Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Tổng số lần xem: 5329 - Tổng số hồi đáp: 9




Posted By: KhanhT on 16/12/2010 00:26:04


Thật là "tư tưởng lớn gặp nhau", cứ nhắc đến a.Thắng là nghĩ đến bài "SAU BÀN RƯỢU" này' là bởi có cô nàng ngày xưa hát tặng anh Thắng hồi còn ở KGU, hôm rồi tớ kể cho nghe, vì nàng đang sửa nhà nên không vào máy được, bảo tớ gửi lại a.Thắng giup. Tớ bảo chuyện nhỏ, thế là post lên. Hôm nay có ý của Khoa tớ tìm clip có phụ đề karaoke thay vào để mọi người vừa nghe vừa karaoke luôn cho nhớ đến khi gặp và "ZÔ" ở du xuân 2011 ha.

Trở về đầu




Posted By: KhoaDT on 15/12/2010 11:14:58


a Khánh ơi, bài hát "SAU BÀN RƯỢU" này chính em đã remind lại cho anh Thắng hôm gặp nhau ở HCM và 2 thằng đã cùng nhau hát được 1 đoạn đầu, còn lại thì không nhớ. Nay có đầy đủ lời bài hát chúng ta se cùng ca với nhau sau khi "ZÔ" ở hội du xuân KGU. Em Khoa. 

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 12/12/2010 14:18:20


Nhân giúp post bài Ромашки спрятались mà một bạn nữ KGU gửi tặng A.Thắng, tớ gửi lời thơ bài này để mọi người tham khảo khi xem và nghe hát. Trong bài có từ горький, nghĩa tương tự như горький trong bài thơ "Đợi anh về" mà TH dịch:

Полный текст песни

слова И. Шаферана, музыка Е. Птичкина
из кинофильма Моя улица

 

Ромашки спрятались, поникли лютики,

Когда застыла я от горьких слов.

Зачем вы, девочки, красивых любите -

Непостоянная у них любовь,

Зачем вы девочки, красивых любите,

Непостоянная  у них любовь.

 

Сняла решительно пиджак наброшенный,

Казаться гордою хватило сил.

Ему сказала я: "Всего хорошего!",

А он прощения не попросил.

 

Ромашки сорваны, завяли лютики,

Вода холодная в реке рябит.

Зачем вы, девочки, красивых любите -

Одни страдания от той любви!

Зачем вы девочки, красивых любите,

Непостоянная  у них любовь.

Trở về đầu




Posted By: PhuND on 28/11/2010 18:32:15


Bài dịch của Thảo rất sát nghĩa. Còn bài phê bình mà Vân gửi cho mọi người thì sai nhềiuu quá:

1. Trong khổ đầu, Tố Hữu dịch:

" Em ơi đợi Anh về
Đợi Anh hoài Em nhé "

Tố Hữu đã dùng câu điệp là thừa, hơn nữa từ " hoài " làm nghĩa câu thơ bị sái (hoài công, phí công). Cả hai câu này là lời nhắn nhủ của người lính ở xa. Anh nhắn nhủ thế là đúng, nhưng còn Anh thì sao? Không thấy nói đến. Do đó câu thơ trở nên một chiều.

Còn trong nguyên bản là :

" Em ơi, đợi Anh!
Anh sẽ về "

Hai câu là hai vế khác nhau. Một vế nhắn nhủ Em, còn một vế nhắn với Em rằng: Anh sẽ về. Đây là niềm tin hi vọng của cả hai bên, và cũng là niềm chung thủy của người lính ở ngoài mặt trận.

- Hoài có nghĩa là nhiều về thời gian nữa!  “Hoài  có nghĩa là mãi không thôi, mãi không dứt” Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học- Hà Nội- Đà Nẵng 2005, trang 449. Nếu theo nghĩa của ai đó bình thơ Tố Hữu thì phải dùng từ:’ Hoài phí”.
Đợi Anh hoài Em nhé- là một lời nhắn nhủ đầy yêu thương và cũng mang đầy hy vọng đấy chứ?



2. Câu thứ 8 và thứ 9 Tố Hữu dịch là :

" Bạn cũ có quên rồi
Đợi Anh hoài Em nhé "

Câu này không rõ nghĩa, không chuẩn về mặt ngữ pháp và nhắc lại từ " hoài " không đắt. Nội dung chính trong nguyên tác là :" Dù các bạn của Em, có ai đó đã quên người yêu của họ, thì riêng Em cứ chờ ". Hai câu có hai vế đối lập nhau, làm tăng thêm sức mạnh nội tâm về lòng chung thủy. Vậy nên dịch lại là :

" Dẫu ai đó quên rồi
  Thì riêng Em cứ đợi "

Cụm từ " ai đó " ở đây có nghĩa không xác định, không chỉ một người cụ thể nào chứ không nên dịch như Tố Hữu là " bạn cũ có quên rồi " vì nó cụ thể quá làm bạc nghĩa. Ngoài ra, cụm từ " Dẫu ai đó "đối lập với cụm từ " Thì riêng Em " sẽ làm nổi bật lên sự kiên định của Em. Lời dịch của Tố Hữu không phản ánh được điều này.

" Bạn cũ có quên rồi
   Đợi Anh hoài Em nhé "

 nằm trong một khổ thơ về ngoại cảnh:

“ Dù tuyết rơi, bão nổi

 Dù nắng cháy Em ơi”

Nên

“ Bạn cũ có quên rồi

   Đợi Anh hoài Em nhé”

ta hãy bình tâm mà ngẫm: Thì riêng Em cứ đợi - Đợi Anh hoài Em nhé, Về nghĩa không khác nhau, nhưng Thì… không có “thơ” mà là một câu nói quá bình thường! Còn “ Đợi Anh hoài Em nhé là lời nhắn nhủ, ngập tràn hy vọng của những người đang yêu! So sánh kiểu như trên không ổn vì ai đó là xa lạ, còn những bạn cũ thì mức độ tình cảm cao hơn,… và như vậy Em mới là người duy nhất biết đợi!

Còn nhiều điều không chuẩn! Phư cũng có ý giống Anh Hiền!...



Trở về đầu




Posted By: LamTB on 26/11/2010 22:01:44


  Mời cả nhà thưởng thức cây nhà lá vườn nhé. Bản dịch này mình cũng thấy rất xúc động.  

 

Đợi anh về em nhé

  Konxtantin Ximônôp

 

Đợi anh, anh sẽ về,   

Đợi anh hoài em nhé,    

Dù nỗi buồn lặng lẽ,    

Tái tê bởi chờ mong,   

Dù những cơn mưa ròng,

Dù những ngày tuyết nổi,

Dù nắng kia dữ dội,

Đợi anh, anh sẽ về.

 

Dù người khác cười chê,

Quên đi, chờ với đợi.

Ai đó chờ không nổi,

Đợi anh, em cứ chờ.

 

Cho dù không có thơ,

Từ xa xôi thăm thẳm,

Tin tức như trống vắng,

Đợi anh, em cứ chờ.

 

Ai chán tự bao giờ,

Cảnh đợi chờ vô vọng,

Đừng nghe, đừng chúc tụng,

Những kẻ đã quên chờ.

 

Còn mẹ già, con thơ,

Cứ tưởng là anh chết.

Chỉ mình em, em biết,

Đợi anh, anh sẽ về.

 

Đợi anh, ngày lê thê

Cùng bạn bè thân thuộc,

Họ không còn tin được,

Rằng có ngày anh về.

Mệt mỏi và nặng nề,

Họ ngồi bên đống lửa,

Uống rượu cay tưởng nhớ,

Một linh hồn ra đi…

Họ đâu có biết gì,

Anh sẽ về chắc chắn,

Chén rượu cay còn đắng,

Từ từ cạn đi em.

 

Mọi cái chết kề bên,

Bị rủa nguyền- phép lạ,

Lìa bỏ anh vội vã.

Ngạo nghễ anh sẽ về.

 

Ai đã từng cười chê,

Sẽ nói mình may mắn,

Họ đâu tin cho lắm,

Rằng anh sẽ trở về.

 

Bên lửa hồng ngồi kề,

Em biết chờ , biết đợi.

Bằng niềm tin dữ dội,

Em đã cứu thoát anh,

Anh thoát hiểm, hồi sinh…

 

 Sẽ  chỉ hai đứa mình,

Hiểu ra điều đơn giản,

Chỉ mình em không nản,

Chỉ mình em không nguôi.

Không một ai là người,

Biết như em chờ đợi.

 

Tháng Mười 2009

 Đặng Phương Thảo

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 26/11/2010 21:00:52


Nguyễn Du có câu: “Sè sè nắm đất bên đàng/Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh…” có người tán, là Kiều dạo chơi lâu, mót nên sà vào lùm cây sau cồn đất và … sè sè, và vì vậy nên ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh!   Nghe vậy chẳng khác cách mà ô.San và ô.Thịnh phán горькое вино là “ly rượu cay” thế thì hỏng hết thôi. Nếu để các ông này chấm thì còn lâu mới gọi ND là nhà thơ thiên tài… Những ai xem phim và dự Lễ cưới ở Liên xô thì đều thấy là khi người ta hô “горько! горько!” thì không phải chỉ là “cay, cay”, phải hiểu cay ở đây nghĩa là nồng nàn (cay lưỡi + cay mũi – Nguyễn Khắc Viện) - thật nồng vào! (tình nồng), vậy “горько” có cả cay+đắng+mặn+nồng! Tất nhiên người Việt ta không nói như thế, vậy nên TH dịch Выпьют горькое вино là “Nâng chén tình dốc cạn”, đúng là tình Nga được biểu đạt bằng ngôn ngữ Việt hết ý (chắc TH có tham khảo ai đó tiếng Nga, chứ không đơn thuần dịch từ tiếng Pháp). Còn hai ông này tự cho rằng mình dịch sát nghĩa, ngay như dịch word by word thì thực ra nhiều chỗ vẫn sai, ví dụ “Сядут у огня” là “ngồi bên ô cửa sổ” thì sai, HTQuang dịch sát là “Bên bếp lửa quây quần”. Hay như “Как никто другой” thì không phải là “Không như ai, chẳng đợi”, mà là “không ai khác (ngoài em) hay giải nghĩa ra là chính em (không ai khác) biết chờ anh mới sống trở về”. Túm lại bản dịch của HTQ có thể so với bản của Tố Hữu, tuy nhiên bản dịch của TH tình hơn, nhớ hơn, rúng động hơn, có thế ông mới dám “so dây cùng Người (ND)” chứ.

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 23/11/2010 21:28:01


Thế là chuyên gia đã lên tiếng. Nhưng ý kiến có vẻ chưa hoàn toàn thuyết phục. Đã có người xếp bản dịch của Hồng Thanh Quang hay hơn cả của Tố Hữu.

Tôi chỉ hoàn toàn đồng ý, dịch thơ thì sát nghĩa chưa phải là tất cả, mà còn phải hay trên ngôn ngữ đích. Nhưng vừa hay, lại vừa sát nghĩa thì là nhất, đúng ko?

Trở về đầu




Posted By: PhuND on 23/11/2010 21:18:11


Phư nghĩ rằng Tố Hữu đã không những dịch mà còn sáng tạo. Bài" Đợi Anh về" không chỉ của Simonốp mà còn là của Tố Hữu ( trong tiềm thức của những người biết tiếng Việt). Những bản dịch khác, theo Phư, không vượt được bản dịch của Tố Hữu, bởi vì dịch Thơ không chỉ là" đúng" mà còn tâm trạng, vần điệu, ngữ cảnh,v.v. PhuND

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 21/11/2010 23:20:02


Các bạn ơi, Tố Hữu dịch từ bản tiếng Pháp, chứ ko phải từ tiếng Nga ra.

Còn những bản dịch khác đều dịch từ tiếng Nga ra.

Như vậy so sánh các bản dịch ko dễ.

Ông PhưND có ý kiến hộ cái, chuyên môn của ông mà.

Trở về đầu

Posted By: Tự sướng đào ngũ trên 21/11/2010 23:09:20


From: hcmkgu@googlegroups.com on behalf of thuy dothu
Sent: Sun 11/21/2010 10:46 PM
Subject: Re: Fwd: Bản dịch mới "Đợi anh về"

Diệu Ánh ơi, thật huyền diệu quá, chiến tranh đã là quá khứ, nhưng sự đợi chờ cho đến lúc này vẫn là điều mang lại hy vọng và tình yêu cuộc sống cho con người. Cảm ơn em thật nhiều, bản dịch mới thật "đẹp".

 

From: hcmkgu@googlegroups.com on behalf of a tuyet
Sent: Sun 11/21/2010 10:44 PM
Subject: Về: Fwd: Bản dịch mới "Đợi anh về"

Ánh ơi nói chung bản dịch mới sát hơn nhưng chưa hoàn chính xác theo nghĩa của bài thơ bằng tiếng Nga. VD: Đâu có ngồi bên cửa sổ uống rượu cay? và đâu có khuyên Em hãy uống?  Mà là ngồi bên đống lửa và đừng vội cùng uống với người ta đấy chứ! còn 1 số chỗ cũng tương tự vậy, chưa thật chính xác.

 

From: nguoikgu@googlegroups.com on behalf of Do Quoc Hung
Sent: Sun 11/21/2010 10:03 PM
Subject: Re: Fwd: Bản dịch mới "Đợi anh về"

Phải nói trong tất cả các bản dịch thì bản tiếng Pháp là hay nhất, sát nhất. Có lẽ là do có sự đồng điệu của văn hóa, tâm hồn và tình cảnh của Pháp và Nga. Trong 3 bản dịch tiếng Việt, hay và sát nhất là của Hồng Thanh Quang, phải nói là hay và sát hơn cả bản dịch của Tố Hữu. Rõ ràng là sau hơn 50 năm trình độ biểu cảm của tiếng Việt chúng ta đã khác hẳn. Còn bản dịch của hai dịch giả Nguyễn Tất San và Nguyễn Tất Thịnh là dở nhất, có chỗ trái ngược hẳn nghĩa với nguyên tác.

From: nguoikgu@googlegroups.com on behalf of Le Tuan
Sent: Sun 11/21/2010 9:40 PM
Subject: Re: Fwd: Bản dịch mới "Đợi anh về"

Cám ơn Ánh đã phát hiện ra,
Mình chia sẻ cảm tưởng như sau:

1. Mấy bản dịch "mới" qua tiếng Anh và tiếng Pháp đấy không mang lại cảm xúc gì cho mình. Có thể là vì mình dốt tiếng Anh, tiếng Pháp :D, nhưng, quả thật, đó chỉ là cách dịch "mot à mot"  hay "word by word". That's all! Và bản dịch "mới" tiếng Việt này cũng vậy. Có thể chính xác về "kỹ thuật", nhưng có lẽ cái "hồn" của bài thơ, cái sự hào sảng mà da diết của người lính (những ai đã từng khoác áo lính đều ít nhiều thấm hiểu, phải không ạ?) trong bản dịch của Tố Hữu mình cảm thấy rõ ràng hơn.
2. Có lẽ, bản dịch của Hồng Thanh Quang là bản dịch hay, đáng nói và so sánh được với bản của Tố Hữu hơn cả, cả về kỹ thuật dịch (hắn vốn là nhà thơ đặc sắc, có tặng mình một cuốn dịch thơ Một góc thơ Nga :D) lẫn về ý tứ.
3. Cố gắng làm lại một cách tốt hơn cái tốt đã có thì khó, phải không nhỉ :D

 

From: hcmkgu@googlegroups.com on behalf of LeDieu Anh
Sent: Sun 11/21/2010 8:47 PM
Subject: Fwd: Bản dịch mới "Đợi anh về"

Thân gửi các ACE KGU thư giãn cuối tuần, bài thơ nổi tiếng của Simonov

 

 Жди меня
В.С. , 1941

Жди меня, и я вернусь.
Только очень жди,
Жди, когда наводят грусть
Желтые дожди,
Жди, когда снега метут,
Жди, когда жара,
Жди, когда других не ждут,
Позабыв вчера.
Жди, когда из дальних мест
Писем не придет,
Жди, когда уж надоест
Всем, кто вместе ждет.

Жди меня, и я вернусь,
Не желай добра
Всем, кто знает наизусть,
Что забыть пора.
Пусть поверят сын и мать
В то, что нет меня,
Пусть друзья устанут ждать,
Сядут у огня,
Выпьют горькое вино
На помин души...
Жди. И с ними заодно
Выпить не спеши.

Жди меня, и я вернусь,
Всем смертям назло.
Кто не ждал меня, тот пусть
Скажет: - Повезло.
Не понять, не ждавшим им,
Как среди огня
Ожиданием своим
Ты спасла меня.
Как я выжил, будем знать
Только мы с тобой,-
Просто ты умела ждать,
Как никто другой.

 

26/11/2024