Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 18524 - Tổng số hồi đáp: 44




Posted By: BinhPT on 05/10/2010 22:05:10


Chị Hạnh và Linh ơi,

Trong các bài thơ học từ xưa, đến giờ em vẫn nhập tâm bài thơ "Nhớ rừng" và bài "Ly rượu thọ" . Chẳng may đúng bài Lam hỏi thôi. Mặc dù cấp 2 và 3 đều đi thi văn miền Bắc, nhưng so với người KGU thì em phải ngồi im luôn vì nhiều bạn viết hay quá. Chị Hạnh chịu khó tham gia hội mình cho vui nhé! 

Linh có ra Hà Nội được ko đấy? Lam nữa? Mới thấy có mỗi Bồng Lai thôi, còn các chị hăng hái từ đàu thì đâu cả rồi?

Trở về đầu




Posted By: LinhND on 05/10/2010 20:00:42


Câu cuối "đợi các cậu ở HN nhé"

mình thấy cũng vần đấy.

Ai viết vậy? Nhà thơ Thế Lữ hay Bình P?

vì mình ko biết bài thơ này. 

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 05/10/2010 19:30:00


Trong Album ảnh của mình có ảnh chụp chung mấy đứa sinh viên bọn mình với cụ Thế Lữ, khi cụ sang thăm LX và đến Kisinhốp thăm Pha đấy! Thế mới biết mọi người chẳng chịu vào thăm "nhà" của nhau gì cả! Mình còn nhớ lúc gặp cụ, cụ được được người ta tặng mấy tập thơ Nga (khi ấy chưa có ai dịch ra tiếng Việt cả).  Mấy lần cụ đã chọn bài thơ ngẫu nhiên và bảo mình dịch nghĩa cho cụ nghe, mình cố gắng dịch từng câu từng chữ cho sát nghĩa, dịch đến đâu thì cụ ứng khẩu đọc ngay một câu thơ rất vần, và rất... thơ! Tiếc rằng ngày ấy không có máy ghi âm mà ghi lại. Sau này về nước, vì là bạn của Pha-Hạnh, mình còn được nhiều dịp đến yết kiến 2 cụ Thế Lữ và Song Kim, những tên tuổi lớn trong Làng Văn Thơ và Kịch nói của nước nhà.

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 05/10/2010 15:15:27


Hay that. Tu Nam Cao sang The Lu nhanh the.

Trở về đầu




Posted By: HanhLT on 05/10/2010 12:10:35


Vẫn biết từ thời SV Lam đã có tâm hồn "phiêu diêu..." không ngờ Bình Phạm cũng vậy, các em thuộc thơ như thế chắc phải yêu thơ lắm...thanks. Khi nào ra HN đến nhà chị chơi nhé.

Chào HT Ngọc - Hai cụ Thế Lữ, Song Kim là song thân của anh Pha, còn chị là chị gái khác cha khác mẹ của anh Pha.

Trở về đầu




Posted By: BinhPT on 04/10/2010 22:37:44


Lam ơi,

Bài này mình cũng thuộc lòng. Có môtj số từ mình nhớ hơi khác, nhưng căn bản cậu quên mất một đoạn  nên phần cuối của cậu chưa chuẩn :

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán
Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Đợi các cậu ở Hà Nội nhé

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 04/10/2010 22:08:46


Chị Lam nói rõ Thế lữ là phụ thân của ai? Chứ viết như chị làm sao ai biết được, anh Pha chị Hạnh là anh em khác cha, khác mẹ cơ mà.

Bài thơ đó là bài “Nhớ rừng”, 1 trong những bài ra đời rất sớm của phong trào Thơ Mới, những năm 1930 của thế kỷ trước. Thế Lữ cũng được coi là người đi tiên phong trong Thơ mới.

Trở về đầu




Posted By: LamTB on 04/10/2010 21:59:29


Vân ơi, đây là bài thơ bất hủ của nhà thơ Thế Lữ, phụ thân của anh chị Pha Hạnh, OB76. Cả nhà mình đều rất thích bài thơ này và ai cũng thuộc. Riêng mình thì trí nhớ phần nào giảm sút nên chỉ nhớ được như vậy, cần nhờ các bạn tương trợ đây.. 

Trở về đầu




Posted By: LamTB on 04/10/2010 21:38:23


Chị Hạnh ơi, còn em khi đọc bài báo đó thì thấy họ đã miêu tả về tài diễn kịch của các cụ thật sinh động, và các cụ là một cặp thật dễ thương. Em cứ vừa đọc bài báo lại vừa nhớ bài thơ vịnh con hổ ở vườn bách thú của cụ ông, nhớ tới giọng ngâm thơ sang sảng và đầy cảm hứng của cụ ông nhà em:

"Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

Khinh lũ người kia ngạo mạn ngản ngơ,

Dương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm

Nay bị sa cơ nhục nhằn tù hãm

Làm một trò lạ mắt thứ đồ chơi,

Bị ngang hàng cùng lũ gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Nay, ta sông trong tình thương nỗi nhớ

Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa,

Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già

Trong tiếng gió gọi ngàn với giọng gầm thét núi

Ta hát khúc trường ca dữ dội

Bước chân đi dõng dạc đàng hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

Vờn những đám âm thầm lá gai cỏ sắc

Trong đêm tối, mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho vạn vật phải im hơi

Ta biết ta là chúa tể muôn loài

Giữa chốn cỏ cây không tên không tuổi

Còn đâu những đêm dài bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những chiều lênh láng máu trên ngàn

Ta lặng ngắm giang san hùng vĩ ...

Em nhờ anh chị sửa lại những câu nhớ chưa chính xác và viết tiếp phần còn lại nhé.

 

 

 

Trở về đầu
24/11/2024
<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>