Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Tổng số lần xem: 8456 - Tổng số hồi đáp: 5




Posted By: ThoaNP on 03/10/2011 21:59:26


Hồi năm 1994 (lúc đó Mỹ còn chưa bỏ cấm vận với VN, và mình còn chưa có khái niệm gì về lò vi sóng), có lần làm việc với GS Mỹ, khi kể chuyện sinh hoạt hàng ngày ổng nói "Có thể sống thiếu vợ chứ không thể sống thiếu lò vi sóng!"

Trở về đầu




Posted By: PhaNM on 03/10/2011 15:23:42


Lò vi sóng - tốt đấy chứ. Đừng có vứt, phí lắm. Cả thế giới vẫn dùng đó thôi.

Trở về đầu




Posted By: ThoaNP on 03/10/2011 09:57:48


Cảm ơn Quốc Anh đã bỏ công thực nghiệm, chụp ảnh và post, ... Mục này QA đưa ra rất hay

Cho dù không cần thực nghiệm thì mình cũng nghĩ, đã là nước sôi để nguội thì thành phần sẽ y như nhau, nếu trước khi đun đều là nước sạch (không có tạp chất vô cơ và hữu cơ), dù phương pháp đun sôi khác nhau. Lý do: trước khi đun trong hệ chỉ gồm các phân tử nước (vì là nước sạch); trong quá trình đun bằng các phương pháp khác nhau, nếu là cách đun bình thường thì nhiệt độ không thể quá 100oC (ở áp suất 1 atm), nếu là đun bằng vi sóng thì có thể nhiệt độ hoặc cũng chỉ đạt tối đa 100oC, hoặc có thể hơn (việc kiểm tra nhiệt độ in-situ của các quá trình diễn ra trong lò vi sóng không hề dễ dàng). Cứ cho rằng nhiệt độ có thể >100oC và có thể có những phản ứng phân hủy nước xảy ra thì những sản phẩm của nó hoặc có thể là khí (xác suất rất ít, vì cần năng lượng lớn, và nếu có thì đã nổ do oxy và hydro gặp nhau); hoặc là các gốc tự do. Những gốc tự do này không thể tạo được chất gì khác ngoài nước, vì trong hệ ngay từ đầu chỉ có nước (nếu có thêm chất gì đó thì chỉ có thể là oxy và nitơ từ không khí, những anh này muốn phản ứng với nhau cần điều kiện rất khắc nghiệt - như sét đánh khi mưa giông; nếu không chúng ta đã không thể sống trong bầu khí quyển được). Tóm lại nước sau khi đun ở lò vi sóng vẫn là nước.

Vấn đề sẽ khác khi chúng ta đun nấu thực phẩm bằng lò vi sóng, sản phẩm có thể sẽ khác so với khi đun nấu theo phương pháp truyền thống. Vì lúc này hệ không chỉ có nước, oxy và nitơ! Khác như thế nào thì còn tùy loại thực phẩm. Các bạn cứ thử làm thí nghiệm với trứng, da (bì) của gia cầm, gia súc, và ngay cả da cá nữa sẽ thấy ngay (chuẩn bị tinh thần cọ rửa bên trong lò vi sóng sau thí nghiệm!).

Cá nhân tôi ủng hộ việc sử dụng lò vi sóng vì tiết kiệm năng lượng, chống ô nhiễm môi trường, và dẫn tới kết quả lớn hơn là giảm bớt đà biến đổi khí hậu toàn cầu. Tất cả các phương pháp đun nấu thông thường đều theo nguyên tắc nhiệt truyền từ nguồn phát nhiệt bên ngoài vào hệ, còn vi sóng kích thích các phân tử bên trong hệ dao động và chính sự dao động này sẽ phát nhiệt – có thể xem là nhiệt sinh ra từ trong hệ. Do vậy việc thất thoát nhiệt giảm đáng kể. Thông thường bếp đun hiệu quả nhất của chúng ta tối đa cũng chỉ dùng được khoảng 25-40% năng lượng nguồn nhiệt phát ra (dù đó là bếp điện hay bếp gas, bếp củi, …), phần lớn năng lượng của nguồn nhiệt đã tiêu phí cho không khí xung quanh, làm nóng bình đựng thực phẩm, … Trong khi với lò vi sóng chúng ta sẽ có phần năng lượng có ích > 90% (dĩ nhiên không tính hiệu suất năng lượng của các nhà máy phát điện khi cung cấp nguồn điện cho chúng ta).

Các bạn thử làm phép so sánh đơn giản: lấy 1 lít nước cho vào bình đun nước = điện thông dụng (như bình của nhà tôi đang dùng công suất là 2400W), phải mất 5 phút nước mới sôi, năng lượng điện đã dùng là: 2,4 x 5/60 = 0,2 kW.h. Cũng 1 lít nước đó nếu cho vào lò vi sóng (ở nhà tôi hay dùng là công suất 800W) thì mất 30 giây là nước sôi – cứ cho là 1 phút để tính cho nhanh, ta có 0,8 x 1/60 = 0.013(3) kW.h; chưa bằng 1/15 lượng năng lượng dùng bình đun nước điện. Nói cách khác với cùng một lượng năng lượng dùng bình điện để đun 1 lít nước thì bằng lò vi sóng chúng ta đun sôi được 15-20 lít nước!

Dĩ nhiên khi dùng lò vi sóng các bạn chú ý đừng để công suất cao và thời gian lâu khi có nhiều đường, dầu, mỡ trong thực phẩm. Những phân tử này dao động mạnh, nhiệt phát ra nhiều, có thể làm sản sinh các sản phẩm không mong muốn và làm thức ăn bị khô cứng. Trong trường hợp thức ăn có nhiều dầu, mỡ, đường, … thì nên cho thêm nước vào để giúp tản đều nhiệt, …

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 03/10/2011 09:35:29


Đúng vậy ^_^.
Vì trồng trong nhà nên thiếu ánh sáng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Chậu màu trắng "sáng hơn" nên cây trong nó phát triển tốt hơn.

Trở về đầu




Posted By: Chỉ biết cười trừ on 03/10/2011 08:30:49


QAnh ơi, hai cây tăng trưởng khác nhau là vì được trồng trong các chậu khác mầu.

Trở về đầu

Posted By: AnhNQ trên 02/10/2011 21:18:44


Cách đây khoản ghai tháng trên mail đàn có người gửi một bài về tác hại của lò vi sóng, trong đó có nói đến ảnh hưởng gián tiếp với cây cối thông qua nước đun sôi. Điều này làm tôi giật nảy cả mình, đồng thời một ham muốn kiểm chứng nó xuất hiện. Tại sao không? Tôi liền nghĩ đến những cây dễ mọc, dễ trồng. Nhớ lại sáng nay mở lò vi sóng để lấy nước uống tôi nhìn thấy gói giá đỗ mà bà xã chuẩn bị làm nem, thế là kế hoạch xuất hiện: gieo đỗ, trồng vào chậu cảnh và tưới bằng hai loại nước đun sôi! Rất may là khi tìm trong tủ đồ khô của vợ lại có một gói đậu tương, tôi hăm hở bắt tay vào thí nghiệm.

Tất nhiên là thí nghiệm nghiệp dư nên không phải mọi điều kiện đều chuẩn xác 100%, nhưng vốn học thực nghiệm ra nên tôi cũng cố găng để hai “chậu” đất giống nhau nhiều nhất. Thí nghiệm bắt đầu bằng việc gieo 6 hạt đỗ vào 2 chậu đất, tưới bằng nước máy cho đến lúc chúng nảy mầm được hai ngày thì bắt đầu tưới bằng hai loại nước đun sôi khác nhau: lò vi sóng và ấm điện. Tất nhiên là nước phải được để nguội trước khi tưới. Vì nghĩ rằng nước đun sôi bằng lò vi sóng ảnh hưởng tiêu cực, nên tôi hơi thiên vị, chọn chậu cây mọc nhanh hơn để tưới với loại nước ấy và ghi chữ M (microwave) vào chậu. Chậu này ở phía trái của các bức ảnh. Tại sao lại có chậu mọc nhanh hơn chậu kia thì tôi không biết. Tôi chụp ảnh sau mỗi tuần, và kết quả được đưa vào các bức ảnh kèm theo.

Đúng như tôi dự đoán, nước đun sôi bằng lò vi sóng không làm chết cây. Trái lại những cây đậu ấy còn mọc nhanh hơn các cây được tưới với nước đun sôi bằng ấm điện.

Thí nghiệm về tác động gián tiếp của vi sóng

Khi cây được hơn 3 tuần, vì chúng quá cao không có chỗ để tiếp tục thí nghiệm, tôi quyết định dừng. Thực ra thí nghiệm được tiếp tục với điều kiện khắc nghiệt: hạn hán! Sau 4 ngày cả hai chậu cây đều héo. Quả tình, chậu cây được tưới với nước đun sôi bằng ấm điện chết chậm hơn một chút.

Với thí nghiệm này câu trả lời của tôi cho câu hỏi “Có nên vứt lò vi sóng đi?” là: tùy bạn.

 

TB.

1. Đối với những kết luận quá gây sốc chúng ta cũng nên kiểm chứng một chút. Cách đây sáu tháng tôi cũng kiểm chứng môt kết luận khác về bột nêm: đổ bột nêm vào đàn kiến làm cho chúng chạy tán loạn, những con dính bột chết sau một khoảng thời gian ngắn. Tôi kiểm chứng với bột nêm Knorr và thấy đàn kiến bảo nhau tha hết về tổ và không một con nào chết do tiếp xúc với bột nêm cả.

 

2. Nếu để ý kỹ vào các bức ảnh, có thể thấy một vài khác biệt. Đó có thể là những gợi ý cho những người có điều kiện tiến hành nghiên cứu nghiêm túc tiếp tục thí nghiệm.

28/12/2024