Tổng số lần xem: 11496 - Tổng số hồi đáp: 15 |
|
Posted By: ThongNV on 21/12/2011 12:43:30 |
|
Khoa à! Nếu đòi hỏi "quan thanh liêm" như thời Bác Hồ còn sống thì không thể tìm được đâu. Và nếu theo quan niệm này thì chúng ta nhìn vào đâu cũng thấy "đen" hết. Mình thấy cần phải chấp nhận cán bộ thực sự là "quan" và được hưởng vật chất hơn "dân". Nếu làm "quan" mà khổ hơn "dân" thì ai cố găng học giỏi, phấn đấu để trở thành "quan" nữa - Đây là quan điểm duy trí. Có điều "quan" thì phải ra "quan", làm được việc cho dân, cho nước. Tại Hội nghị quốc tế bàn về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán tại Canada, khi trao đổi về chuyên đề: "Đạo đức Thẩm phán" Một Thẩm phán của Mỹ nói với mình rằng: Cái khác nhau cơ bản của Chủ nghĩa Xã hội mà nước bạn theo đuổi và Chủ nghĩa tư bản ở Mỹ là: Nước bạn 80% tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, còn ở Mỹ 80% tài sản thuộc sở hữu tư nhân. Quan chức ở Mỹ cũng tham nhũng, không khác gì nước bạn, nhưng họ chỉ tham nhũng trong 20% tài sản của Nhà Nước thôi; còn nước bạn tham nhũng trong 80% tài sản của đất nước. Chính phủ Mỹ quản lý có 20% tài sản của đất nước, thì tốt hơn một Chính phủ quản lý 80% tài sản có đúng không? Ông ta hỏi tôi rằng: Đã bao giờ ông ăn cắp tiền của mình chưa? Suy cho cùng người bạn Mỹ này nói nhiều cái đúng.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhoaDT on 21/12/2011 11:56:04 |
|
Cám ơn anh Thông đã trích dẫn lại lời dặn của bác Hồ. Chỉ buồn là bây giờ công bộc thực sự có vẻ ngày càng hiếm. Đúng như có người nói "quan liêm" bây giờ tìm khó như kim đáy biển.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NgocNT on 20/12/2011 16:05:39 |
|
Em mạo muội lên tiếng ở đây! Vì là em út trên diễn đàn này nên em xin chỉ nói suy nghĩ của mình một chút thôi! Từ khi em còn là chuyên viên, nghĩa là 'ngồi bệt' dưới đất thì đã có suy nghĩ: lãnh đạo các cấp thì mình chỉ có 2 khái niệm thôi: kính trọng (nếu làngười liêm chính, chí công, vô tư và có kiến thức); bình thường, nếu như không nói là rất bình thường (nếu không được như trên), chứ không có "sợ" như nhiều người! Rõ ràng, "cha, mẹ" hay "đầy tớ" còn tuỳ thuộc vào người tiếp nhận nó, chứ đâu có phụ thuộc vào người ở trên!!! Cũng như người đẹp hay không là do có người nhìn thấy đẹp, thức ăn ngon hay không là do người ăn cảm nhận đấy chứ ạ!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 06/12/2011 22:25:48 |
|
Khái niệm công bộc của dân có lẽ đã được bắt nguồn từ nền dân chủ đầu tiên – dân chủ Athena tại Hy Lạp thời cổ đại. Trong tiếng Latinh, tiếng Anh. . . cũng có khái niệm này. Khái niệm này cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến trong Thư gửi "Ủy ban Nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng" được đăng trên báo Cứu quốc. Người viết: "Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân THÌ dân mới yêu ta, kính ta." Trong tiếng Hán từ “công” (公) có nghĩa của chung, từ “bộc” (僕) có nghĩa đầy tớ. Vì vậy, cụm từ "công bộc của dân" mới được hiểu là "người đầy tớ chung của dân". Tuy nhiên, không nên hiểu cụm từ “người đầy tớ” và từ “dân” theo nghĩa đen của nó. Mà phải hiểu theo sự chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu hiểu cán bộ là người đầy tớ chung thành của dân theo nghĩa đen thì có lẽ chẳng ai trong chúng ta bỏ công sức ra để “mài mông quần” trên ghế nhà trường từng ấy năm cả.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HienVC on 02/12/2011 21:15:43 |
|
Khái niệm " Quan phụ mẫu " và " Đầy tớ trung thành" hiểu theo cách truyền thống để nói về các "Quan" thời nay không phù hợp đâu. " Hành là chính " là cách hành xử của họ bây giờ. Nhưng tìm ra từ gì cho phù hợp thì mình chưa nghĩ ra ?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: CuongLV on 02/12/2011 20:34:16 |
|
Vấn đề bạn Châu nêu ra lớn và dễ phạm húy quá...Mình chẳng sợ gì đâu (về hưu rồi mà) nhưng nếu không nhầm thì Cụ Hồ đã có một định nghĩa quá chuẩn xác về '' danh từ '' này. Sinh thời Cụ Hồ đã nói : cán bộ là công bộc của nhân dân. Từ công bộc, hiểu nôm na là người của nhà nước (công quyển) nhưng có nhiệm vụ là giúp đỡ cho người dân. Vì thế, cán bộ/hay ta thường gọi là Quan tuyệt đối không là ''cha mẹ'' cũng không là ''đầy tớ '' có thế mới đảm bảo thực thi công việc hoàn toàn vô tư chứ. Vì cứ hiểu không đúng, lúc là ''cha mẹ'' lúc là ''đày tớ'' nên mới có chuyện khi bực lên người dân VN ta dám nói : Tôi còn đẻ ra chính quyền.
|
Trở về đầu |
|