Tổng số lần xem: 7791 - Tổng số hồi đáp: 18 |
|
Posted By: HoaNT on 11/01/2011 08:05:12 |
|
Cám ơn anh Thông, giá như biết anh cách đây 10 năm thì hay biết mấy. Trước năm 2006 nhà tôi mua và sưu tầm đủ các văn bản, tài liệu về luật dân sự, ông chồng tôi nghiên cứu gạch xanh gạch đỏ các loại, chuẩn bị bao nhiêu lời phát biểu để ra hầu tòa cuối cùng chẳng ai nghe, chẳng được tòa chấp nhận lại bị họ cười cho là nhà này toàn giáp sư, tiến sỹ chỉ biết học không biết luật.. Suốt 10 năm lo lắng mất nhà mình và ông bà đã và đang ở đã gần 1 thế kỷ bỗng nhiên bị 1 đại tá quân đội NDVN là hàng cháu ngoại ba đời xa lắc xa lơ kiện. Nghĩ lại mà hãi hùng luân lý, tình cảm bị đồng tiền trà đạp lên hết. Cũng may là thời gian đấy đã qua
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 10/01/2011 16:48:37 |
|
Luật sư cũng tùy từng người Hoa à. Có Luật sư chuyên về hình sự vì cả quãng thời gian công tác người ta chuyên về Hình sự và có người chuyên về dân sự .v.v.v Và có người chuyên về nghiên cứu, viết văn bản, có Luật sư mới hành nghề. Nên khi thuê Luật sư cần phải biết việc của mình là việc gì và thuê người có chuyên môn phù hợp với vụ kiện của mình. Văn phòng LS bây giờ nhiều, ít việc nên bạn đến VP luật sư thuê bao giờ người ta cũng nói nước đôi để mình thuê họ. Nhiều người đến mình hỏi, mình bảo thẳng đừng đi kiện nữa, sai rồi, không thắng đâu. Có mang "tiền tấn" đi mà giải thì cũng không được, vì ở VN nó còn nhiều cấp lắm. Họ không tin và bảo đã đi hỏi nhiều văn phòng LS rồi họ bảo thắng đến 70% còn 30% chỉ cần xử lý "kỹ thuật" nữa là ổn. Mình bảo, thế bây giờ cho người khác đến đúng các VP luật sư ấy và hỏi ngược lại, có nghĩa là giả làm người của phía bên kia mà hỏi. Kết quả là các VP này cũng trả lời như vậy. Sau đấy họ mới tin mình và hỏi mình cách giải quyết thế nào cho êm mà không cần đến Tòa án. Tuy nhiên, không phải VP luật nào cũng như vậy.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HoaNT on 10/01/2011 11:40:38 |
|
Trường hợp nhà mình thì ở Quận bị thua nhưng lên đế thành phố thì được lên tòa án tối cao thì y án. Cùng một tờ giấy, cùng một vấn đề nhưng chỗ bảo đúng chỗ bảo sai chẳng hiểu như thế nào. Có thuê luật sư nhưng chẳng giúp được gì về sau không cần luật sư lại được việc
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 09/01/2011 21:50:00 |
|
Thời gian anh công tác ở Trọng tài kinh tế NN (trước năm 1994) anh cũng nghĩ như mọi người, như Hạnh, như chị Thúy Hoa, nhưng khi Trọng tài sáp nhập với Tòa án anh mới hiệu được thực chất của vấn đề. Một vụ dân sự hầu như có bên thắng, bên thua. Bên nào thua thi cũng chửi Tòa án cả. Nhiều trường hợp về tình thì không đúng, nhưng về lý thì đúng họ đúng. Và còn kể đến các văn bản của NN ta nữa, có văn bản không đúng với thực tế cuộc sống, nhưng là Thẩm phán thì họ vẫn phải xử theo. Mọi người hãy nhớ lại vở kịch: "Tôi và chúng ta" của thời kỳ mới đổi mới- có những quy định của NN sai với thực tế nhưng còn hiệu lực thì những người lính gác cổng ( tư pháp) vẫn phải tuân theo. Điều này liên quan đến vấn đề nhà cửa và đất đai nhiều. Trong họ nhà tôi cũng có vụ tranh chấp đất đai, tranh chấp về quyền thừa kế. Tòa án huyện xử xong, mọi người hỏi tôi, tôi bảo xử đúng rồi. Bên thua vẫn kháng cáo. Tòa án tỉnh y án, bên thua nói bên thắng "chạy giỏi thật". Tôi bảo y án là đúng, chẳng phải chạy ai thì Tòa huyện và Tòa tỉnh vẩn phải xử thế. Mọi người lên nhà tôi, tôi lấy văn bản ra chỉ cho mọi người xem (tất cả mọi người của bên thua đều có trình độ đại học) mọi người nói thế thì văn bản của NN ban hành sai. Mọi người lại nhờ đại biểu quốc hội để đưa ra chất vấn chánh an. Về hình sự còn phức tạp hơn nhiều vì liên quan đến Công an, kiểm sát. . . Tất nhiên, trong ngành TA cũng như các ngành khác thôi, nếu hết tiêu cực thì đất nước ta bây giờ đã không như thế này.Nhưng không phải Thẩm nào cũng tieu cực, vụ án nào cũng tiêu cực.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HanhLM on 09/01/2011 19:16:22 |
|
Anh Thông ơi ,theo em hiểu thì "cái" mà anh nói không phải là "cái" mà chị Thúy hoa đề cập đâu ạ! "Án bỏ túi" như chị Hoa nói là việc người ta đã quyết định tội danh và hình phạt từ trước phiên xét xử rồi (còn án đó được tuyên đúng người đúng tội, được tuyên khách quan hay bị bóp méo hay không lại là câu chuyện khác), còn anh Thông lại nói về việc thẩm phán đã chuẩn bị trước (đánh máy sẵn) những nội dung cơ bản của bản án, nghị án xong chỉ việc bổ sung, chỉnh sửa chút ít theo kết luận của Hội đồng xét xử (như kiểu chuẩn bị sẵn nghị quyết các đại hội, hội nghị ấy mà). Việc làm như anh Thông nói là cần thiết để đáp ứng được yêu cầu về trình tự, thời gian xét xử theo quy định của pháp luật VN. Còn việc mà chị Hoa nói thì đúng là một thực tế đau lòng của ngành tư pháp "ai cũng hiểu, chẳng người nào không hiểu"..., mà những ai có "diễm phúc" được tiếp cận trực tiếp thủ tục này như chị Hoa càng thấy thấm thía!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 09/01/2011 08:26:30 |
|
Nói chính xác hơn là nước mình chấp hành pháp luật không nghiêm chứ không phải nước mình không có Luật (pháp luật). Còn "án bỏ túi" thì mọi người cần phải hiểu cho các Thẩm phán là Luật quy định sau khi nghị án HĐXX tuyên án, cũng có thể để mấy ngày sau mới tuyên cũng được. Tuy nhiên, nếu để mấy ngày sau mới tuyên thì lại ảnh hưởng đến các vụ án khác, mà chỉ tiêu cho các TP cấp huyện, quận là tối thiếu 7 vụ/tháng; có nơi nhiều án TP phải xử nhiều hơn nhiều nhiều. Do đó hầu hết TP nghị án xong là phải tuyên luôn. Mà nghị án thì khoản 1-2 giờ thôi. Khi giảng về Tố tụng các học viên (Thẩm phán) hỏi mình làm cách nào để bỏ tình trạng án bỏ túi. Mình cũng chịu, không có câu trả lời. Luật đã quy định và thực tế công việc xét xử đòi hỏi. Ơ các nước, người ta không quy định về thời gian phải giải quyết xong một vụ án và cũng không quy định sau khi kết thúc phiên tòa thì bao nhiêu thời gian Chủ tọa phải ra bản án . Vì vậy, ở ÚC có một trường hợp TP là chủ tọa phiên tòa, sau khi xét xử xong ông ta quyên mất không ra bản án. Chuẩn bị nghỉ hưu, cô Thư ký mới nhắc về vụ án ông ta đã xử cách đó hơn 2 năm chưa có bản án. Ông TP thông mình nói với cô thư ký rằng, tôi vẫn nhớ bản án đó, nhưng viết chưa hoàn chỉnh được. Và cuối cùng bản án của ông chiếm kỷ lục quốc gia ÚC về thời gian viết án dài nhất hơn 2 năm 3 tháng (có ngày lẻ, tôi không xem lại tài liệu). Thẩm phán ở các nước phát triển không bị áp lực về số lượng án phải giải quyết được trong 1 tháng; 1 năm (không có chỉ tiêu); thời gian giải quyết xong một vụ án; và thời gian phải ban hành một bản án. Ghi chú; Tôi không là Thẩm phán, chỉ giảng day nghiệp vụ cho các TP, cán bộ tòa án và Hội thẩm nhân nhân.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HoaNT on 08/01/2011 21:24:04 |
|
Nói chung là VN chẳng có luật gì cả. Mình đã được hầu toà 5 năm về tranh chấp nhà cửa nên quá rõ là vai trò luật sư ở nhà mình chẳng có quyền gì cả cơ bản là thẩm phán. Đã ra toà thì đúng như các cụ ta đã nói nén bạc đâm toạc tờ giấy và là đúng là án bỏ túi. Xin lỗi các nhà luật sư chân chính nhé.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: PhuND on 07/01/2011 21:11:00 |
|
Phư Dạy Toán và nghiên cứu Toán, nhưng đã có thời gian làm Hội thẩm nhân dân - cái thuở vai trò của Ban Nội chính to lắm. Mình nhớ không lầm thì sau 02 năm xử 24 vụ mà Phư đã kiến nghị Hội đồng xử án tha khoảng 14 vụ (Có thể không chính xác, nhưng hòm hòm con số đó), đến nổi Chanh án Tòa TP. HCM là Ông Mỹ đã phải ngạc nhiên). Bây giờ thì Tòa án có thẩm quyền hơn nhiều, nhưng nghe nói cũng nhiêu khê hơn, đặc biệt là án dân sự. Về vấn đề này, Phư cũng đã viết truyện ngắn: BÁT QUÁI TRẬN ĐỒ, chưa post lên KGU vì sợ anh chị em "Cãi cọ" chạnh lòng! Phư Toán KGU-79
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 07/01/2011 20:46:11 |
|
Về vấn đề này để nói cho rõ thì mình phải viết khoảng 100 trang A4, nhưng không có thời gian vì lương hưu không đủ chi phí cho cuộc sống gia đình. Mình chỉ nói tóm tắt như thê này thôi. 1. Tại các hội nghị quốc tế mà mình đã được tham gia thì chưa có kết luận về mô hình xét xử tranh tụng và xét xử xét hỏi mô hình nào ưu việt hơn. 2. Không thể so sánh về việc xét xử oan sai giữa Tòa án VN và Tòa án các nước có nền kinh tế phát triển được vì cơ chế kháng cáo và phá án khác nhau: 2.1. Tại VN bất kỳ bản án nào cũng có quyền kháng cáo và thoải mái xin giám đốc thẩm. Ở một số nước ( mình chỉ nghiên cứu được khoảng 10 nước thôi) quy định một cơ chế nghiêm ngặt hơn: Án hình sự với mức dưới 2 năm tù không xem xét kháng cáo về nội dung, chỉ xem xét kháng cáo về vi phạm thủ tục tố tụng ). 2.2. Để được giám đốc thẩm (phá án) phải thông qua một hội đồng. Hội đồng cho phép kháng án thì đơn kháng án mới được chuyển lên tòa phá án (tương tự tòa giám đốc thẩm của VN ). 2.3. Tòa phá án đã xem xét rồi thì không có bất cứ cơ quan nào có ý kiến về bản án đó nữa. Ở Mỹ có câu rât hay : Quyết định của Tối cao pháp viện không sai bởi vì là Tối cao pháp viên. 3. Nếu có đủ điều kiện đảm bảo cho Thẩm phán xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và các cơ quan điều tra truy tố cũng tương tự như vậy thì mình tin là Tòa án xét xử theo xét hỏi đảm bảo công bằng hơn. Còn xét xử theo tranh tụng, hoàn toàn phục thuộc vào luật sư vì Thẩm phán không được đọc hồ sơ trước. Nhà giàu sẽ thuê được Luật sư giỏi, có uy tin nên có thể đổi trắng thay đen. Việc kết hợp giữa hai hình thức là rất khó; một số nước tiên tiến đang nghiên cứu theo hướng này. 4. Hội thẩm nhân dân là một chế định hay, tiếc răng khi sử dụng nó không đúng và quy định trong luật lại thể hiện không đúng tính khoa học của nó. Một số nước như Nhật, Úc. . . sang khảo sát tại VN, TQ và một số nước khác họ đã áp dụng chế định này vào hệ thống xx của họ. Tuy nhiên họ áp dụng khác mình.
|
Trở về đầu |
|