Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 11404 - Tổng số hồi đáp: 15




Posted By: LoNV on 25/02/2012 01:42:00


Đồng ý với Châu. Đầy tớ dạo này ăn cắp nhiều qúa,hổng chịu nổi nữa.

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 27/12/2011 23:01:49


Mình xin còm tiếp vào đây, vì có hơi bị “lạc đề” topic của ChâuHM.

Thư viện mình đề cập chưa đưa lên mạng được ThôngNV à, vì vấn đề bản quyền ở VN. Hiện tại là vận dụng đọc sách như của thư viện truyền thống thôi, sách, tài liệu ở đó đã được mua rồi, nghĩa là đã được quyền cho người đọc cá nhân mượn, phục vụ công. Sách tài liệu trong TVĐT này cũng tương tự, nên chỉ sử dụng cho máy cá nhân và trong mạng LAN (cục bộ), mục đích là cung cấp cho tuyến xã, nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Ở nhiều nước đã có TVĐT trên mạng, họ đã có bản quyền và người đọc phải trả tiền lại rất đông nên không bị lỗ. Ở ta có một số sách được đưa lên mạng dạng thư viện điện tử và được miễn phí bản quyền như Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn/ ... Hiện nay Thư viện quốc gia http://www.nlv.gov.vn/nlv/ và Thư viện KHKT Trung ương (chỗ cơ quan tớ) http://www.vista.vn/ … cũng đã mua bản quyền một vài thư viện của các nước (mới là thư viện KH&CN), người đọc muốn “đến đọc” thì phải mua “thẻ đọc”-account http://118.70.243.232/opac/ , người đọc còn ít, đa số là các nhà khoa học và các thầy ở các trường, nghiên cứu sinh... (mua được như thế là nhờ ý kiến của các nhà khoa học lớn, trong đó có Giáo sư người KGU - KhoaDT đấy). Bốn năm nay Trung tâm Thông tin KHCNQG của Bộ mình triển khai mạng Vinaren  http://www.vinaren.vn/ cũng là hệ thống mạng liên kết thông tin cung cấp rất nhiều tài liệu nghiêm chỉnh như Thông nêu đối với sách truyền thống (bản cứng trên giấy).

(cũng còn phân biệt với Bách khoa toàn thư mở như Wikipedia, vấn đề bản quyền cũng còn bàn. Gần đây ở Mỹ người ta đang thảo luận vấn đề luật copy liên quan đến nó nên Người đồng sáng lập từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Jimmy Wales “dọa sẽ đóng cửa toàn bộ trang từ điển bằng tiếng Anh để phản đối dự luật chống sao chụp bất hợp pháp đang được thảo luận ở Mỹ.”).

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 27/12/2011 22:15:46


Mình quan tâm đến địa chỉ Thư viện điện tử mà anh Khánh nói tới là vì chương trình này Nhà nước đã bỏ tiền viết cho nhân dân (mà chủ yếu là nông dân) thì sẽ có nhiều nội dung phù hợp với cuộc sống của nông dân và sẽ free cho đọc giả, để giới thiệu cho người nghèo biết. Các Thư viện phải nộp phí thì mình biết rồi Khoa à.

Trở về đầu




Posted By: KhoaDT on 27/12/2011 14:24:56


Không hiểu anh Khánh nhắc đến thư viện ĐT nào chứ thư viện ĐT sách và tạp chí KH thì Khoa cũng là người đã tích cực tham gia khuyến cáo cùng với TTTTKHCNQG xin ngân sách xây dựng. Bây giờ thư viện này có rất nhiều nguồn eBook, tạp chí KH hay nhưng để thành bạn đọc của thư viện thì phải đóng phí 500 nghìn/năm mới có account và password. Nếu Thông và các bạn KGU quan tâm thì tôi sẽ giới thiệu đến địa chỉ thư viện để liên hệ (tạp chí Luật cũng sẽ có bắt đầu từ 1/1/2012 thì phải).  

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 27/12/2011 10:56:55


@ KhanhT: Ban cho địa chỉ thư viện ấy lên để mọi người có thể vào xem được không?

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 26/12/2011 22:12:46


Chỗ này hơi bị nhầm một tẹo, có lẽ tại mình nói và viết hơi bị giống nhau. Thực ra đây mình muons nói đến sach điện tử, nó cũng là sách bình thường nhưng đã được số hóa và đọc trên thiết bị điện tử như MT, iPad... Thông à. Cơ quan mình làm một cái dự án thư viện điện tử, nội dung của nó là số hóa "sách giấy" thành "sách điện tử" cung cấp cho các nhà văn hóa - bưu điện xã phương theo chủ trương của Ông Đỗ Trung Tá cái thời ông ấy còn làm Bộ trưởng Thông tin. Thường thì các xã, nhất là vùng sâu vùng xa, có cái thư viện có năm ba chục cuốn sách, ngoài ra thì tạp chí, báo... Cái thư viện của bọn mình có hàng nghìn cuốn, cả vạn nữa, được tuyển chọn từ thư viện trung ương..., lại còn có cả phim KHCN, phim ca nhạc.... rất thuận tiện trang  bị cho các nhà văn hóa mà ông ĐTTá đã kéo internet đến và cấp cho họ năm ba cái máy tình.

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 26/12/2011 15:51:56


Khánh à! Đọc sách có cái hay riêng mà, vì :

1. Người viết ra để in thành sách trước tiên phải viết cẩn thận, phải đọc đi, đọc lại, tham khảo các tài liệu sau đó mới viết. Trên inter. thì không được như vậy. Do đó bắt buộc người đọc phải tự chủ bản thân và biết chọn để đọc.

2. Có người biên tập lại cho tác giả, nên thiếu sót của sách ít hơn những bài viết trên mạng;

3. Có người gác cổng. Tuy nhiên anh gác cổng này nhiều khi cũng bỏ bớt cái hay của tác giả.

4. Sách thuận tiện mang theo người, mọi lúc, mọi nơi (không phải ai cũng có phương tiện để vào internet được.

Thực sự mình vẫn thích đọc sách hơn, nhưng cũng không rời bỏ cái "túi khôn" được.

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 26/12/2011 11:12:13


Đọc lại cái topic này lại tâm đắc cái còm của Thông, bây giờ người ta hay bị hiểu "nghĩa đen" quá, bởi thế nên cứ suốt ngày nhắc nhở văn hóa "đọc sách", thứ cứ phải tìm sách có sách để "đọc", mà quên đi rằng có thể đọc sách trên TV, máy tính bảng... nên cơ quan mình làm cái thư viện điện tử cấp cho mấy trăm xã, huyện mà nay thống kê lại số người đọc rất ít, có buồn không.

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 22/12/2011 16:15:33


Thông đã trích dẫn và giải thích câu nói của Cụ Hồ là rất trúng rồi. Vì thế một người như Cụ Hồ từng khởi xướng việc “làm trong sạch tiếng Việt” mà trong câu trích dẫn Cụ lại vẫn dùng âm Hán-Việt, “công bộc” đồng nghĩa với “đầy tớ chung”, tuy vậy trong ngữ nghĩa tiếng Việt khái niệm “đầy tớ” nó nặng nề hơn về phân biệt đẳng cấp…, cũng vậy “phụ mẫu” thì nó như Châu nói, “cha mẹ” sao lại cho là xấu!?... Và chúng ta cũng đã từng coi “hậu quả” là không tốt đó sao. Nên tùy trạng huống tâm lý xã hội mà mỗi một ngôn từ có sắc thái ngữ nghĩa lệch pha. Cho nên Thông kết đúng: nếu theo nghĩa đen thì chẳng ai đi “mài mông quần” cả.

Trở về đầu

Posted By: ChauHM trên 02/12/2011 16:49:52


Trong một bàn tiệc tối, gồm rất nhiều quan chức cao cấp, mọi người tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi tôi nêu lên câu hỏi này!

Tất nhiên, ngày nay quan phải là "đầy tớ" của dân. Chỉ có chế độ phong kiến lạc hậu ngày xưa mới có quan phụ mẫu, quan mới là "cha mẹ" của dân!

Tôi hỏi lại, "Tại sao là cha mẹ của dân lại là xấu"?  Có ai thương con hơn cha mẹ? Làm quan mà thương dân như thương con thì còn gì bằng?

Và nữa, "Tại sao là đầy tớ của dân lại là tốt"? Có đầy tớ nào không ăn cắp của chủ?

Tôi rất ít gặp đầy tớ thương yêu chủ, cũng như chưa thấy cha mẹ nào ăn cắp của con cái.

Tuy còn nhiều tham quan, nhưng ở Việt Nam, mọi thời, luôn có không ít những vị quan thanh liêm. Họ dành thời gian, tâm huyết và trí tuệ của cả cuộc đời để lo cho dân như cha mẹ lo cho con cái. Họ xứng đáng là những vị Quan Phụ mẫu.

Các anh chị thích gọi những người như thé là đầy tớ hay cha mẹ của Nhân dân?

16/11/2024
Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>