Tổng số lần xem: 10994 - Tổng số hồi đáp: 16 |
|
Posted By: KhanhT on 09/06/2012 22:46:11 |
|
Tôi thấy ai nói cũng có lý, người thì vì bức xuc mà khuyên bỏ học bổng sợ nó chỉ làm tham nhũng, tiêu cực, người khác thì thấy nó cần, bỏ ra bao nhiêu đâu mà lợi không kể hết, nhất là người nghèo. Thực ra giáo dục nước ta đang bị cái luẩn quẩn của tham nhũng tiêu cực mà bầy hầy ra thế. Mọi người tham khảo thêm bài báo mới hôm nay thì thấy tôi nói có đúng không. Tóm tắt: Nghịch lý ở Sóc Trăng Thứ Bẩy, 09/06/2012 - 09:54 http://dantri.com.vn/c25/s25-605143/nghich-ly-o-soc-trang.htm Chiều 8/6, thầy Nguyễn Ngọc Hải - giáo viên môn sinh học trường An Lạc Thôn (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) điện thoại cho PV tâm sự rằng, thầy-trò không có đủ tiền để ra Hà Nội nhận giải thưởng về sáng kiến bảo vệ môi trường trong cuộc thi cấp quốc gia sẽ được trao ngày 11/6. …“Nghe chuyện của thầy - trò thầy Hải, chợt nhớ đại gia Nguyễn Thanh Lèo (tự Lèo “cờ”) của tỉnh Sóc Trăng. Ông quan này đánh cờ có ván 5 tỉ đồng, thua tổng cộng 58 tỉ đồng. Cuộc đời nghĩ cũng oái oăm, vùng đất nghèo Sóc Trăng có học trò giỏi và cũng có những ông quan kiếm tiền giỏi, ăn chơi cực giỏi. Chơi cỡ đó, dân cờ bạc thế giới cũng nghiêng mình chào thua. Dân Sóc Trăng kháo nhau, nếu ông Lèo “cờ” chưa bị bắt, tiền nhiều như vậy, chỉ cần ông bớt chút chi phí trà nước khi đánh cờ thôi, thì cũng đủ cho thầy - trò thầy Hải đi máy bay, khỏi cần tàu hay xe.”… …Thế nhưng, có lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước đi xe hơi 4,2 tỉ đồng, vượt gần gấp 6 lần quy định cho phép, có những người bỏ vài ngàn USD mua một cuộc vui với người mẫu. Cho nên, có thể nói rằng, nghịch lý đó không chỉ có ở Sóc Trăng.” Tin mới nhận được: “Biết tin này, một bạn đọc thân thiết của báo Dân trí thông qua nhà báo Phan Huy - Trưởng đại diện báo Dân trí tại Khu vực ĐBSCL, đã hỗ trợ cho nhóm thầy trò 10 triệu đồng.”
|
Trở về đầu |
|
Posted By: CucNT on 09/06/2012 21:08:27 |
|
em thấy phần lớn cán bộ lãnh đạo của đất nước hiện nay đều là những người đi du học về mà đi bằng học bổng của nhà nước. Chúng ta - nhữn gnười Kgu là 1 ví dụ. bản thân em nếu không có học bổng của nhà nước thì trong nước cũng không đi hoc nổi chưa nói là nước ngoài. Phải nói là du học học được rất nhiều kiến thức mới mẻ. Nếu bỏ đề án 322 thì tiếc cho hiều nhân tài. So với sự lãng phí về việc thay đổi sách giáo khoa mà những chuyện cười ra nước mắt như " i ngăn hay y dài" của anh Phư thi kinh phí cho các em đi học có thấm vào đâu.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HanhLT on 09/06/2012 19:40:54 |
|
Lại nhớ có lần trên 1 tờ báo có đăng bài ss kinh phí đào tạo 1 NCS ở trong nước và nước ngoài, riêng tôi thấy kho thể đóng cửa tự học với nhau, tuy nhiên việc mất tiền đầu tư cho đi học sao cho có hiệu quả lại là việc khác...Hiện nay thư viện và phòng TN của 1 số trường, viện được nâng cấp khá tốt,nhưng việc duy trì và sử dụng nó còn chưa tốt, gây lãng phí đó là thực tế, việc này phụ thuộc rất nhiều vào sếp trưởng, sếp mà cả đời kho Nc nghiên cò gì cả thì mọi thứ chỉ có nước xếp xó... ( có lẽ do sếp được chỉ định để làm việc trên đống của cải của chùa chăng!) đề tài NC cũng vậy nếu kho kiểm soát chặt về chất lượng và chi tiêu thì chúng ta chả bao giờ có được thành tựu gì ra hồn cả.SV mới tốt nghiệp, lương kho bằng osin nhưng xin việc vẫn khó...hiện nay ở VN hiện tượng sếp lương cao ngất ngưởng còn nhân viên lương bèo kho đủ sống khà phổ biến và đấy cũng là 1 nguyên nhân để chất xám chảy ra ngoài, thời chúngta đã có rồi còn gì..
|
Trở về đầu |
|
Posted By: SonTM on 09/06/2012 17:20:48 |
|
Chẳng cần đi đâu xa cứ đầu tư cho giáo dục trong nước đã. Niều sinh viên rất tài năng nhưng tham gia nghiên cứu là cả một vấn đề. Nó đòi hỏi thủ tục rườm rà, đa cấp có khi anh chẳng hiểu gì về chuyên môn lại ngồi xét duyệt cho anh giỏi thật là nghịch lý. Đến khi có kinh phí rồi, người nghiên cứu không được tự chi, khi quyết toán phải đúng các hạng mục như đề cương không được sai 1 xu. Rồi nhiều khoản chi không tên, tiêu cực phí...Nói chung lỗi cả hệ thống, nói ra chỉ thêm buồn.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NhuanNT on 09/06/2012 14:47:01 |
|
Tôi lại tin là học bổng của VN là một loại đầu tư xa xỉ. Các cháu đi học với một đống tiền, rồi về có 'đất dụng võ' không? Có ai làm một nghiên cứu về hiệu quả của các loại học bổng chưa? nhất là học bổng của VN? Theo tôi biết, học bổng Ausaid có từ hơn chục năm nay của úc đã đào tạo bao nhiêu tài năng. Các đợt đi đầu tiên toàn thủ khoa, á khoa của các trường đại học thì nay một số đông đang định cư và hoạt động rất tích cực ở nước ngoài. Cũng chẳng phải các cháu muốn ở lại ngay, phần đông vể rồi lại ngán ngẩm quay lại úc hay đi một số nước khác. Trường lớp ở VN cần rất nhiều đầu tư, cả về chất lượng giảng day và thiết bị học tập. Tôi cho rằng ít nhất, một thư viện hiện đại có đủ thông tin cập nhật, có đủ máy tính, phương tiện thí nghiệm là cần thiết hơn cho số đông học sinh sinh viên. Thiếu sách, thiếu phương tiện truy cập thông tin, thiếu phương tiện dạy và học... thiếu sự trong sáng và tâm huyết trong việc học và dạy thì số đông sinh viên biết dựa vào đâu? và các thày dù đào tạo ở đâu cũng có đủ bẳng cấp cần thiết, cần gì phải mất nhiều tiền cho một số ít các cháu? Cháu nào giỏi, cứ xin học bổng của bọn 'Tư bản' ấy, cũng không ít đâu. Giá mà các nhà 'đầu tư' dành tiền để nâng cao chất lượng dạy và học của các trường của VN để thiên hạ trả tiền đến học ở nước mình ....
|
Trở về đầu |
|
Posted By: PhaNM on 07/06/2012 13:46:48 |
|
Xã hội ta hiện nay chỉ đầu tư vào cái gì mà đút được vào túi nhiều nhất các vị có chức có quyền thì đầu tư không thương tiếc. Còn giáo dục ư? có gì mà lấy!!!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HienVC on 25/05/2012 15:10:57 |
|
Có lẽ câu " Đầu tư vào giáo dục là lãi nhất " hình như của Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và câu " Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người " của tác giả mà ai cũng biết tên không đúng nữa rồi ? Nếu không người ta đã không xử sự đối với các cháu " tinh hoa của HS,SV VN" theo cách không giống ai như thế này !
|
Trở về đầu |
|