Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 16335 - Tổng số hồi đáp: 12




Posted By: KhanhT on 04/04/2013 16:40:21


 

NgọcHT và MM “thec méc” hơi bị giống mình đấy. Số là thời đầu đổi mới, mình được cơ quan cho vào nhóm mấy anh em được mời sang thảo luận với bên Liên hiệp hội về Quy chế hoạt động mới của bên ấy, và gặp cái khái niệm này trong dự thảo, và cũng đã tham gia “bình luận”. Những người đầu tiên đưa ra khái niệm, đương nhiên là giải thích nhiều, mình nhớ khi đó có ông Nguyễn Duy Quý, ông Hà Học Trạc (luc đó đang là Hiệu trưởng ĐH bách khoa)… nhiều người là dân đồ nghệ nên mình thuận mồm gọi là “ông đồ” trong còm trước, vì muốn tránh nói “sỹ phu” sợ nhầm, hay kẻ sĩ bắc hà… hơi bị kiu. Trong những thảo luận này cũng đề cập đến các tổ chức hội hè… và đưa ra khái niệm tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp v.v… và do đó người ta đưa ra “cơ chế” quản, và đẻ ra quy định loại tổ chức nào thì được làm gì, không được làm gì… ví dụ như đảng là tổ chức chính trị thì không có chuyện phản biện xã hội, hay hội nghề nghiệp(?), đồng hương, đồng môn… cũng vậy, còn như Liên hiệp các hội KHKT thì có chức năng “giám sát, phản biện xã hội” và ghi vào Quy chế, Điều lệ (mở ngoặc là các vị bên ấy lúc đó đang “phấn đấu” để có được chức năng ấy và được ghi danh vào tổ chức chính trị-xã hội). Vấn đề có liên quan đến HộiKGU ta, ta có định làm phản biện xã hội không hay chỉ VLC! Ngày thành lập Hội, anh TĐ Long có gợi ý nếu muốn thì anh ấy làm thủ tục cho ta làm một thành viên, nhưng rồi mọi người đồng thanh cất lên “chúng em chỉ VLC”.

 

 

Trở về đầu




Posted By: HienVC on 03/04/2013 12:19:48


Thôi tranh luận làm gì, dân gian đã tổng kết rồi.

Ngắn gọn, xúc tích và chính xác , chuẩn không cần chỉnh đó là tình trạng " Rừng luật và Luật rừng "

Trở về đầu




Posted By: Meomun on 03/04/2013 09:41:30


Thấy các bậc đàn anh tranh luận, MM cũng rón rén mon men lại gần dỏng tai nghe. MM trộm nghĩ: ủa sao người ta lại để nhiều công sức, thời gian và tiền bạc của dân để cho ra đời 1 số  luật mà không biết có ai quan tâm không, không có thì ... có sao đâu, hihi.

(Các bác đừng quy kết MM có cái nhìn kém tích cực, nhưng thực ra... cũng có lý phải không ạ, nhất là sau vài năm thực hiện một số luật, ngồi tổng kết lại xem nó mang lại cái gì cho dân chúng)

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 02/04/2013 18:15:52


Lắm luật thế?

Tôi cho rằng các thứ giám sát, phản biện xã hội chỉ mang tính tham khảo, không mang tính pháp lý bắt buộc. Vì nó là sản phẩm của mặt trận TQ và của Liên hiệp hội mà. Khi đó cần gì luật. Chúng ta đã có ví dụ thực tế, như dự án bô-xít, người nhận phản biện tham khảo, nhưng ko bắt buộc phải theo

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 31/03/2013 21:45:33


Hiện nay chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã được ghi nhận trong Điều 9 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đang đề nghị xây dựng Luật về giám sát xã hội và phản biện xã hội.

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 30/03/2013 11:22:25


 

Các văn kiện Đại hội XI của Đảng có nói đến chức năng giám sát, tư vấn và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên. Còn các luật về các tổ chức chính trị- xã hội chưa ghi chức năng này. Đang có ý định sửa các luật đó để ghi nhận chức năng này.

Về văn bản của Nhà nước, tôi thấy có 2 văn bản quy định khá rõ về phản biện xã hội. Xin giới thiệu cả 2 vb:  

1. Tại khoản 7 Điều 2 Nghị định số 109/2012/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có ghi:

“7. Tư vấn và phản biện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp”.

2. Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Xin dẫn nguyên văn:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;

Căn cứ Chỉ thị số 14/2000/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;

Để phát huy vai trò, trách nhiệm và khai thác tiềm năng trí tuệ, sự đóng góp của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp Hội) trong việc tư vấn, phản biện và giám định xã hội các đề án phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước thuộc các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Liên hiệp Hội;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Những quy định chung

 

1. Đối tượng thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo quyết định này là Liên hiệp Hội và các Hội thành viên của Liên hiệp Hội (là các Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành Trung ương và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

 

2. Đối tượng đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho Liên hiệp Hội và các Hội thành viên là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các cơ quan).

 

3. Đối tượng tư vấn, phản biện và giám định xã hội là các chính sách, các chương trình, dự án, đề án về phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ và môi trường (gọi chung là đề án) có tính chất phức tạp, ưu tiên, trọng điểm hoặc đa ngành, do các cơ quan xây dựng, thực hiện hoặc trình cấp trên phê duyệt.

 

4. Mục đích của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên là cung cấp cho các cơ quan đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội có thêm các cơ sở, luận cứ khoa học độc lập, khách quan trong việc đề xuất, xây dựng, thẩm định, phê duyệt hoặc thực hiện đề án.

 

5. Tính chất của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên là không vì lợi nhuận, không phải là hoạt động nghề nghiệp, là sự thể hiện trách nhiệm của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ tham gia đóng góp trí tuệ vào các hoạt động của nhà nước.

 

6. Tư vấn là hoạt động trợ giúp về tri thức, kinh nghiệm, cung cấp các thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị trong việc đề xuất, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt đề án.

 

7. Phản biện là hoạt động cung cấp các thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với mục tiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra.

 

8. Giám định xã hội là hoạt động theo dõi việc thực hiện đề án, đưa ra các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị kịp thời về việc tổ chức thực hiện, mục tiêu, nội dung hoặc chất lượng đề án.

 

Điều 2. Hình thức thực hiện

 

Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên được thực hiện theo các hình thức sau :

 

1. Các cơ quan đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho Liên hiệp Hội hoặc các Hội thành viên đối với các đề án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình hoặc các đề án trình cấp trên phê duyệt.

 

2. Liên hiệp Hội và các Hội thành viên tự đề xuất nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các đề án quan tâm, tổ chức thực hiện và đề xuất kiến nghị gửi tới các cơ quan có liên quan và các cấp có thẩm quyền xem xét.

 

Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội

 

1. Chủ động đặt yêu cầu tư vấn, phản biện hoặc giám định xã hội cho Liên hiệp Hội và các Hội thành viên đối với các đề án thuộc diện nêu tại khoản 3 Điều 1.

 

2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tư liệu cần thiết, bảo đảm các điều kiện thuận lợi về kinh phí và sử dụng cơ sở vật chất (nếu có thoả thuận) cho Liên hiệp Hội hoặc các Hội thành viên thực hiện nhiệm vụ được yêu cầu.

 

3. Xử lý các kiến nghị trong văn bản tư vấn, phản biện hoặc giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên. Văn bản tư vấn, phản biện hoặc giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên được tập hợp trong hồ sơ đề án gửi trình các cấp có thẩm quyền.

 

Điều 4. Trách nhiệm của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên

 

1. Thực hiện các biện pháp tổ chức thích hợp để tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi ở các Hội thành viên và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các đề án được yêu cầu với chất lượng cao.

 

2. Đảm bảo yêu cầu về nội dung, tiến độ thực hiện và tính độc lập, khách quan, trung thực của nội dung báo cáo kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội của mình.

 

3. Chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung tư vấn, phản biện, giám định xã hội và những ý kiến do mình đề xuất.

 

4. Quản lý, bảo mật (nếu có yêu cầu) các hồ sơ, tư liệu của đề án được cung cấp, bảo quản các phương tiện kỹ thuật (nếu được giao sử dụng) và hoàn trả sau khi hoàn thành nhiệm vụ được yêu cầu.

 

Điều 5. Cơ chế tài chính

Nguyên tắc xác định kinh phí cho các hình thức hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên là phi lợi nhuận. Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nguyên tắc này.

 

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

 

Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng phối hợp thực hiện ./.

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 30/03/2013 10:30:32


Nghi ơi, có quy định về PBXH à? Nếu có cậu cho tớ cái link để tham khảo.

Theo mình quyền được PBXH là công dân và tổ chức bất kỳ, chứ ko chỉ giới hạn ở 1 số tổ chức và 1 số cá nhân như các nhà khoa học. Thậm chí người nông dân cũng được quyền PBXH.

Thực ra PBXH chỉ là 1 trường hợp của tự do ngôn luận mà thôi. Quyền này được hiến pháp đề cập rồi (nhưng có vẻ như chưa thật chuẩn nên còn rất nhiều ý kiến)

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 30/03/2013 10:09:04


Cám ơn anh Khánh đã có ý kiến. Cám ơn anh Ngọc đã phản hồi và ra câu hỏi tiếp.

Về các câu hỏi của anh Ngọc, tôi cho rằng, cũng như chúng tôi, anh cũng đã có những hiểu biết. Tôi xin trao đổi theo sự hiểu biết của mình.

1) Khái niệm này từ đâu ra? Các nước khác có khái niệm này ko?

- Về lịch sử của khái niệm chắc cần tìm hiểu. Tôi không rành.

- Ở các nước dù có nói đến khái niệm phản biện xã hội hay không thì trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, trong cơ chế vận hành của xã hội đều có phản biện xã hội. Phản biện xã hội là một trong những động lực kích thích xã hội phát triển. Đảng nào thất bại trong bầu cử thì trở thành đảng phản biện xã hội đối với đảng đang cầm quyền.

2) Mục đích của phản biện xã hội để làm gì?

- Pbxh có mục đích là làm cho chính sách, dự án được xây dựng có căn cứ khoa học hơn, phù hợp với lợi ích của nhân dân hơn; ngăn ngừa chính sách, dự án bị quyết sai; ngăn ngừa chính sách, dự án được xây dựng chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của một nhóm người trong xã hội.

3) Ai được phép phản biện xã hội, ai có thể phản biện xã hội? Ai tiếp thu phản biện xã hội!  

- Theo quy định ở Việt Nam (quy định của cả Đảng và Nhà nước) thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận, các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu khoa  học, các nhà khoa học được phản biện xã hội.

- Về tiếp thu Pbxh,  ở mức độ chung nhất là Đảng và Nhà nước. Ở mức độ cụ thể là các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo chính sách, dự án.

4) Thực tế phản biện xã hội diễn ra ở VN trong thời gian gần đây thế nào? có diễn đàn cho phản biện XH hay ko? Có giới hạn gì (vùng cấm) trong phản biện XH hiện nay ko?

- Đã có khá nhiều. Chẳng hạn, đó là phản biện của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đối với dự án Thủy điện Sơn La, đối với Dự án đường Hồ Chí Minh đi qua các vườn quốc gia… Có phản biện xã hội của nhiều nhà khoa học và hoạt động xã hội đối với dự án khai thác Bô xít nhưng không được lắng nghe, tiếp thu.

- Diễn đàn cho phản biện xã hội hiện nay chưa rõ. Ở mức độ chung, có thể hiểu ai muốn phản biện phải qua tổ chức mà mình là thành viên. Thường thì cơ quan, tổ chức chủ quản của dự thảo chính sách, dự án đứng ra mời tổ chức, cá nhân phản biện.

Phản biện xã hội là công trình nghiên cứu nghiêm túc nên đòi hỏi nhiều kinh phí. Không có kinh phí để điều tra, khảo sát, đánh giá… thì chất lượng của phản biện rất thấp.

- Có giới hạn của phản biện xã hội. Đó là lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, đạo đức xã hội, đa nguyên đa đảng.

 

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 30/03/2013 00:06:01


Các pác à, em thì em kém lý luận chính trị, nên cứ hiểu phản biện xã hội là phản biện các v/đ của xã hội VN hiện nay. Nôm na là thế.

Em có câu hỏi tiếp:

1)Khái niệm này từ đâu ra? Các nước khác có khái niệm này ko?

2)Mục đích của phản biện xã hội để làm gì?

3)Ai được phép phản biện xã hội, ai có thể phản biện xã hội? Ai tiếp thu phản biện xã hội

4)Thực tế phản biện xã hội diễn ra ở VN trong thời gian gần đây thế nào? có diễn đàn cho phản biện XH hay ko? Có giới hạn gì (vùng cấm) trong phản biện XH hiện nay ko?

Cám ơn các pác cho em nâng tầm hiểu biết.

Trở về đầu

Posted By: Tự sướng đào ngũ trên 26/03/2013 23:25:09


Luật sư Nghị cho hỏi, khái niệm Phản biện xã hội được hiểu như thế nào?

Tôi thấy người ta hay dùng nhưng ko hiểu rõ nó là gì.

25/11/2024
Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>