Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Tổng số lần xem: 32384 - Tổng số hồi đáp: 5




Posted By: HuongNT on 21/06/2012 09:26:46


Từ trước đến nay tôi cứ nghĩ là "Vô hình chung", hôm nay qua giải thích của anh Khánh tôi mới biết là "Vô hình trung". Trong văn viết tôi không bao giờ dùng từ này nhưng trong văn nói thì có dùng nhưng có lẽ là người miền Bắc nên không phát âm uốn lưỡi từ "trung", nay đã vỡ lẽ.

Trở về đầu




Posted By: ThucPT on 08/06/2012 14:39:36


Viết "Vô hình trung " là đúng chính tả.

"Vô hình trung" là cụm từ hoàn toàn Hánviệt. Chữ "trung", dịch nghĩa ra là "trong". Nghĩa của cả cụm là: "trong cái vô hình ".

Anh Khánh đã giải thích và cho VD rất đúng. Mình cho thêm 1 VD nữa cho vui: 1 anh bội đội bị thươg rất nặng, máu ra nhiều, anh kêu khát nước quá. Ta cho anh uống nước. Khát, mà cho uống nước là việc làm tốt, nhưg như vậy là "vô hìng trung" là làm cho anh càng bị mất máu nhiều hơn, bệnh nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng

Còn "Vô hình dung":chỉ là "khẩu ngữ". nói mãi ,nghe mãi thành quen tai.

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 03/06/2012 22:44:29


Vô hình trung hay được nói là vô hình chung, lại có người nói vô hình dung. Tôi nhớ ngày trước, Bà Già tôi (người thành phố Vinh) từng nói nhầm là “vô hình dung” và Ông Già tôi (một người xuất thân Nho học) nhắc là “vô hình trung” mới đúng. Trung ở đây là giữa – bên trong (từ Hán-Việt) – trong chỗ vô hình (không rõ hình) mà để người ta nghĩ ra, tưởng là thế này thế kia, mặc dầu không muốn thế. Ví dụ: “Một số sinh viên, bạn trẻ tham gia bán hàng đa cấp không muốn “gom bạc lẻ” sau khi mất khoản tiền lớn đã quay sang “dụ” bạn bè, những người quen để được hưởng tiền hoa hồng. Vô hình trung, người bị lừa nếu không muốn chịu thiệt thì... phải trở thành kẻ lừa đảo”.

@Thoa: Tuy nhiên cũng chỉ tương đối. Có khi “sẻ” cũng không trừu tượng, ví dụ, thằng lớn bưng bát cơm đầy, thằng em không có gì, mẹ nó bảo thằng lớn: mày (thằng lớn) sẻ cho nó (thằng em) một miếng!

 

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 13/05/2012 16:13:29


     “Cảm nhận” của chị Thoa về viết chữ "sẻ" và "xẻ", cũng như chữ "truyện" và chữ "chuyện" trong những trường hợp nào, theo tôi là đúng.    

       Có một số chữ mình thấy có quy luật, ví dụ như chữ "sẻ" và "xẻ". Hai chữ này nghĩa có thể xem là giống nhau, nhưng với những gì cụ thể thì dùng "xẻ" như "xẻ gỗ",. ..; với gì trừu tượng thì dùng "sẻ", ví dụ như "chia sẻ tình cảm", "san sẻ yêu thương", ...

      Hay "truyện" thì đi với "viết" (quyển truyện, ...); "chuyện" thì đi với "nói" (câu chuyện, chuyện trò,...)

 

Trở về đầu




Posted By: ThoaNP on 13/05/2012 01:41:06


Khi viết mình thường theo cảm tính chứ ít hiểu rõ về nghĩa Hán Việt, ...

Theo mình thì "vô hình chung" là đúng (hoàn toàn theo cảm tính thôi), và mình nghĩ nó có nghĩa gần như chung quy, rốt cuộc lại là ...

Có một số chữ mình thấy có quy luật, ví dụ như chữ "sẻ" và "xẻ". hai chữ này nghĩa có thể xem là giống nhau, nhưng với những gì cụ thể thì dùng "xẻ" như "xẻ gỗ", ..; với gì trừu tượng thì dùng "sẻ", ví dụ như "chia sẻ tình cảm", "san sẻ yêu thương", ...

Hay "truyện" thì đi với "viết" (quyển truyện, ...); "chuyện" thì đi với "nói" (câu chuyện, chuyện trò, ...)

Còn nhiều cặp khác nữa ...

Mình cứ nhận thấy vậy chẳng biết có thật đúng không.

Trở về đầu

Posted By: NghiPH trên 12/05/2012 18:07:23


 "Vô hình trung" hay "vô hình chung"?

 Tôi không dám cụm từ này vì hai lẽ:

      1. Không hiểu nghĩa của cụm từ này;

      2. Không biết viết như thế nào cho đúng chính tả tiếng Việt.

 

- Có người giải thích: Vô hình trung là không có chủ ý, không cố ý nhưng tự nhiên lại như thế.

- Người khác giải thích: Vô hình trung có nghĩa là chung quy, rốt cuộc.

- Có cách giải thích nữa: Vô hình trung được dùng như cụm từ À té ra là như thế.

 

Chẳng biết hiểu thế nào là đúng. Tốt nhất là tránh không dùng (!).

Lại còn chính tả nữa chứ: “trung” hay “chung” đây?

23/01/2025