Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 10877 - Tổng số hồi đáp: 25




Posted By: Kẻ ham chơi on 17/03/2011 23:22:41


@HaiNV: Anh chuyển sang "ngồi chơi" (í chết: NC) trên lĩnh vực lịch sử. MoN em xin cung cấp thêm tư liệu nè: Trong số 54 dân tộc anh em, dân tộc "Hà Nhì" vừa tăng dân số sau khi Hà Nội được mở rộng. Anh update nhé.

Còn chuyện họ Nông thì "iem xin!". Quê em ở Hải Dương, mấy nhà khoa học tỉnh em đang đau đầu vì cái vụ tìm công nghệ cho mục tiêu 1.000 tấn "lông" sản phụ năm nay đấy.

@3chai: Ở Thủ Dầu Một cũng có tên Đường Huỳnh Văn Nghệ (chả là Sở KH&CN "nhà cháu" nằm ở đó).

Trở về đầu




Posted By: HanhLM on 08/11/2010 09:19:07


Các anh chị ơi, "Dân ta phải biết sử ta, cái gì không biết thì... tra Gu Gờ" mà.

Lo gì!?

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 06/11/2010 19:43:13


Ta đã phải trả giá rồi. Một trong những biểu hiện đó là học sinh không thích học sử của ta vì sử theo cách viết vừa rồi là chưa được khách quan, trung thực.

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 06/11/2010 14:52:03


Ừ, hình như có thời chúng ta đã nã AK47 (mạnh hơn súng lục nhiều) vào quá khứ. May mà các cụ rộng lượng không đáp trả bằng đại bác.

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 06/11/2010 11:01:41


Cách đây hai năm vào các ngày 17-18.10.2008 tại TP Thanh Hóa, Hội nghiên cứu lịch sử VN và  Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội thỏa khoa học cấp quốc  gia:“Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam”.

Đây là hội thảo nhằm kỷ niệm 450 năm Nguyễn Hoàng đi nhậm chức trấn thủ Thuận Hoá rồi sau đó là lưỡng Quảng thời Lê Trung hưng. Hội thỏa đã thu hút hơn 400 nhà khoa học từ khắp đất nước và cả quốc tế tham dự.

Do những biến động lịch sử, cách nhìn nhận và đánh giá của hậu thế về vai trò của chúa Nguyễn và triều Nguyễn có rất nhiều thay đổi qua mỗi thời kỳ. Đã có thời  ta thiên về  phê phán, thậm chí mạt sát vương triều Nguyễn. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu “nhận thức lại lịch sử” đã trở thành nhu cầu của thời đại.

Nhận thức lại triều Nguyễn - như GS Phan Huy Lê  nói trong lời đề dẫn - luôn là một tất yếu, và một quá trình vận động, không có chân lý cuối cùng. Cũng vì thế mà tại hội thảo lớn nhất từ trước đến nay về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn có những vấn đề vẫn còn tiếp tục cần được làm sáng tỏ.

Với khối lượng báo cáo đồ sộ: 91 báo cáo, 800 trang, các nhà khoa học đã chia làm ba nhóm đề tài  để thảo luận: “Chúa Nguyễn”, “Vương triều Nguyễn”, “Di sản văn hóa".

Về chúa Nguyễn, công lao không thể phủ nhận là: khai phá và xây dựng Thuận - Quảng, mở mang lãnh thổ và xác lập chủ quyền trên đất Nam Bộ. Nhưng còn tranh cãi gay cấn nhất là quan hệ Nguyễn - Tây Sơn và xác định công lao thống nhất đất nước. Hành động cầu viện Xiêm của Nguyễn Ánh - tuy không thành vì 5 vạn quân Xiêm đã bị chiến thuyền của Nguyễn Huệ đánh tan tác ở Rạch Gầm - Xoài Mút, nhưng cũng vẫn cần được đặt lên bàn cân lịch sử.

Về vương triều Nguyễn, thành tựu vĩ đại nhất là đã xác định chủ quyền lãnh thổ trên một dải giang sơn tương đương nước Việt hiện nay; xây dựng được chính quyền quân chủ tập trung hoàn thiện nhất trong lịch sử đất nước; thiết lập bộ máy luật pháp, hành chính; xây dựng nền kinh tế có chủ quyền, có thông thương; bắt đầu manh nha ý tưởng canh tân xã hội. Nhưng có đặt ra trách nhiệm của vương triều Nguyễn trước lịch sử, trước dân tộc về việc đã thực hiện một chính sách ngoại giao cứng nhắc, về những sai lầm chiến lược dẫn đến thất bại trước sức mạnh quân sự Pháp, dẫn đến mất nước hoàn toàn vào tay thực dân Pháp năm 1885 hay không?

Với các di sản văn hóa triều Nguyễn cũng vậy. Ba di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới: đô thị cổ Hội An, kinh thành Huế, nhã nhạc cung đình Huế. Hệ thống giáo dục, thi cử thời Nguyễn, hệ thống văn bia đồ sộ, kho thư tịch khổng lồ… còn lại đến ngày nay ghi nhận thành tựu vĩ đại mà dân tộc ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn.

Nhưng cũng không thể không nhận thấy chính tinh thần Nho giáo rập khuôn của phong kiến Trung Hoa đã không còn là công cụ để trí thức VN nhận thức thời đại, chính vì thế các ý tưởng canh tân của những vị vua như Minh Mạng đã không thể kịp vận hành để thành thể chế khiến VN trở nên yếu ớt và lạc hậu trước các thế lực kinh tế, quân sự từ phương Tây tràn sang.

 Vương triều Nguyễn - một trong những triều đại vĩ đại và phức tạp nhất trong lịch sử dân tộc - cần được và đòi hỏi phân tích, đánh giá lại khách quan, công bằng, trung thực, tạo những tiền đề khoa học cho việc biên soạn lại một bộ quốc sử của  Việt Nam.

GS Phan Huy Lê thay mt Hi Khoa hc lch s  đã có ý kiến trong phiên bế mạc: “Quá kh vn phc tp và nng n, nhng đánh giá sai lm ca nhà khoa hc càng làm cho nó nng n hơn. Cách đánh giá không tha đáng v cha ông đã đè nng lên tâm tư ca nhiu người. Hi tho này đã gii ta được tâm lý nng n đó. Chúng ta sòng phng vi quá kh thì s gii ta được trn vn”.

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 31/10/2010 17:45:18


Theo hướng dẫn của các chuyên gia công nghệ thông tin KGU, đề nghị ông 3Chai nhanh chóng thiết lập hệ thống bàn phím (thật/ ảo) để gõ cho nhanh, làm sao gõ tiếng gì cũng phải như nhau chứ! 

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 30/10/2010 16:43:38


Một chữ Nga tốn thời gian bằng ba chữ Việt anh Lông à.

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 30/10/2010 16:03:19


Ông 3Chai cứ viết mỗi entry có mấy chữ thế này thì chẳng mấy chốc ông lên cấp trên của tôi đấy!

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 30/10/2010 06:19:48


@Lông thượng tướng:

Ну КГУ, погоди! 

Trở về đầu

Posted By: 3Chai trên 10/10/2010 07:42:12


Vớt vát ăn theo ĐLTL, sáng nay CN nhân lúc bà chủ đi chùa, 3Chai có mấy suy nghĩ về một bài thơ nổi tiếng, đem ra lạm bàn mong được cao nhân NgườiKGU chỉ giáo.

 

Nguyên văn bài thơ có 2 câu rất được nhiều người thuộc:

 

Từ độ mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

 

Nhưng mà theo 3Chai tui, dị bản sau đây được nhiều người nhắc đến hơn, có lẽ do sự đối nhau chan chát hơn.

 

Một thuở mang gươm đi mở cõi

Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long

 

Một bài thơ rất hay! Nghe nói nó được viết ra trong những phút xuất thần của tác giả, một người chưa hề được đặt chân đến Thăng Long-Hà Nội.

 

***

Là người Việt Nam, tôi yêu Thăng Long. Là người Sài Gòn, tôi cũng tri ân các chúa Nguyễn và bao thế hệ cha ông Nam Tiến đã để lại cho chúng ta một dải đất hình chữ S tuyệt đẹp như hôm nay. Tự nghìn năm, bao nhiêu liệt sĩ  Việt Nam đã bỏ mình ở Hát Giang, Bạch Đằng Giang, Hoàng Sa hay Quảng Trị... họ đều là những bậc anh hùng cho con cháu tôn thờ. Điều ấy khỏi cần bàn cãi.

 

***

Những cuộc chiến chinh phạt là cách thức bình thường từ nghìn xưa cho các nền văn minh sinh ra, phát triển và tàn lụi. Nhưng đạt đến nền văn minh hôm nay, nhân loại hầu như đã thống nhất được với nhau rằng chiến tranh không phải là giải pháp tốt cho phát triển.  

 

Tổ Quốc chúng ta từ hàng nghìn năm đến nay vẫn phải tiếp tục đối phó với nạn Bắc xâm xuất phát từ nếp suy nghĩ rằng nền văn hóa Trung Hoa luôn là thượng đẳng. Trung Hoa đã nuốt chửng nền bao văn hóa khác như Hoa Hạ (Nam Trường Giang), Kim (Đông Bắc, Mãn Thanh), Choang (Quảng Tây), Hồi (Tân Cương), Phật Giáo Mật Tông (Tây Tạng), thì cớ sao Việt lại là ngoại lệ?

 

Nhưng nhìn lại mình, chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí hậu duệ của các vương triều xa xưa đã từng tồn tại ở Trung Bộ và Nam Bộ, những nền văn minh một thời rực rỡ nay chỉ còn phế tích những tầng tháp cổ. Họ đã và đang hòa nhập vào một Tổ Quốc Việt Nam chung với đóng góp của nhiều rất nhiều nền văn hóa khác, không nhất thiết phải là của người Kinh. Nhưng đến lượt người Việt, có phải rằng chúng ta cũng chịu ảnh hưởng Bắc thuộc rất nặng nề với suy nghĩ rằng văn hóa Việt là trên hết trên dải đất hình chữ S này?

 

***

Vậy để bảo vệ Tổ Quốc, chúng ta trước hết hãy tự mình cởi bỏ niềm tự hào về những thanh gươm chinh phạt đã mỡ cõi cho ngày hôm nay người Sài Gòn thương nhớ đất Thăng Long.

 

Trần Bắc Hải



***

 

NHỚ BẮC

 

Ai v Bc, ta đi vi

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng

Từ độ mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

 

Ai đi v Bc xin thăm hi

Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa

Hoàn Kiếm hồn xưa Linh Quy hỡi

Bao giờ mang kiếm trả dân ta?

 

Ai v Bc, ta đi vi

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng

Từ độ mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng

Mà ta con cháu mấy đời hoang

Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ

Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương!

Vẫn nghe tiếng hát trời quan họ

Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn

Vẫn nhớ, vẫn thương mùa vải đỏ

Mỗi lần man mác hương sầu riêng…

Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên

Chinh nam say bước quá xa miền,

Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm!

Muốn trở về quê, mơ cánh tiên.

Ai đi về Bắc xin thăm hỏi

Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa

Hoàn Kiếm hồn xưa Linh Quy hỡi

Bao giờ mang kiếm trả dân ta?

 

Huỳnh Văn Nghệ, Sài Gòn 1940

25/11/2024
Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>