Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 12939 - Tổng số hồi đáp: 26




Posted By: CucNT on 04/08/2012 18:19:05


Cảm ơn các ACE đã đưa lên diễn đàn này. em đọc thấy ở đấy rất nhiều kiến thức mà trước giờ chưa biết.

Quan niệm của em cũng như ngày xưa mẹ Suốt:

" Gan chi gan rứa mẹ nờ. Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai"

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 02/08/2012 21:08:22


Xin giới thiệu để tham khảo: Tổ tiên của Đức Phật hoàng đã một thời là Chen Dynasty-Nhà Trần Nam triều (557-589). Nhà Trần (trên 1 phần lãnh thổ Trung Quốc và 1 phần Việt Nam ngày nay) (557-589) Châu Á năm 565, ta có thể nhìn thấy nhà Trần trên link sau:

http://www.drben.net/ChinaReport/Sources/China_Maps/China_Empire_History/Map-Asian_Nations-T erritories-565AD-01A.html

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 01/08/2012 21:21:34


Hay quá, KhoaDT cho tham khảo bài này của một “hoa kiều” để thấy người Hoa ở nước ngoài nhìn nhận vấn đề như thế nào. Rất hay khi đọc: “…Tổ tiên của chúng ta Thành Cát Tư Hãn chẳng phải cũng đã cưỡi ngựa chiến giẫm đạp lên Moscow và St Petersburg hay sao? Thời điểm hiện nay, nếu Philippines không tử tế thì đánh nước này một trận có gì là không thể?...” thì thấy ông “hoa kiều” này hơi khác những “hoa kiều” trí thức ở nước ngoài, họ không coi Thành Cát Tư Hãn (nhà Nguyên) là “tổ tiên”, cũng vậy Ái Tân Giác La (nhà Thanh-Đại Thanh quốc), đó là các triều đại đã xâm chiếm và thống trị TQ, mà trong sử sách chính thống của Đại lục không ghi nhận, họ cố tình “quên” lịch sử. Vì thế ông GS hoa kiều này có thể là một GS “gửi gắm”, viết “phản biện” để “tự phê” giới cầm quyền TQ đó thôi. Đọc toàn bài thì cũng toát lên nội dung như vậy. Các bạn muốn đọc bài này đầy đủ (vì KhoaDT ko post các ảnh minh họa lên, sợ tốn space studentkgu?) thì vào đường link sau: http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/201206/Tai-sao-nguoi-Trung-Quoc-khong-co-dong-minh-216 7021/ , và nhân tiện vào phunutoday.vn đọc tiếp bài: Vì sao Trung Quốc chưa dám bước qua vạch đỏ Biển Đông? http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/201206/Vi-sao-Trung-Quoc-khong-buoc-qua-vach-do-Bien-d ong-2165027/ , cũng hay phết.

Đây cũng thấy một điều, họ đưa ra lịch sử như vậy để dễ bề giải thích các vùng lãnh thổ, đảo tranh chấp hiện nay (kể các các đảo ở Biển Đông) đã là của TQ từ xưa! Xảo trá, bóp méo lịch sử là thế!

Qua đây càng thấy Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã “tâm huyết” như thế nào dặn lại con cháu chúng ta mà CườngLV đã nêu, tôi rất tâm đắc, bởi tổ tiên của Đức Phật hoàng là Phúc Kiến, ngày nay thuộc lãnh thổ TQ! Cũng như Vua Hồ Quý Ly (tổ tiên ở Chiết Giang), khi lên nắm quyền cũng đổi tên nước ta thanh nước Đại Ngu, là để tưởng nhớ về cố quốc.

Trở về đầu




Posted By: PhuND on 01/08/2012 12:43:14


Lịch sử Trung quốc nói chung và Lịch sử CHND Trung Hoa nói riêng là lịch sử của một quốc gia luôn gây hấn với các nước láng giềng: Triều tiên, Liên xô( Nga), Mông Cổ, Pakistan, Butan, Nepan, Ấn Độ, Mianmar, Lào, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippine, Nhật bản,... Hể ai giáp với CHNDTrung Hoa đều bị Bắc Kinh nhũng nhiễu. TQ chỉ thiếu BẠN mà không thiếu KẺ THÙ là hòan toàn đúng, như GS người Anh gốc Hoa này khẳng định. VN mình từ xưa tới nay luôn bị ông hàng xóm xấu tính rình rập và trộm cướp. Lời của Vua Trần Nhân Tông  mà anh CuongLV trích là chí lý: " Các người chớ quên , chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo . Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu. Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước . Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp . Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn''. " Một tấc đất của Tiền nhân để lại , cũng không được để lọt vào tay kẻ khác " . Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu " .

Chừng nào Láng giềng tốt, Đồng chí tốt ,... sẽ đến trong hành động của các đồng chí Bắc Kinh đây?

Trở về đầu




Posted By: KhoaDT on 31/07/2012 21:44:34


Xin giới thiệu với các ACE bản dịch một bài viết của một GS người Anh gốc Hoa "Vì sao TQ bị thế giới oán ghét? " 
Trung Quốc đã là nước lớn nhưng luôn trong tình trạng bị bao vây kìm kẹp, thậm chí bị người khác “oán hận”. Nguyên nhân chính: Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí; Giới quan chức ngạo mạn, không biết cách học hỏi, luôn tự cho bản thân họ là đúng, khí phách thiên triều.
Trong nền kinh tế, Trung Quốc đã trở thành nước lớn, là cường quốc, không có gì phải thắc mắc. Trong lĩnh vực ngoại giao, Trung Quốc luôn tồn tại trong tình thái bị bao vây cùm kẹp, thậm chí bị người khác "hận". Lý do tại sao?
Trung Quốc rốt cuộc đã làm những gì, khiến cho nhân loại toàn thế giới ức hiếp, thậm chí thù hận như vậy?
 
http://www.baocalitoday.com/images/stories/news_pictures/06-01-2012_Cali_Sat/trung%20quoc.jpg
Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí
Hãy nhìn vào nước Mỹ kia, qua vài năm nữa, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ bị Trung Quốc vượt qua. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự cũng như sức mạnh ngoại giao của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát toàn bộ thế giới như tình hình hiện nay. Có những quốc gia cũng căm hận nước Mỹ, ví dụ như các quốc gia Hồi giáo tại khu vực Trung Đông, thế nhưng lại càng tồn tại nhiều hơn các quốc gia khác tin tưởng vào nước Mỹ, yêu thích nước Mỹ, đồng thời hy vọng nhận được sự bảo hộ che chở trong đó bao gồm toàn bộ tất cả các quốc gia láng giềng của Trung Quốc. Không thể nói người khác "ăn trong bám ngoài" (chi li pa wai), vì sao Mexico không chạy đến để mời Trung Quốc làm chiếc ô bảo hộ cho đất nước của họ, hòng đối kháng lại nước Mỹ?
Đến Đài Loan của Trung Quốc, vài thập kỷ vừa qua cũng đều dựa dẫm vào nước Mỹ.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines đều mong muốn nhận được sự bảo hộ từ Mỹ hòng đối kháng lại Trung Quốc. Thậm chí đến Việt Nam, đất nước đã từng bị Mỹ xâm lược và là nước láng giềng nhỏ bé của Trung Quốc, cũng đều tìm kiếm sự bảo hộ từ Mỹ.
Trong lĩnh vực kinh tế, nhân loại trên toàn thế giới đều tôn mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là G2. Trong nền chính trị và ngoại giao, đại đa số các quốc gia đều coi Trung Quốc là kẻ thù giả định (jia xiang di), nhận định Mỹ là chiếc ô bảo hộ để chống đối lại kẻ thù giả định này. Rốt cuộc là do Mỹ không đúng, hay do nền ngoại giao Trung Quốc thiếu mưu trí? Điều này không cần nói cũng đều hiểu được.
Sự khác biệt giữa hai nước Trung - Mỹ
Chúng ta ngày ngày đều tung hô bắt kịp được Mỹ, rốt cuộc đã bắt kịp được những gì, chỉ có riêng một nhân tố là tổng sản phẩm GDP. Còn bình quân GDP trên đầu người, mức thu nhập bình quân, bình quân chất lượng cuộc sống thực tế, năng lực sáng tạo của nhân dân, trong toàn bộ thế kỷ 21, Trung Quốc không thể nào vượt qua được Mỹ.
Về lĩnh vực quân sự và ngoại giao, Trung Quốc có lẽ sẽ vĩnh viễn không bao giờ sánh đạt được năng lực kiểm soát toàn cầu giống như Mỹ đã từng có.
Không cần nói đến vấn đề kiểm soát toàn cầu. Ngày mùng 8 tháng 05 năm 1999, đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư đã bị đánh bom, chúng ta chỉ có thể đứng tại Bắc Kinh mà mắng nhiếc, đến cả các phương pháp ngoại giao làm thế nào để phục hồi lại thể diện cũng không hề có. Là người Trung Quốc, thực tế mà nói, chỉ có duy nhất hai từ: Nuốt Giận.
Đối với nước Mỹ, chúng ta không có biện pháp nào. Đối với các quốc gia "Tiểu Biết Tam" (Xiao bie san: lưu manh, vô lại), chúng ta cũng bó tay không có sách lược. Vấn đề Đài Loan khu vực phía tây, sẽ trở thành mối vướng víu vĩnh viễn. Điều này không phải là vấn đề lớn, đồng bào của chúng ta, chỉ cần Đài Loan không tuyên bố độc lập, đại lục cũng sẽ luôn như vậy, phải cho qua thì cũng sẽ phải cho qua. Tuy nhiên, Mỹ lại luôn lấy vấn đề Đài Loan ra làm vật cản trở đại lục, khiến cho tình hình trở nên tương đối thụ động, thật là lực bất tòng tâm.
Trung Quốc thiếu bạn, chứ không hề thiếu kẻ thù.
Khu vực xung quanh Trung Quốc, chỉ thiếu bạn, không hề thiếu kẻ thù.
Vấn đề tồn tại hiện nay, người Ấn Độ đang gồng mình nỗ lực mở rộng các hoạt động quân sự chuẩn bị cho các cuộc chiến, rất đều đặn không hoang mang. Hàng không mẫu hạm, tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân. Những thứ Trung Quốc có, Ấn Độ về cơ bản đều có, những thứ Trung Quốc không có, người Ấn Độ cũng đều đã có.
Chúng ta luôn dừng lại trong niềm vui với "Lưỡng đạn nhất tinh" (hai pháo bom và một vệ tinh). Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ cũng đã sở hữu "Lưỡng đạn nhất tinh". Giải thích như thế nào? Sự thực chứng minh rằng, người Trung Quốc không phải là là những người thông minh nhất trên toàn thế giới, đến mức độ thông minh nhất khu vực Châu Á cũng chẳng thể đạt đến. Ngoài Trung Quốc thì còn có những người thông minh khác, thậm chí càng có những quốc gia với những dân tộc thông minh hơn hẳn. Chúng ta không nhìn nhận ra vấn đề này, luôn tự cho mình là đúng, mù quáng tôn vinh bản thân là lớn mạnh, luôn luôn chiêm ngưỡng một cách quá đáng chính bản thân, đây mới chính là căn nguyên tồn tại của các vấn đề.
Nền ngoại giao hiện nay mà Trung Quốc đang thực thi, ai nghe lời, ai nịnh bợ cần tiền thì Trung Quốc sẽ đối xử tốt với họ. Còn ai chỉ trích phê bình, ai chế giễu thì Trung Quốc sẽ căm hận chính họ. Cần biết rằng, những quốc gia không ngừng nịnh bợ cần tiền Trung Quốc đều là những quốc gia không có vị thế quốc tế. Chỉ có những quốc gia dám lên tiếng chỉ trích phê bình, thậm chí dám mắng nhiếc Trung Quốc, mới có năng lực ảnh hưởng đến toàn thế giới. Đối với những quốc gia này mà nói, không cần phải cúi đầu, không có gì là sai lầm. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu lẫn nhau một cách nghiêm túc, đạt được sự đồng cảm và đồng thuận, biến "địch" thành bạn, như vậy sẽ là thất bại lớn nhất trong nền ngoại giao.
Giới quan chức thiếu kiến thức phổ quát về lĩnh vực ngoại giao, tự tin và ngạo mạn quá mức.
Giới quan chức Trung Quốc luôn luôn tự cho bản thân họ là đúng, không lắng nghe nổi những quan điểm ngược chiều tiêu cực hay những lời chỉ trích. Kỳ thực, bất kỳ một quốc gia nào cũng đều ích kỷ, đều tồn tại những khiếm khuyết, giống như nước Mỹ và nước Anh, Trung Quốc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trung Quốc không cần thiết phải luôn luôn tỏ ra bộ dạng tự cho bản thân là đúng, biết tiếp nhận phê bình thì Trung Quốc mới có thể tiến bộ được.
Trong lĩnh vực ngoại giao, báo chí và ngôn luận Trung Quốc luôn phản đối kịch liệt những lời phê bình của người khác đối với bản thân, không ngừng lặp lại rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự trỗi dậy hòa bình. Có quỷ mới tin được, bất kỳ một nước lớn nào cũng đều không thể tự hài lòng với việc chỉ bảo hộ cho chính đất nước họ, luôn luôn tồn tại mong muốn có năng lực và ham muốn đi công kích các nước khác. Vấn đề cốt lõi chính là, liệu có phải là những cuộc công kích các nước khác phi mục đích hay không có đạo lý hay không.
Mỹ chính là một điển hình. Mỹ không ngừng tiến hành các cuộc công kích các nước khác, điều này là không tốt, thế nhưng cũng có vô số các nước khác ủng hộ cho hành xử như vậy của Mỹ. Trung Quốc chẳng phải cũng đã từng đem quân đi đánh Việt Nam đó sao? Tổ tiên của chúng ta Thành Cát Tư Hãn chẳng phải cũng đã cưỡi ngựa chiến giẫm đạp lên Moscow và St Petersburg hay sao? Thời điểm hiện nay, nếu Philippines không tử tế thì đánh nước này một trận có gì là không thể?
Có những lúc có năng lực đánh, hơn nữa lại đánh một cách chuẩn xác, đúng vị, thì không chỉ không mầm mống nên những kẻ địch, mà còn có thể giành được càng nhiều bạn bè hơn. Nước Mỹ chính là như vậy, tạo nên những kẻ địch rất nhiều nhưng bạn bè lại càng nhiều hơn. Vấn đề cốt lõi nằm tại chỗ, nước Mỹ có thể làm được đến việc ngoài trường hợp Osama bin Laden bí mật hành xử Mỹ thì không có bất cứ một quốc gia nào dám đối chọi lại với Mỹ, Trung Quốc liệu có thể được chăng?
Trung Quốc đương nhiên không cần học hỏi Mỹ, cũng không thể học nổi Mỹ. Tuy nhiên có hơi hướng của sự bá quyền Mỹ thì tại sao lại không thể? Sự thật là bản thân yếu kém bất năng lực, chứ không phải là sự nhân từ.
Giới quan chức không biết cách học hỏi nền ngoại giao của các nước khác như thế nào.
Thời gian gần đây, một vị hiệu trưởng trong nước đã nghỉ hưu, nhận được sự điều phái của một cơ quan quyền lực mềm quốc gia nào đó, chuẩn bị đến ba trường đại học hàng đầu của vương quốc Anh để tiến hành chiêu sinh các nghiên cứu sinh tiến sỹ đến Trung Quốc học tập. Đầu tiên, có ai bằng lòng đến Trung Quốc học tiến sỹ hay không thì vẫn chưa biết được, giới quan chức của chúng ta thì đã giả tưởng rằng đến để bố thí cho các trường đại học ở vương quốc Anh này.
Vì thế, vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu - khi người còn chưa đến nơi - đã ép buộc yêu cầu ba vị hiệu trưởng đương vị của ba trường đại học tại vương quốc Anh tiến hành cuộc gặp gỡ với họ vào thời gian cuối tuần. Thật không dễ dàng gì, có một vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của một trường đại học đã nhận lời đáp ứng cuộc gặp gỡ này, hơn nữa còn chuẩn bị bữa tiệc thiết đãi thịnh soạn. Đây chính là phép tắc lịch sự của vị hiệu trưởng của vương quốc Anh. Khi thời gian vừa mới được sắp xếp ổn thỏa, một cú điện thoại đột nhiên được gọi đến, nói rằng liệu có thể thay đổi sang thời gian một ngày khác được hay không.
Tâm lý người phụ trách liên lạc phía Anh đã bắt đầu rụt rè, nhưng để giữ lịch sự vẫn còn yêu cầu vị hiệu trưởng của trường đại học đó thay đổi lại thời gian, việc đó là do người phụ trách liên lạc và vị lãnh đạo này bình thường luôn duy trì mối quan hệ rất tốt đẹp. Người lãnh đạo mặc dù cũng đã đồng ý tiến hành thay đổi lại thời gian. Nhưng không ngờ được rằng, khi đưa tin tức tốt lành này nói cho bên phụ trách liên lạc của phía Trung Quốc, thì ông ta lại trả lời rằng, "thế thì mời ông mau chóng gửi bản sơ yếu lý lịch của vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường đại học phía Anh của các ông cho tôi".
Người phụ trách liên lạc phía Anh kỳ thực không thể kìm nén được nữa. Tuy nhiên vẫn lịch sự mà gửi sang một bức thư rằng, "mời ông gửi trước bản sơ yếu lí lịch của vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu của phía Trung Quốc chuẩn bị đến thăm đó được không? Các ông là những người khách đến thăm không gửi bản sơ yếu lí lịch sang, lại yêu cầu bản sơ yếu lí lịch của chính nhà lãnh đạo cao nhất của bên tiếp đãi, e rằng không được thỏa đáng"?
Đối phương đã gửi lại thư hồi âm, "vị hiệu trưởng của phía Trung Quốc chúng tôi hiện tại không có sẵn bản sơ yếu lí lịch, nếu ông cần, xem trên Google liệu có thể tìm thấy được hay không"?
Người phụ trách liên lạc của phía Anh nói rằng: "các sơ yếu lí lịch của tất cả các vị lãnh đạo cũng như các giảng viên trong trường đại học của chúng tôi đều công khai hiện trên các trang web trong trường đại học, ông hãy tự tìm đi".
Trung Quốc vẫn chưa phải là quốc gia lớn nhất, mạnh nhất thế giới, giới quan chức phổ thông đã tồn tại thói quen coi những người nước ngoài như là nô tài của bản thân, hơn nữa lại chính là những người nước Anh, thật sự là có khí phách của thiên triều. Giới quan chức phổ thông đã như vậy, giới quan chức cấp cao thì lại càng quá đáng hơn. Trong mỗi một cuộc họp mang tính chất quốc tế, không quan tâm người khác có nguyện vọng lắng nghe hay không, có ủng hộ hay không, nhất cử nhất động luôn đặt ra không ít những kiến nghị, những nguyên tắc yêu cầu áp đặt lên các tầng lớp lãnh đạo nước ngoài tương đương chức hàm. Xin hỏi rằng, người nước ngoài đặc biệt là những quốc gia nhỏ yếu liệu có thật sự trở thành bạn bè của Trung Quốc được không, có thể không sợ sệt, không "hận" Trung Quốc được chăng?
 
Nguồn: Bài viết của giáo sư Diêu Thụ Khiết, Viện trưởng Viện Trung Quốc học đương đại, Đại học Nottingham, Anh, đăng trên báo Chiến lược Trung Quốc
Người dịch: Đinh Thị Thu
 

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 30/07/2012 23:43:12


Nói chẻ hoe ra là thế này, là ta phải tự lo cho ta, không ai lo hộ cả, phải độc lập tự chủ, và coi đoàn kết “như con ngươi của mắt mình”, đừng có để nội bộ lủng củng. Cá lớn thấy cá bé “đục nước” là nó lấn tới! Vậy nên phải bằng mọi cách triệt cái tham nhũng đi, thì sẽ yên lòng dân, phá cái trục lợi cá nhân đi (cả trục lợi kinh tế lẫn trục lợi chính trị). Mặt khác, cũng thấy rằng nội bộ họ cũng lủng củng, tranh giành quyền lực, của cải… hục hặc với nhau, bức bí thì nó xì sang mình ấy mà. Nếu các bạn theo dõi trong vòng 2-3 năm lại đây thì thấy rất rõ. Người sắp ra đi, kẻ muốn vào, đánh nhau chí chóe. Ngay cả trong quan hệ quốc tế họ cũng chạy đi lung tung. Cha này thăm nước này thì cha kia lấn sang nước khác, điên đảo đó thôi. Đến cuối năm nay mới ngã ngũ. Mặc dù vậy “nhòm ngó nước ta, nhòm ngó Biển đông” là họ đã có từ lâu, chỉ là lúc này kẻ có lực (bọn nắm vũ khí, diều hâu) nghĩ là cơ hội tranh thủ được. Người ta định đánh mình chăng? Nói thẳng cho họ biết rồi, nếu đánh, các anh ko bao giờ thắng, mà ko thắng là các anh mất nước vào tay người khác. Đó là điều chắc chắn. Nhưng cha Tàu này khó chơi, là ban ngày thì võ mồm, đêm đến mò ra nhổ cọc biên giới lấn mấy mét, như họ đã làm, nay trên biển cũng vậy, cứ đánh trống la làng rồi lấn mấy dặm vuông, ngày một ít, chứ ko phải dàn binh ra đánh nhau! như người Pháp ở Điện biên phủ, hay Mỹ 12 ngày đêm trên trời Hà Nội. Từ bấy nay họ chiếm đến 9 cái bãi chìm rồi đấy. Bác nào có kế gì thì đề xuất, nhưng đừng có mà đưa lên mạng đấy nhé, lộ bem hết thì hỏng. Hehe…

Còn một điều nữa: “trong một khu vực đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra xung đột (và cả thỏa hiệp) lợi ích của nhiều nước lớn cần nhớ một quy luật: “Đỉnh cao của xung đột là thỏa hiệp”. Chúng ta không được để các nước khác thỏa hiệp trên lưng mình.” Khó không các bạn? 3Chai viết rất ngắn như viết cho bản nhạc: “Nhà ta ta phải giữ, chả nhẽ đi nhờ Philippines (hay Mỹ hay Nga... cũng thế)”!

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 30/07/2012 14:03:44


Quá đúng! Nhà ta ta phải giữ, chả nhẽ đi nhờ Philippines (hay Mỹ hay Nga... cũng thế).

Bác Khửu tuyệt đối bình tĩnh! Bác mà phát điên thì bác gái thiệt trước tiên, em không phải đứa đầu têu đâu nhá.

Trở về đầu




Posted By: CuongLV on 30/07/2012 08:33:52


   Tôi thấy thông tin bây giờ rất đa dạng, phong phú còn chính trị (và cả quân sự nữa) cho phép người ta có thể ''nói dzậy mà không phải vậy ''. Vì thế, tôi vẫn tâm đắc với Di chúc của vua Trân Nhân Tông truyền lại cho con cháu mai sau (trong đó có chúng ta) mà may thay, sử sách còn ghi lại như sau : ‎" Các người chớ quên , chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo . Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu. Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước . Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp . Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn''. " Một tấc đất của Tiền nhân để lại , cũng không được để lọt vào tay kẻ khác " . Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu " .

      Cá nhân tôi nghĩ : Điều quan trọng là với thực lực của mình, trong điều kiện kinh tế - quân sự - chính trịh hiện tại của mình, các nhà lãnh đạo đất nước sẽ làm gì, họ có theo được gương sáng của Cha Ông chúng ta hay không thôi. Còn người dân VN, thời kỳ lịch sử nào cũng vậy, luôn luôn đứng lên bảo vệ Tổ quốc mình. Chúng ta không chờ, không hy vọn gker thù biết điều...đó luôn là ảo tưởng, còn nếu ta không mạnh, không đoàn kết, ai cũng chỉ nghĩ về lợi lộc riêng tư mà trốn tránh trách nhiệm với Tổ Quốc thì...hết phương cứu chữa. Nhà ta không giữ, chẳng lẽ ta nhờ Phi lip pin...  

Trở về đầu




Posted By: Khửu on 30/07/2012 01:59:11


Anh Khánh ơi, em nghĩ 2 cái đường link mà anh dẫn và em dẫn là khác nhau đấy, ngược nhau hoàn toàn, đúng là nói một đằng làm một nẻo! Em không biết làm chính trị là thế nào (có ai đấy ví CT như là con...đĩ!!!) nhưng cái kiểu người dân đang bức xúc vì TQ chiếm biển đảo của mình, thành lập TP Tam sa quản lý trọn cả Biển Đông luôn thì báo chính thống đăng bài ca ngợi răng với môi và còn đời đời biết ơn mấy chú khựa kia thì thật hết hiểu nổi.

Trở về đầu
25/11/2024
<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>