Tổng số lần xem: 12642 - Tổng số hồi đáp: 33 |
|
Posted By: ThongNV on 23/02/2011 21:27:30 |
|
Trả lời câu hỏi của HT Ngọc thật là khó vì chúng ta từ khi được học văn, thơ đã được thày, cô giảng rất hay về thơ của TH. Những bài được xuất bản cũng là những bài khen, không thấy xuất bản những bài phê bình theo tính chất "mổ sẻ". Văn thơ cũng như con người không thể trọn vẹn được. Cả cuôc đời của một nhà thơ cũng phải có bài rất hay, hay, bình thường và tất nhiên có bài không hay. Đối với những tác phẩm thơ của TH không thấy những bài phê bình "nặng tay" không có nghĩ là thơ của Người tuyệt vời đến mức không có bài không hay. Không có người chê thơ của Ông có thể còn vì 1001 lý do. Truyện ngắn "cây táo ông Lành" đã đăng trên báo Văn nghệ là một ví dụ. Chính điều đó đã rất khó khăn cho chúng ta những người "bất đắc dĩ" phải làm cái công việc không thuộc chuyên môn của mình. Xin lỗi các bạn, tôi không thể đưa ra nhận xét chung về thơ của TH, mà chỉ nói lên cảm xúc của mình khi đọc thơ của Người: 1. Thơ của TH viết dễ hiểu, không bắt người đọc phải tư duy nên thơ của Ông có tính phổ thông cao đối với mọi người; 2. Đọc thơ của TH tôi thấy nó cứ trơn tuột, không lắng đọng lại điều gì. Tôi rất thích đọc thơ của Chế Lan Viên, Xuân Diệu. 3. Những bài thơ Ông viết thời thanh niên hay hơn sau này, đặc biệt hay hơn nhiều các bài thơ viết mang tính thời sự. Tôi có cảm nhận những gì người ta viết ra với mục đích thời sự thì cũng ra đi cùng năm tháng, viết với sự rung động của trái tim, viết vì nghệ thuật thì ở mãi với thời gian. Tôi còn nhớ bài tùy bút " Đường chúng ta đi" của nhà văn Nguyễn Trung Thành đã nổi tiếng trong thời chống mỹ, nhưng nay có mấy ai còn nhớ. Tôi comm. muộn vì phải đọc lại một số bài thơ của ông để kiểm tra lại cảm nhận của mình.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhanhT on 17/10/2010 23:38:11 |
|
Có chuyện tớ kể, số là thơ của mấy ông nhà thơ vị nghệ thuật rất được chính quyền Sài gòn xài. Thơ của họ với nhạc vàng… được SG dùng làm công cụ của các vị tuyên úy chăm sóc tâm hồn cho lính ngụy. Lính SG ngày đên ngân nga, vi vu, tưởng nhớ gia đình, vợ con… nên tinh thần chiến đấu suy giảm. Quân ta đọc thơ TH với tình thần xung phong, đi tới, đánh cho lính SG chạy re. Cho nên có người nói rằng mấy ông vị nghệ thuật này cũng có công đánh vào quân địch đấy. Hehe… Tờ khịa ra cái này post lên ko phải để kiếm thêm điểm của HT để thăng sao đâu nhá. Chỉ là chèn cái comment của Hải Lông xuống, kẻo mỗi lần mở diễn đàn nó treo cái “xin lỗi…” trông kỳ quá ha.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 16/10/2010 20:35:13 |
|
Anh Khánh ơi, em xin lỗi là em nói "phản biện" cho nó "oai" thôi, thực ra là trao đổi lại, làm rõ hơn vấn đề mà anh nói chỉ gói gọn trong mấy câu, nên cũng hơi khó hiểu. Rất đồng ý với anh là: cả nước ta, dân tộc ta, bao gồm cá nhân TH, thời kỳ ấy không thể làm gì khác được! Như người ta thường nói, lịch sử đã sinh ra TH và TH đã làm nên lịch sử bằng những bài thơ CM đầy nhiệt huyết. TH đã có đóng góp lớn, làm nên (một trong những) "đỉnh cao của thơ ca CM VN" (như dãy núi có nhiều ngọn!) của thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tóm lại, là không nên nói hay tìm một đỉnh cao về thơ chung chung!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhanhT on 15/10/2010 22:22:15 |
|
Như thế mà Hải nói là "phản biện" à, hay là "phản biện" đề tài vậy. Chắc thế. Hải nói cũng ý như anh nói thôi, chẳng qua là cái thời toàn dân tộc phải tập trung giải phóng thì có như thế, thậm chí không như thế không được, có phải không? cho nên khi Hải viết "Ông nào đó khen thơ TH mới là lạ..." mới đọc dễ hiểu khác đi, nên có bạn mới trích thơ TH ca ngợi cụ Xử-ta-lỉn! TH la nhà thơ cách mạng, TH cũng trong hoàn cảnh cm, nhiệt huyết, chân thật, nên anh mới ứng với câu của VP "Tội nghiệp nhất là ta nói chân thành rất mực/Chưa biết rằng “trời” còn xanh hơn “trời xanh” đó em à. Và đúng là thơ TH là đỉnh cao trong thời kỳ ấy. Về mặt bút pháp làm thơ thì ông không tạo ra cái mới như những nhà thơ mới mà Hoài Thanh có bình phẩm. Tuy nhiên TH sử dụng bút pháp ấy rất nhiều và thuần thục còn nhiều hơn cả những nhà thơ mới, thêm nữa ít ai bằng TH tiếp thu nền thơ ca dân gian, ca dao, hò vè... vào thơ của mình lại rất nhuần nhuyễn, rất hợp với yêu cầu c/m với quần chúng đông đảo là nông dân, 98% còn mù chữ, làm sao họ có thể tiếp thu được nhớ được nhưng thơ ca hàn lâm... Vì vậy thời ấy cũng đã có cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị dân sinh, và thơ TH thì đã rõ vị gì rồi. Khi TH ngồi tù là lúc các nhà thơ khác còn mải bàn về nghệ thuật thơ, cho nên mới có câu: "để tâm hồn treo ngược lên cành cây..." đó mà. Cũng vậy có toán học cơ bản và toán học ứng dụng và HT đã có bài toán học vị nhân sinh đó thôi. Và đừng có coi thường toán học vị nhân sinh nhỉ.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 15/10/2010 19:42:21 |
|
Anh Khánh ơi, em xin phép được “phản biện” lại anh nhé! 1.Nhà thơ Việt Phương: Bài thơ của VP đầy đủ (dưới đây) viết về quan điểm, tầm nhìn, cách ứng xử...(bao gồm sản phẩm của chúng là: THƠ, VĂN...) một thời. Tất cả là của "TA" tức là của "TẤT CẢ MỌI NGƯỜI CHÚNG TA" (của cả nước: LĐ và ND), mà trong đó TH chỉ là một THÀNH VIÊN (mặc dù là thành viên rất quan trọng, vì TH từng tham gia LĐ), nhưng không thể GÁN cho 1 mình TH quan điểm, tầm nhìn, cách ứng xử...và cả giá trị của các sản phẩm THƠ thời ấy! Tác giả: Việt Phương Tháng Ba 13 Năm xưa ta nói rất nhiều “cực kỳ” và “hết sức” Tội nghiệp nhất là ta nói chân thành rất mực Chưa biết rằng “trời” còn xanh hơn “trời xanh” Ta thiếu sự trầm lắng đúc nên bởi nhiệt tình Ta cứ nghĩ đồng chí rồi thì không ai xấu nữa Trong hàng ngũ ta chỉ có chỗ của yêu thương Đã chọn đường đi, chẳng ai dừng ở giữa Mạc-tư-khoa còn hơn cả thiên đường Ta nhất quyết đồng hồ Liên-xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ Hình như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ Sự ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao Một phần tư thế kỷ qua đi và bây giờ ta đã biết Thế nào là thương yêu thế nào là chém giết Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao Sức ta tăng bội phần khi ta say đến trở thành rất tỉnh Ta đã có thể nói với quân thù những lời bình tĩnh: “Tất cả những gì xấu xa của tao là thuộc về mày Tất cả những gì tốt đẹp của mày là thuộc về tao” Năm xưa ta vô tình tô đẹp cuộc đời để mà tin Nay ta càng thêm tin mà không cần tô gì nữa Quen thuộc rồi mọi bất ngờ kỳ lạ Ta đã trả giá đau và ta đã học nhìn Ta đã gặp những điều không hề chờ đợi gặp Nào đâu phải chỉ là rắn phục giữa vườn hoa Những kẻ tốt đến yếu mềm chỉ là đồ giẻ rách Rắn còn nằm cuộn khúc giữa lòng ta Ta suy nghĩ tám nghìn đêm đánh giặc Nghiền tâm tư cùng những hạt ngô bung Giữa đạn bom ta lọc ra hạnh phúc Tim dần trong sáng mãi đến vô cùng Ta đã sống những phút giờ sự thật Tầm dân tộc ta và kích tấc loài người Bừng vẻ đẹp chắc và bền của đất Thung lũng đau xưa vàng rực những mùa vui Ta hiểu được những ai đã sai và có thể còn sai Và chất người trong ta cộng sản thêm chút nữa Trút vỏ thần tượng đi càng lồng lộng con người Phía trước, đằng sau, bên ngoài và chính giữa Như Quảng Bình, Vĩnh Linh càng yêu thương trong khói lửa Ta nhìn hết sự xấu xa và bỗng nở nụ cười Mở đài địch như mở toang cánh cửa Nghe nó chửi ta mà tin ở ngày mai Ta đau lắm những nỗi đau sinh nở Cuộc đời thân như hơi thở ta ơi Ta vui lắm những niềm vui cởi mở Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi 1969 2. Nhà Toán học: Xét về chuyên môn, Nhà Toán học không thể đo đạc được "đỉnh cao" của thơ, văn, vì không có "công cụ toán học" nào để làm việc này. Hôm trước, em có đề xuất: Toán thông kê có thể cho biết các giá trị tương đối nào đó. Còn nói "Thơ TH là đỉnh cao khi TH ở đỉnh..." có lẽ là không đúng! Một chú "Lùn" trèo lên cây cao rôi kêu to lên rằng "tớ cao hơn tất cả mọi người rồi" thì cũng chẳng ai tin đâu!. Thấp hay cao phải có người khác dùng thước đo một cách khách quan chứ!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 15/10/2010 10:01:47 |
|
Cám ơn Ngọc nhé. Thế mới là bài "Kiểm tra trí nhớ người già"!. Mình nhớ "láng máng" là Thanh Hoa đi MOSKVA/ KHARKOV, nhưng lại ghi vào là KHARKOV. Hôm trước nói về bà chị họ vợ là "VÂN KẸO", cũng bị nhầm, thực ra "bà chị" đi MOSKVA chứ không phải là ODESSA.
|
Trở về đầu |
|
Anh Lông ơi, Thanh Hoa học dự bị ở Kishinhev năm học 1974-1975, sau đó lên MGU học, ko phải ở Kharkov đâu. Thanh Hoa và chồng, cậu Châu là cùng năm phổ thông với bọn em. Châu học khoa Toán Cơ. Châu là con ca sỹ Tân Nhân, người hát bài “Xa khơi” đầu tiên và rất hay.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhanhT on 14/10/2010 18:05:22 |
|
Có hai nhà, viết và nói ứng được với thơ TH: Nhà thơ Việt Phương thời ấy viết: Năm xưa ta nói rất nhiều “cực kỳ” và “hết sức” Tội nghiệp nhất là ta nói chân thành rất mực Chưa biết rằng “trời” còn xanh hơn “trời xanh” Ta thiếu sự trầm lắng đúc nên bởi nhiệt tình Nhà toán học nói rằng: thơ TH ở đỉnh cao khi, và chỉ khi TH ở đỉnh… cao trào cách mạng GPDT, sau này sang gđ hòa bình xây dựng thì ông đã già.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 13/10/2010 19:55:11 |
|
Có một bài viết (của một "Người ngoại đạo" như chúng ta?), đăng trên tờ "CAND" có tựa đề: "Một số nhận định sai lệch về nhà thơ Tố Hữu", thiết nghĩ mọi người cũng nên đọc để có thêm thông tin: http://vnca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=53680 Cũng xin nói thêm: Cụ Tố Hữu sinh thời rất quan tâm đến Khoa học công nghệ, trong đó có Sinh học và Khoa học nông nghiệp. Những người KGU ở Viện Di truyền Nông nghiệp, như anh Vũ Đức Quang (OB73), Đinh Luyện (OB73) đương kim VT Lê Huy Hàm... hẳn còn nhớ Cụ TH (với cương vị PCT HĐBT- Phó Thủ tướng) đã từng ủng hộ và giúp đỡ Viện DTNN như thế nào? Một thông tin "quan trọng" khác là TS. Nguyễn Thanh Hoa - con gái cụ TH (..."Hoa ơi - con gái của cha, Cha nâng con nhé làm hoa mừng Người"..., khi Bác Hồ đi họp HN các nước XHCN năm 1960 về nước, TH ra đón bác mang theo Thanh Hoa, 4-5 tuổi, đưa Bác bế), cũng đã từng HỌC DỰ BỊ TẠI KGU (cùng K78?)! sau chuyển đi học LÝ SINH (một ngành rất hay kết hợp VL và OB) tại Kharkov. Thanh Hoa cũng từng là đồng nghiệp của tôi tại Viện SV-VKHVN. Sau này cùng chồng (GS. Trần Thanh Châu, nhà VL-Cơ học cũng ở VKHVN) sang Đức làm việc cho đến bây giờ. Một số bạn KGU, như TTThu (OB78) chơi thân với Thanh Hoa có thể cung cấp thông tin nhiều hơn.
|
Trở về đầu |
|
Tôi vốn ko biết nhiều về thơ ca, sáng tác lại càng ko thể. Nhân mới có hội thảo về thơ Tố Hữu nhân dịp 90 năm ngày sinh của nhà thơ, tôi rất mong những bậc kỳ tài thơ ca trong Hội KGU chỉ giáo, thơ Tố Hữu có là đỉnh cao nghệ thuật hay ko? Theo những gì được học, được truyền thông thì thơ TH là rất hay, rất có giá trị, có tính nghệ thuật cao. Tôi cũng cảm nhận như vậy, nhưng tôi chỉ là một người ko có trình độ gì về thơ ca. Biết đâu như trong âm nhạc, nhiều người chỉ nghe thấy nhạc pop là rất hay, nhưng có thể nó chưa là đỉnh cao âm nhạc (như nhạc cổ điển). Ngoài ra tôi đã được đọc 1 bài của một nhà thơ nổi tiếng trong làng thơ VN, chê thơ TH. Kẻ quê mùa như tôi ko biết thế nào mà lần, nên rất mong các vị cao niên về thơ ca trong Hội KGU (như anh Phư, anh Cơ, em Vân, ..) chỉ giáo hộ về thắc mắc này. Xin cám ơn các anh chị.
|
|