Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 16735 - Tổng số hồi đáp: 37




Posted By: HaiNV on 02/07/2012 04:14:29


Viva España! Tây Ban Nha quá xứng đáng vô địch Thế giới và 2X Euro liên tiếp! Trước đối thủ Tây Ban Nha chơi như đang nhảy Tango, Italia giống như những đứa trẻ con chơi với người lớn, còn Balotelli không có bóng chạy lăng xăng như một chú hề! Toàn đội Tây Ban Nha chơi ai cũng như ai, hậu vệ cũng là tiền đạo, Italia không biết ai mà kèm, trong khi Italia chỉ trông chờ vào Pirlo và Barotelli thì giải bạc cũng quá tốt rồi! Chia tay nhé Euro 2012 và hẹn gặp World Cup 2014! 

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 29/06/2012 19:05:37


Anh HiềnVC có nhận định quá đúng: Trong hai đội vào chung kết tìm đối sách chống Tây Ban Nha dễ hơn là tìm đối sách chống Italia!

Trở về đầu




Posted By: HienVC on 29/06/2012 16:12:02


Mặc dù là fan của đội Đức từ khi còn là SV ở KGU cho đến nay vẫn chưa "cải đạo", mình vẫn phải công nhận mối lo của mình về đội Italia " càng đá càng hay" đã trở thành hiện thực khi Italia thắng Đức 2:1 tối qua.

Italia chắc chắn còn có những bài tủ khác chưa dở ra hết và chắc là họ sẽ đưa ra khi đá chung kết với Tây Ban Nha tối chủ nhật này.

Trong hai đội vào chung kết tìm đối sách chống Tây Ban Nha dễ hơn là tìm đối sách chống Italia !

 

Trở về đầu




Posted By: ThanhLK on 28/06/2012 22:19:14


Đại ca HiềnVC và anh PhaHM chỉ có được cái nói đúng: "càng vào sâu đá càng hay", ở sân nào cũng thế !. Em cũng cuộc là đội Italia vô địch, mặc dù đang ăn cơm ở Đức .

Trở về đầu




Posted By: HienVC on 27/06/2012 10:41:12


Đồng ý với PhaNM, Italia từ xưa đến nay càng vào sâu đá càng hay. Không biết có phải giữ tủ không vì họ chỉ tung các miếng đánh ra dần dần, ru ngủ đối phương, thắng chỉ vừa đủ đi tiếp. Tóm lại là rất khó lường !

Có lẽ tìm đấu pháp đối phó với đội Đức dễ hơn là với Italia.

Đêm nay lại phải thức thôi ! Không thể kìm hãm sự sung sướng này!

Trở về đầu




Posted By: PhaNM on 27/06/2012 10:28:48


Ông Bột ơi đừng có chủ quan. Bản thân Đức cũng còn e dè với Ý. Ý càng đã càng hay. Chưa biết chừng năm nay vô địch cũng nên. 

Trở về đầu




Posted By: HienVC on 26/06/2012 13:54:05


Mặc dù là fan của Tam sư nhưng mình thấy Italia thắng là đúng.

Những ông già tuổi 34 vần giữ vị trí chủ chố như Pirlo là nhạc trưởng đích thực và Buffon đúng là chốt chặn cuối cùng của đội bóng màu Thiên thanh.

Hàng công của Tam sư đá rời rạc quá, niền hy vọng lớn Rooney quá mờ nhạt.

Có thể Tam sư không có đủ những cầu thủ tốt nhất và thời gian vì mới thay HLV trưởng.

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 25/06/2012 04:36:19


Chúc mừng Italia, họ thắng là xứng đáng. Họ đã chơi rất hay trong 2 hiệp chính và 2 hiệp phụ, tiếc là cột dọc từ chối của họ đến 3 bàn thắng và sự vô duyên của anh chàng tóc mào gà mấy lần một mình đối mặt thủ môn Anh mà không làm nên trò trống gì. Cuối cùng thì họ đã vượt qua Anh trong trò chơi cân não penalty. Dù ai có cảm tình với Anh như tôi, hôm nay cũng cảm thấy Anh chỉ được thế mà thôi. Tuy nhiên, Italia có vào thì lại bị Đức đè bẹp thôi!

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 24/06/2012 23:49:10


E hèm, lâu quá chẳng thấy ai nói đến Euro 2012 nữa! Đêm nào HaiNV vẫn thức xem. Vào vòng trong mà như Hy Lạp, Séc, Pháp thì cũng chẳng nên vào làm gì. Đêm nay không biết Trận Anh Ý có đáng xem hay không???
Trở về đầu

Posted By: Meomun trên 07/06/2012 10:37:59


"Trận đấu tử thần": Vẫn trông chết cười ngạo nghễ

(TT&VH) - Bài viết này không về cuộc sống êm ả ở Kiev, mà về những cái chết. Cái chết sau một trận đấu ở Kiev bị phát xít Đức chiếm đóng trong Thế chiến II.



Có cả một thời lãng mạn, những người đam mê bóng đá trên thế giới mơ mộng với những dòng viết này của Eduardo Galeano: "Trong thời kì quân Đức chiếm đóng Kiev, họ (Dynamo Kiev) phạm một sai lầm điên rồ là đánh bại đội bóng của Hitler trên một sân bóng địa phương. Đã bị cảnh cáo từ trước, "nếu chúng mày thắng, chúng mày sẽ chết", họ lúc đầu đã muốn thua, vì lúc ấy run rẩy vì sợ hãi và đói khát, nhưng cuối cùng họ không thể chống lại được tiếng nói của lương tri. Khi trận đấu kết thúc, tất cả 11 cầu thủ đều bị hành hình, khi vẫn khoác trên người áo đấu của mình". Đấy là những dòng chữ bất hủ mà nhà văn nổi tiếng người Uruguay đã viết trong cuốn sách "Bóng đá, dưới ánh mặt trời và trong bóng tối" xuất bản lần đầu năm 1997 và ngay lập tức được hàng triệu người hâm mộ túc cầu coi đó như thánh kinh của trái bóng tròn. Nhiều cuốn phim được dựng lên xung quanh câu chuyện bi thảm nhưng anh hùng ấy. Nhiều cuốn sách được viết ra để kể về số phận của những người phải trả giá quá đắt cho một chiến thắng không chỉ của bóng đá mà còn tinh thần yêu nước và nhân phẩm con người. Nhiều nghiên cứu lịch sử được tiến hành để tìm kiếm thông tin về những người anh hùng thực sự của bóng đá, của Dynamo Kiev nói riêng và của Liên Xô nói chung trong Thế chiến II. Trận đấu, trên thực tế, đã diễn ra thế nào, ở đâu, và chủ nghĩa anh hùng kiểu Galeano liệu có đúng là sự thật?

Tôi đã đặt ra những câu hỏi ấy từ ngày lần đầu đọc cuốn sách của ông. Mãi đến bây giờ, khi một ngày đặt chân đến cái SVĐ nhỏ bé và cũ rích trên phố Marshala Ribalka nằm giữa Politekhnichii Institut và ga tàu điện ngầm Lykhyanivska, mới có dịp được cảm nhận phần nào đó về một trang lịch sử đẫm máu nhưng hào hùng của một trận đấu mà qua năm tháng, qua những góc nhìn khác nhau, lại trở nên lãng mạn hơn hoặc gây tranh cãi hơn. Sự thật lịch sử vẫn cứ là sự thật lịch sử: trận đấu ấy có tồn tại, vào ngày 9/8/1942, khi đội bóng có tên Start với đa số cầu thủ từng chơi cho Dynamo Kiev đánh bại đội Flakelf gồm các cầu thủ là phi công của Đức. Cái giá phải trả cho chiến thắng ấy là mạng sống của 4 cầu thủ. Họ bị quân Đức bắt, bị tra tấn dã man ngay sau trận đấu, bị đầy đến trại tập trung Syrets ở ngoại ô Kiev, và cuối cùng bị hành hình vào tháng 2/1943. Chỉ có 4 cầu thủ sống sót. Không ai biết số phận của 3 cầu thủ còn lại ra sao.

Những gì còn lại của lịch sử

Sân bóng ấy ngày diễn ra trận đấu lịch sử mang tên Zenith, sau Thế chiến II được đổi tên thành Start để tưởng nhớ đội bóng mang tên ấy đã bị xóa sổ hoàn toàn bởi họng súng và trại tập trung của Đức sau chiến thắng ấy. Cổng vào cũ kĩ của nó giờ vẫn còn chữ Start phía bên trên, mà xung quanh đã bị bao vây bởi một hàng bán cafe espresso và bia. Sừng sững ngay trên con đường dẫn ra sân bóng là một tượng đài lớn được dựng lên vào năm 1981 để tưởng nhớ những người đã khuất. Bức tượng về một cầu thủ đội Start theo phong cách điêu khắc mô phỏng một người hùng kiểu Hy Lạp đang vờn quả bóng trên mình của một con đại bàng đang quằn quại, biểu tượng cho thất bại của phát xít Đức, được đặt ngay ở cạnh sân. Bây giờ, SVĐ Start cũng như công viên xung quanh nó đã gần như bị bỏ hoang. Chỉ có lũ chim bồ câu là vô tư bay nhảy trên một khoảng không gian rộng lớn mà trước kia đã từng in dấu giày của những người hùng Dynamo Kiev, những người đã chết theo đúng phong cách của các võ sĩ giác đấu thời hiện đại: chiến thắng kẻ thù, nhưng bị quân thù giết hại chính vì họ không cúi đầu chấp nhận cúi đầu trước bạo tàn.

Các cầu thủ của đội Start đã chết như những người hùng thực sự và mãi mãi để lại tên tuổi của mình trong lịch sử đội bóng Dynamo Kiev, trong những hồi ức lẫn lộn và không mấy rõ ràng của người đời về những gì đã xảy ra 70 năm trước, hay chỉ đơn giản như hàng chục triệu người Liên Xô đã ngã xuống vì đói, vì rét và giam cầm tù đầy trong những năm Thế chiến II? Năm 1992, Goncharenko, một trong 4 cầu thủ sống sót sau trận đấu, giờ đã qua đời, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi cho báo chí nhân kỉ niệm 50 năm ngày diễn ra "Trận đấu tử thần", đã tuyên bố: "Đấy là cuộc chiến tuyệt vọng để sống sót nhưng lại có kết cục rất tệ hại cho 4 cầu thủ. Đáng buồn là họ không chết với tư cách là những cầu thủ vĩ đại của Dynamo Kiev, mà chết như hàng triệu người Xô viết khác, khi trở thành nạn nhân của những cuộc thảm sát hàng loạt. Cái chết của họ có khác bất cứ ai đâu?".

Vĩ thanh

Sau đúng 70 năm kể từ trận đấu ấy, trong cơn mưa lạnh của Kiev, tôi đứng dưới tượng đài chiến thắng ở sân Start mà lòng xúc động. Dù điều gì xảy ra đi chăng nữa thì họ cũng đã chết, chết như thế nào, bị hành hình hay không, hoặc sau này chết già, xét cho cùng không quan trọng. Điều quan trọng nhất, là trận đấu đã diễn ra, và đội Start ấy đã chiến thắng quân Đức trong một trận đấu không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần về bóng đá. Những cầu thủ ấy đã trông chết cười ngạo nghễ, và chính là những người đã tạo nên những huyền thoại đầu tiên về Dynamo Kiev, khiến cho đến tận bây giờ, Kiev có 3 triệu dân và người Kiev có thể dễ dàng ủng hộ dăm ba đội Ukraina ở hạng cao nhất nước, nhưng vẫn chỉ yêu duy nhất một đội, đội bóng mang tên Dynamo.

Anh Ngọc (từ Kiev)

 

 

 

 

http://euro.thethaovanhoa.vn/530N20120607102014421T0/tran-dau-tu-than-van-trong-chet-cuoi-ngao-nghe.htm

 

28/12/2024
Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>