều hành được thì cấm là xong hết!

Trở về đầu




Posted By: Huyền Tôn on 04/10/2011 19:32:35


Em cọp được trên Vnexpress ý kiến của một bác rất chí lý ạ:

 

8 điểm lợi khi hạn chế xe máy

Hoan hô Bộ trưởng Giao thông, ý tưởng hạn chế xe máy ở các đô thị lớn của ông là rất đúng, sáng suốt và phải làm ngay. Tất nhiên là phải có lộ trình:

1. Hạn chế phương tiện ô tô xe máy cá nhân ở một số phố để làm điểm.

2. Tăng cường phương tiện công cộng ngay ở các khu phố này

3. Sau một thời gian để các chuyên gia xem xét, đánh giá, mở rộng.

4. Tiến hành cấm hoàn toàn xe máy trên các thành phố lớn theo một lộ trình để người dân cũng như nhà nước xử lý các phương tiện là xe máy đang dùng (bán lại cho các vùng nông thôn, xuất khẩu xe cũ, huỷ và nhà nước đền bù một phần...).

Bên cạnh đó phải đầu tư tương ứng các phương tiện công cộng khi thực hiện được điều này mọi người rất hưởng lợi vì:

1. Mở rộng diện tích nơi ở.

2. Giảm nhiều chi phí cho người dân so với dùng phương tiện công cộng, người dân sẽ giàu có hơn.

3. Giảm nhiều tai nạn giao thông (giảm ít nhất 25%)

4. Giảm ô nhiễm môi trường (tiếng ồn, không khí ô nhiễm)

5. Giảm các án hình sự liên quan đến xe máy (ít nhất 15%)

6. Tăng sức khoẻ cho người dân (đi bộ nhiều hơn)

7. Người dân (đặc biệt lớp trẻ) sống từng bước có văn hoá hơn.

8. Nhà nước giảm được một phần nhập siêu do mua xăng dầu, xe máy.

Phạm Văn Kỷ

Trở về đầu




Posted By: PhaNM on 03/10/2011 15:21:38


Nhuận phân tích chỉ có đúng. Tất cả là do ý thức, văn hóa của con người mà ra.

Trở về đầu
25/11/2024
<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>