Tổng số lần xem: 10949 - Tổng số hồi đáp: 18 |
|
Posted By: ThongNV on 21/01/2011 10:52:27 |
|
Người dẫn chương trình cũng như người viết "thuê " cho lãnh đạo thôi. Nhiều khi biết là thừa nhưng vẫn phải nói thế hoặc viết thế. Theo quan điểm của mình thì chỉ nên viết đủ và nói đủ, không nên thừa. Nhưng điều này có lẽ chỉ thực hiện được ở nhà. Ví dụ: - Khi lãnh đạo đến dự Hội thảo khoa học thì chỉ cần giới thiệu chức vụ quản lý và học hàm, học vị nếu có là đủ hoặc đến dự Đại hội đảng cấp cơ sở thì chỉ cần giới thiệu chức vụ về đảng. Nhưng trong thực tế thì nhiều vị lãnh đạo thích giới thiệu hết: Chức vụ chính quyền, đảng, học hàm, học vị. - Người phát biểu tại Hội nghị chỉ cần: Kính thưa Đoàn chủ tịch và toàn thể các vị đại biểu/ kính thưa các vị đại biểu/kính thưa toàn thể hội nghị. Nhưng theo thói quen ở VN thì những ai có chức sắc cao thì đều phải kính thưa hết. Điều này đã "nhiễm" sang các bạn phương tây đến công tác tại VN.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: Khửu on 18/01/2011 20:10:35 |
|
Mọi việc muốn làm tốt đều phải học. Thực ra có môn học về nghi thức, lễ tân và hùng biện (hồi tôi học ở HV Ngthương LX đã được học môn này) và các vị sếp hoặc sẽ là sếp đều bắt buộc phải học. Nhưng ở VN tôi không nghĩ là các sếp được đi học và được dạy về món này, vì nếu có thì chắc chắn các vị ấy sẽ nói: chuyện nhỏ, biết thừa, khỏi học mất thời gian! Việc đề bạt không cần tiêu chí này, bởi vậy không giống ai và nước nào các lãnh đạo ta thường đọc giấy viết sẵn chứ không tự nói được, kể cả vị nào có thạo việc định nói nhưng cũng không nói được, hoặc nếu nói thì...như Nghị đã viết đấy, rồi rằng, thì, mà, và, là, ehèm, chà chà, nói chung, đại thể là, theo thiển ý của tôi và tóm lại...
|
Trở về đầu |
|
Posted By: NghiPH on 18/01/2011 19:25:21 |
|
Trong hai trường hợp mà tôi đã nêu, người dẫn chương trình nên nói đơn giản như sau: - Xin trân trọng giới thiệu đồng chí Nguyễn Văn K Chủ tịch tỉnh… - Xin trân trọng giới thiệu bà Lê Thị Bích H, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh... Nói: Xin trân trọng giới thiệu sự hiện diện của ... là thừa.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HoaNT on 17/01/2011 13:10:54 |
|
Mình thấy cái phần giới thiệu đại biểu trong các hội nghị rất dài, mất thời gian mà có khi giới thiệu thếu ai quan trọng là rất khổ cho MC, có những đại biểu quan trọng không đến cũng giới thiệu kèm theo đính chính là có mời nhưng do bận không đến được hoặc là đến muộn, rồi sai họ, tên, chức vụ... Theo mình thì cái phần này nên ngắn gọn mà nên đi vào nội dung chính. Chán nhất là phần phát biểu của một số cán bộ cấp trên vừa dài dòng, không đi vào phần trọng tâm không để ý thời gian có khi choán hết giờ của các phần khác. Ngược lại có những người lại phát biểu quá ngắn cũng làm xáo trộn chương trình.
|
Trở về đầu |
|
Trong quá trình phát triển những điểm yếu là không tránh khỏi. Tôi nghĩ chúng ta đang ở giai đoạn sàng lọc, một thời gian mới ra cái gì đó tối ưu. Bản thân tôi rất ghét phần "kính thưa". Nhiều khi mất đến 5 phút để kính thưa vô tội vạ, cái cần nói thì sơ sài.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HaiNV on 16/01/2011 22:10:32 |
|
TBT Nghị, các anh chị và các bạn ơi! Có lẽ ta nên mở một chuyên mục của diễn dàn về "chữ nghĩa"? "Sự hiện diện", theo tôi hiểu là cách nói của người miền Nam trước giải phóng và Việt Kiều (các thế hệ trước) du nhập vào miền Bắc và sau này phát tán trong giới văn nghệ sỹ, MC... Chẳng qua đây là dịch máy móc (qua tiếng Tàu, âm Hán- Việt) cách nói của người nước ngoài, khi người ta dùng danh (động) từ: “sự có mặt”: Anh/ Pháp "Presence", Nga "Присутствие''... "Diện"- tiếng Hán chẳng qua là "cái mặt", "hiện" là "xuất hiện", "thò lò"/ "ló" "cái mặt" ra. Như vậy, nói "sự hiện diện" thoạt nghe có vẻ "trịnh trọng", nhưng nó cũng đồng nghĩa: "Tôi xin hân hạnh giới thiệu "sự thò mặt" của vị A/ B...!" Hiện nay, người ta có xu hướng dùng nhiều hơn một số câu, chữ tiếng Việt theo âm Hán Việt, ví dụ chào cờ xong thì "mời các quý vị/ các đ/c an toạ", chúc Tết ở quê thì bây giờ cũng quen nói với nhau "an khang, thịnh vượng"... Không biết như vậy có nên không?
|
Trở về đầu |
|
Posted By: SonTM on 16/01/2011 21:33:15 |
|
Các MC của đài truyền hình phần lớn bây giờ tính chuyên nghiệp chưa cao. Khi giới thiệu và phỏng vấn đối tượngnhiều khi gượng gạo. Có lẽ chỉ cần nói ngắn gọn và dễ hiểu là có sự tham dự của đại biểu A hoặc B lại dùng những từ như TBT đã nêu. Có lẽ ở trường dạy phát thanh và truyền hình người ta không dạy điều này thì phải!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 16/01/2011 21:20:57 |
|
Tôi thì thấy sự giới thiệu này là bình thường. Cũng như các ngôn ngữ khác, tiếng Việt cũng "nhập khẩu" một số từ mà nghe dần thành quen. Theo từ điển Tiếng Việt thì hiện diện có nghĩa là có mặt. Nếu tôi nhớ không nhầm thì trước năm 1975, người dẫn chương trình đều hay dùng từ hiện diện để giới thiệu sự có mặt của các đại biểu. Do có những cuộc cải cách Tiềng Việt, chữ viết và với khẩu hiệu: 'làm trong sáng Tiếng Việt" mà người ta đã không dùng cụm từ "hiện diện". Theo tôi với những từ đồng nghĩa thì ai thích dùng từ nào là tùy theo ý thích của người đó, có như vậy Tiếng Việt chúng ta mới phong phú được.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: HanhLM on 16/01/2011 19:20:53 |
|
Thực sự, nhiều khi tôi rất "dị ứng" với cách giới thiệu, phỏng vấn, dẫn chuyện của các MC trên truyền hình, chẳng hạn cách giới thiệu đại biểu trong buổi lễ được truyền hình trực tiếp hôm qua ở Hà Tĩnh mà như TBT vừa đề cập. Việc phỏng vấn khách mời, dẫn chuyện trong các chương trình giao lưu nhân dịp các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm thường theo một công thức cứng nhắc, lên gân, sáo rỗng, gây phản cảm cho người xem... Chẳng biết tôi có khắt khe quá không?
|
Trở về đầu |
|