Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 9635 - Tổng số hồi đáp: 19




Posted By: HaiNV on 07/01/2011 21:30:00


Khoa ơi, tiếng Tày, Nùng, Thái... cùng nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (tương tự như nhóm ngôn ngữ Slavơ có Nga, Bạch Nga, Ucraina, Ba Lan, Tiệp, Bun, Nam Tư...). Như vậy, mình có thể sang Thái Lan, Lào, Nam Trung Quốc (Khu Tự trị Choang)... và hiểu được chút ít, nhất là những câu từ  thông dụng. Hẹn Khoa dịp khác sẽ đưa thơ/ ngụ ngôn Tày nhé. Còn hôm nay mình chỉ muốn kể cho Khoa nghe câu chuyện cách đây 2-3 năm mình sang Lào, được anh bạn Lào (làm ở Trung tâm nghiên cứu Y- Dược học dân tộc Lào) kể cho nghe như sau: Có đoàn Văn công Trung ương VN (chủ yếu hát chèo) sang biểu diễn ở Lào. Biểu diễn xong, cán bộ hỏi vọng xuống: Văn công VN biểu diễn có hay không? Bà con Lào có thích không? Có tiếng đồng thanh từ đám đông: Văn công VN hay lắm, thích lắm, nhưng có nhiều "Hi" quá! (chả là hát chèo thường đệm "i...i...i", nhưng có lúc nghe ra "...hi...hi...hi...", mà "Hi" thì chỉ có ở...chị em!).

 

Trở về đầu




Posted By: KhoaDT on 07/01/2011 08:23:18


Tôi quên mất là ông bạn HaiNV, họ hàng xa với tôi, lại là người Tày. Đề nghị ông giới thiệu cho anh em KGU biết vài câu thơ, ngụ ngôn... tiếng Tày rồi cho bản dịch ra tiếng Kinh như TBT Nghị vừa làm với câu "vè" xứ Nghệ nhé.

 

Trở về đầu




Posted By: Meomun on 06/01/2011 15:41:40


Em nhớ có câu :

Gầu giai ai tát có đôi

Bây giờ lẻ bóng đơn côi gầu sòng

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 05/01/2011 19:03:32


@Meomun: Cám ơn em Vân đã tham gia "đề tài" của mấy anh nhà "quê này". Thông tin em Vân chỉ giùm rất hay, có thể giảng giải hầu hết các "thắc mắc" của các anh rồi nhé!

@NghiPH:

1).Nghị ơi, hình ảnh Bác Hồ tát nước gầu giai quá nổi tiểng rồi, riêng gầu sòng thì mình nhớ là có xem/ đọc? trong phim Bác Hồ về thăm quê/ chuyện của Nhà văn Sơn Tùng... có nói: Bác đã hỏi lãnh đạo tỉnh có biết tát nước gầu sòng không? và làm mẫu hướng dẫn cho mọi người. Có thể tham khảo:

http://antg.cand.com.vn/vi-VN/tulieu/2010/2/72401.cand?Page=2

2) "Cọn" (tiếng Dân tộc Tày, Nùng, Thái...) cũng có nghĩa là "Guồng", nhưng cấu tạo có nhiều kiểu dáng khác nhau. Bình thường ở chỗ nước chảy (suối, sông) thì Cọn/ Guồng tự quay và múc nước lên cao đổ vào mương/ máng, còn ở nơi nước lặng (ao/ hồ, đầm...) thì phải thiết kế thêm bộ phận đạp chân/ quay tay để guồng nước lên. HảiNV là người Tày nên hiểu Bác Hồ đạp Guồng cũng chính là đạp Cọn đấy mà!

Trở về đầu




Posted By: Meomun on 05/01/2011 15:07:28


http://pi-company.com.vn/Default.aspx?Mod=ViewCategory&CateID=237&NewsID=753

Em vào Google kiếm được 1 bài có hình minh họa về gầu giai gầu sòng của các anh, hay tuyệt!

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 05/01/2011 15:02:04


Anh HaiNV giảng giải như một giáo viên dậy môn Văn. Các lời giải thích đều có minh chứng bằng ca dao rất hay. Rồi còn dùng kiến thức thiên văn dân gian nữa chứ.

Về câu hỏi: Trong các tấm ảnh nổi tiếng chụp Cụ Hồ tham gia chống hạn với nông dân thì Cụ đã dùng loại gầu nào? Anh Hải nói: Cụ dùng cả hai hai gầu sòng và gầu giai.

Riêng tôi, chưa được xem một tấm ảnh nào Cụ tát nước bằng gầu sòng cả.

Anh viết rằng, có ảnh Cụ Hồ đạp nọn nước của đồng bào dân tộc ít người, Nghị cũng chưa thấy. Chỉ thấy Cụ Hồ đạp một cái guồng nước khá to (chứ không phải cái nọn nước nho nhỏ) trên một cánh đồng ở miền xuôi. Chắc đây là một trong các công cụ nông nghiệp cải tiến hồi đó. Cái gì cũng to, cũng nặng nề. Cày cải tiến (cày cả lớp đất phèn chua pjias dưới lên), bừa  cải tiến, bừa cào cải tiến, xe cải tiến, guồng nước cải tiến...

Tôi đã dùng bừa cào cải tiến. Xưa nay bà con nông dân dùng một cái bừa cào nhỏ, gọn, nhẹ nhàng luồn vào từng gốc lúa để sục bùn, cào cỏ. Vậy mà các kỹ sư của ta nghĩ ra một cái bừa cào cải tiến to tướng. Muốn dùng bừa cào này các hàng lúa phải cấy cách nhau 25 cm (còn lúa trong một hàng thì được cấy ken dầy rất phi lý). Tôi được các kỹ sư ở Phòng Nông nghiệp huyện về hướng dẫn:  Cứ đẩy hai nhịp thì kéo ngược lại một nhịp. Xưa ai cũng dùng được bừa cào truyền thống, nhẹ nhàng không mất sức, năng  suất cao, nay chỉ có thanh niên khỏe mạnh mới đẩy được bừa cào cải tiến. Tôi hỏi anh kỹ sư:-  Làm thế nào để đưa cái bừa cào này vào khoảng đất giữa các khóm lúa trong một hàng và nếu có cỏ mọc ở đó thì xử lý thế nào. Anh tỉnh bơ trả lời:- Thì em dừng lại thò tay xuống nhặt!   

Còn câu hỏi của bác SonTM: Tại sao lại gọi là "giai" và "sòng" ai có thể giải thích về nguồn gốc hai tính từ bổ nghĩa cho từ gầu này thì anh chị em cùng suy nghĩ tiếp.

Trở về đầu




Posted By: SonTM on 05/01/2011 14:50:24


Tại sao lại gọi là "giai" và "sòng" ai có thể giải thích về nguồn gốc hai tính từ bổ nghĩa cho từ gầu này!

Trở về đầu




Posted By: HaiNV on 04/01/2011 16:05:48


Nghị và các bạn ơi, không cần tra cứu thì cũng biết Bác Hồ đã tát nước bằng cả 2 loại gầu giai và gầu sòng (mình nhớ đã thấy qua phim, ngoài ra, Bác cũng đã đạp cái "Cọn" nước của đồng bào dân tộc, như Huy nhớ ấy!).

Phân biệt 2 loại gầu cũng dễ thôi:

1) Qua câu thơ/ ca dao: 

...Các anh tát một gầu giai,

Chúng em hai đứa tát hai gầu sòng...

(Trường hợp này xem chừng có vẻ "không ổn" lắm!).

Thực ra, gầu giai là gầu đôi (nam nữ thanh niên thích nhất loại này!). Gầu có 4 đầu dây, 2 người mỗi người cầm 2 dầu dây chùng xuống múc nước (ở mương hay ruộng có nước nhiều, thấp hơn...), rồi kéo căng nâng gầu lên và hắt nước sang/ lên ruộng khác, ở độ cao  cao hơn...(Yêu cầu: phải rất nhịp nhàng!). Nếu được đêm trăng tát nước cùng em (gầu giai) thì tuyệt, đến nỗi khi ra về có thể quên cả áo...!

...Đêm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen...

Còn gầu sòng là gầu cá nhân, có cán + gầu treo trên 1 cái giá 2/ 3 chân (chân gầu), người tát nước nâng cán lên, chúc gầu xuống múc nước rồi tát/ hắt/ đổ lên ruộng/ mương khác/ trên cao hơn...

2) Từ kiến thức Thiên văn học (trong trường phổ thông) : Chòm sao Đại Hùng Tinh (Gấu Lớn) có hình cái gầu sòng, tính từ cạnh dưới của cái gầu kéo thẳng đi 1 khoảng cách (tương đương 5X cạnh đó) thi gặp chòm sao Tiểu Hùng Tinh (Gấu Nhỏ), ở đó có ngôi sao sáng nhất (ở đuôi chòm sao này) chính là sao Bắc Đẩu!    

Còn chuyện ngày xưa của Nghị: Vì chồng nàng bé quá, như đứa trẻ con, rơi xuống nước, cạnh đó lại có chú lái (đò/ thuyền?) thường có gầu (1 hay cả 2 loại?). Cô gái tát 1 mình thì mượn gầu sòng, nếu mượn gầu giai thì phải nhờ chú lái tát cùng...Như thế, "tát đôi" mà tát xong, chắc chồng nàng cũng "nguy" rồi! 

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 04/01/2011 12:59:02


Em xin hỏi các bác, Cụ Hồ dùng loại gầu nào để tát nước cơ mà? Chứ có hỏi Cụ dùng guồng nước như thế nào đâu, thưa bác Khửu.  Em hỏi thật bác Khửu, khi xưa đi tát nước bác đã làm mẻ mấy cái miệng gầu rồi? Những lúc lơ đãng nhìn các em gái đi qua ấy... Nếu có chót làm mẻ thì về nhà bác ăn nói ra sao với u?

Trở về đầu
25/11/2024
<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>