Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Tổng số lần xem: 6832 - Tổng số hồi đáp: 5




Posted By: CanNA on 11/03/2016 15:55:07


https://www.youtube.com/watch?v=ajZojAwfEbs

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 16/02/2016 00:08:32


Không thấy ông Kiệt nhắc đến trường sinh học và sóng tình là sao?

Thế là từ nay không còn HỐ nào ĐEN nữa! tại vì nay có thể NHÌN thấy nó nhờ bắt được SÓNG HẤP DẪN nhỉ. Tất nhiên là chỉ các nhà khoa học có thiết bị LIGO mới nhìn thấy thôi.

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 15/02/2016 07:14:00


-Trong "Trường Sóng Điện Từ", (do một máy phát nào đó phát ra), thì các hạt (hay vật), mang điện, sẽ bị dao động theo với cùng tần số của sóng.
Do vậy điện tử trong anten máy thu bị dao động, và tạo ra dòng điện trong anten máy thu (ví dụ: anten của Tivi).
.
Tương tự:
-Trong "Trường Sóng Hấp Dẫn", (do một máy phát nào đó phát ra), thì các hạt (hay vật), mang khối lượng, sẽ bị dao động theo với cùng tần số của sóng.
-Máy thu sóng (Tại trạm nghiên cứu LIGO) hoạt động theo nguyên lý: phát hiện sự dao động của các phần tử mang khối lượng, khi có sóng hấp dẫn truyền đến.
.
Tuy nhiên, các phần tử mang khối lượng có thể bị dao động do rất nhiều nguyên nhân khác, gọi là "nhiễu" (sóng cơ học, sinh ra từ các chấn động do xe hơi, sóng biển,...).
Vì vậy, thiết bị LIGO phải rất nhạy, nhưng phải khử được các "nhiễu".
-Người ta dùng hai thiết bị như nhau, đặt tại hai vị trí khác nhau (trên mặt đất).
-Nếu là "nhiễu":, thì hai thiết bị có tín hiệu ra khác nhau.
-Nếu là  "thật", từ bên ngoài đến (từ Vũ Trụ), thì hai thiết bị có tín hiệu ra giống nhau.
.

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 13/02/2016 07:32:55


Nếu phát hiện thành công "Sóng Hấp Dẫn", bằng thực nghiệm, thì đó là bằng chứng, chứng minh cho tiên đoán về sự tồn tại của "Sóng Hấp Dẫn".
Trong Vật Lý Newton (trước Anhxtanh):
-Chưa có khái niệm "Sóng Hấp Dẫn".
-Chưa biết cách tính cường độ của sóng (nếu có).
-"Trường Hấp Dẫn" được cho là "lan truyền tức thời".

Trở về đầu




Posted By: KietNA on 13/02/2016 07:23:33


-"Sóng Điện Từ": sinh ra khi một hạt (hay vật) "mang điện" dao động.
Ví dụ: các "điện tử", dao động trong anten máy phát, sẽ gây ra sóng điện từ (lan tỏa vào không gian).
.
Tương tự:
-"Sóng Hấp Dẫn": sinh ra khi một hạt (hay vật) "mang khối lượng" dao động.
Tiên đoán: các "vật thể mang khối lượng", dao động trong không gian, sẽ gây ra "sóng hấp dẫn" (lan tỏa vào không gian).
.
Do "Sóng Hấp Dẫn", được tiên đoán, là rất yếu, nên, hy vọng, có thể phát hiện được sóng đó, khi một "Vật Thể Có Khối Lượng Rất Lớn", dao động.
"Vật Thể Có Khối Lượng Rất Lớn" chính là Hố Đen.
.

Trở về đầu

Posted By: HienVC trên 13/02/2016 04:12:24


Các ACE VL có thể cho tôi biết một cách đơn giản nhất sóng hấp dẫn từ hố đen mà các nhà khoa học mới phát hiện ra là gì không ?
Sóng này và Định luật vạn vật hấp dẫn có liên quan gì đến nhau không và việc phát hiện ra sóng này có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của vật lý học nói riêng và khoa học nói chung ?
Xin cảm ơn trước.

23/01/2025