Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Tổng số lần xem: 6852 - Tổng số hồi đáp: 5




Posted By: KietNA on 03/10/2015 02:18:45


Do vận tốc ánh sáng rất lớn, nên ở khoảng cách L thông thường (vài mét), trong phòng thí nghiệm,
không thể thấy được độ lệch thời gian truyền, giữa chiều đi và chiều về của ánh sáng.
(Vì vượt quá khả năng của đồng hồ nguyên tử, cao siêu nhất hiện nay, của loài người).
.
Nhưng với khoảng cách là khoảng 5000 km (dọc theo đường xích đạo),
thì độ lệch thời gian truyền giữa chiều Đông=>Tây, và chiều ngược lại Tây=>Đông, là khoảng 30 nano giây.
Đồng hồ cao siêu, chính xác nhất của loài người, trên các vệ tinh, của hệ thống định vị toàn cầu GPS,
có thể phát hiện được độ sai khác Δt đó:

Δt = (2.V.L)/(c²)
Trong đó:
- V là vận tốc dài tự quay của mặt đất.
- L là khoảng cách hai đầu truyền/nhận ánh sáng (hoặc sóng điện từ).
- c là hằng số vận tốc ánh sáng trong chân không.

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 29/09/2015 05:45:10


Em dân ngoại đạo, ko dám hỏi thêm để phân biết tính đúng sai của thuyết tương đối.

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 03/07/2015 17:01:26


Ban đầu, chính Anhxtanh chỉ phát biểu tiên đề là:
-Vận tốc ánh sáng không phụ thuộc vào vận tốc của nguồn phát.

Cái này đúng, cho tới tận giờ này. Không có một bằng chứng thực nghiệm nào bác bỏ điều đó.
Không có một hệ quả vô lý nào sinh ra từ điều đó.

Tuy nhiên, biến đổi (toán học) của Lorent thì có ý nghĩa rằng:
-Vận tốc ánh sáng không phụ thuộc vào vận tốc của người quan sát (hay của hệ qui chiếu quán tính đang sử dụng). Có nghĩa là:
-mọi người quan sát (hay hệ qui chiếu quán tính),
-đang chuyển động (thẳng đều) với vận tốc V bất kỳ (nhỏ hơn giá trị c = 300000 km/s),
-đều thấy (đo được, tính được) rằng, mọi photon chuyển động so với họ, với vận tốc chính xác bằng c = 300000 km/s.

Ý nghĩa của từ "bất biến" chính là ở chỗ đó.
Cái này thì sai, như tôi đã nói trong bài viết trước.

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 01/07/2015 05:00:52


Tiên đề đó sai !!!
Đã có nhiều bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng, tiên đề đó sai.
Xem "2LCD Relativity" (của Tôi) để có nhiều chi tiết hơn.
Sự hoạt động chính xác của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ, hiện nay, cũng cung cấp các bằng chứng chống lại thuyết tương đối.

Hệ quả:
1/Biến đổi Lorent sai. Biến đổi Lorent là điểm xuất phát ban đầu (cơ bản), cho thuyết tương đối, nên, kéo theo:
2/Thuyết Tương Đối của Anhxtanh sai, mặc dù có nhiều tiên đoán khá phù hợp với thực nghiệm.

Tất cả các lý thuyết khác, nếu là dựa trên tính bất biến của vận tốc ánh sáng, cũng sẽ sụp đổ theo.
Hoặc là, người ta phải nghĩ ra một "mánh" nào đó, để lý thuyết vẫn tồn tại, mà không cần đến tính bất biến của vận tốc ánh sáng.

Nếu phát biểu tiên đề khác đi, sẽ thu được "2LCD Relativity" của Tôi Cool.

http://www.studentkgu.vn/forum/posts/id_360/title_Gi-i-thi-u-t-c-ph-m-m-i-2LCD-Relativity/

Với người quan sát có vận tốc nhỏ, so với vận tốc ánh sáng:
-Cái mà bất biến
-Không phải là vận tốc ánh sáng, mà là:
-Tổng thời gian (đi + về) của tia sáng, trên cùng một đoạn đường, ví dụ, dài L .
-Nhưng vận tốc ánh sáng lúc đi, có thể khác lúc về !!!

Đó chính là nguyên lý hoạt động của sáng chế "Tốc kế Laze Độc Lập", của tôi, đã đăng ký, và đã được công bố.

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 20/04/2015 22:21:18


Anh Kiệt ơi, câu chuyện gì đây?

Tiên đề của Anhxtanh đã tồn tại bao nhiêu năm rồi, đã giải thích rất nhiều hiện tượng vật lý, đã ra đời biết bao nhiêu lý thuyết.

Nếu phát biểu tiên đề khác đi thì cái gì sẽ thu được?

Trở về đầu

Posted By: KietNA trên 13/03/2015 09:39:57


Vận tốc ánh sáng không phải là bất biến, kể cả trong điều kiện chân không.
(Light doesn’t always travel at the speed of light.
A new experiment reveals that focusing or manipulating the structure of light pulses reduces their speed, even in vacuum conditions)

https://www.sciencenews.org/article/speed-light-not-so-constant-after-all

15/11/2024