Tổng số lần xem: 10806 - Tổng số hồi đáp: 10 |
|
Posted By: Khửu on 06/09/2010 12:04:51 |
|
Chắc bài tranh luận thú vị giữa NBC và TS.Nguyễn Trung Hà nhiều bạn đã đọc, tuy nhiên tôi vẫn muốn gửi lên diễn đàn để khẳng định lại 1 điều rằng Toán học cao cấp (từ ĐH trở lên) thực sự là lĩnh vực Tự sướng (hay như TS NTH nói là Thủ dâm tư tưởng) cho những người nghiên cứu Toán học, còn đóng góp cho xã hội phát triển thực sự là не видно! Tôi tâm đắc với ý kiến của TS NTH. ĐỐI CHẤT THÚ VỊ GIỮA NGƯỜI YÊU KHOA HỌC (NGÔ BẢO CHÂU) VỚI KẺ YÊU TIỀN (NGUYỄN TRUNG HÀ): AI THỨC THỜI , AI VIỂN VÔNG ? CUỘC “ SO GĂNG “ GIỮA ĐẠI GIA KINH DOANH THÀNH ĐẠT NGUYỄN TRUNG HÀ VỚI NHÀ TOÁN HỌC NGÔ BẢO CHÂU VỪA NHẬN GIẢI THƯỞNG TOÁN HỌC FIELDS: MỘT NGƯỜI ĐANG NHẬN MỨC LƯƠNG 300.000 USD/NĂM; MỘT NGƯỜI LÀ CHỦ SỞ HỮU HÀNG CHỤC CÔNG TY LÀM ĂN PHÁT ĐẠT... Ngô Bảo Châu: "Theo tôi, lúc nào cũng phải giữ gìn được cho mình sự đam mê khoa học. Điều quan trọng nhất là công việc chứ không phải công danh hay tiền bạc. Dẫu sao, nổi tiếng là câu chuyện tôi phải chịu đựng, chứ không phải là câu chuyện tôi lựa chọn. Nếu không làm nghiên cứu nghiêm túc chất lượng đại học Việt Nam mãi be bét... Đại gia Nguyễn Trung Hà: Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí! Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội ! Toán học là một trò chơi. Tôi lấy ví dụ như thi nhảy cao chẳng hạn. Bản thân cái việc nhảy cao chẳng có ý nghĩa gì cả ngoài một điều duy nhất là có tác dụng về mặt tinh thần ? Cuộc trao đổi giữa Ngô Bảo Châu và Nguyễn Trung Hà thật sự là cuộc trao đổi giữa hai người bạn đã quen thân nhau nên rất thẳng thắn, không khách khí và hơn thế họ đều là dân ở cùng trong “cái chăn Toán học”… Qua cuộc đối thoại, trao đổi này thật sự đã giúp chúng ta có dịp thâm nhập thêm vào “ Cái chăn Toán học “ hiểu thêm vai trò của Toán học hôm nay… Trong đầu người ta thế nào thì xét sau… Đặt giả thiết, anh được mời tham gia tư vấn một số đề án, chính sách. Khi làm việc, tư vấn của anh mâu thuẫn với lợi ích, hoặc nhóm lợi ích của người đặt hàng. Anh sẽ giải quyết mâu thuẫn đó ra sao? Ông Nguyễn Trung Hà: Thứ nhất, em đặt câu hỏi sai. Chắc nhà báo được đào tạo rất định hướng… Thứ hai, tư vấn như anh Châu nói là cần, nhưng chuyện đặt bài toán ra quan trọng hơn là chuyện bài toán có tồn tại hay không. Một số vấn đề, có hẳn một viện nghiên cứu. Họ tự đặt vấn đề, nghiên cứu vấn đề, rồi trình lên. Nhưng cái đó không bao giờ có cái giá trị cả. Vấn đề mấu chốt, tôi phải là người hỏi. GS Ngô Bảo Châu: Anh Hà đánh giá quá cao người đưa ra chính sách... Ông Nguyễn Trung Hà: Thực tế cần phải như vậy. Còn bây giờ, lập ra các nhóm tư vấn, các nhóm nghiên cứu, có đệ trình lên cái gì cũng không giải quyết vấn đề nào cả. Anh Hà có nói, câu hỏi của em là một câu hỏi sai... GS Ngô Bảo Châu: Với tôi thì khác. Trong mọi trường hợp, khi đặt ra một câu hỏi, tôi trả lời đúng theo suy nghĩ của mình chứ không quan tâm lắm đến chuyện câu hỏi đó có đi ngược lại với những cái người khác suy nghĩ không. Vậy, anh trả lời như thế nào? Tôi là một nhà khoa học, đứng ở vai trò tư vấn, đưa ra ý kiến của mình. Còn vì lý do nào đó, không nghe là việc của người ta. Tất nhiên, để thể hiện sự tôn trọng, nếu không nghe, người ta phải giải thích cho tôi vì sao. Nếu không giải thích, nghĩa là họ không tôn trọng, và tôi không làm tư vấn được. Nhân 2 anh có mặt ở đây, em nhớ đến mệnh đề "nổi tiếng của anh Hà" là: “Người giỏi làm toán rất lãng phí”. Khi thực hiện loạt bài viết về học sinh giỏi Toán quốc tế, đã nảy ra cuộc tranh luận nảy lửa giữa: "làm toán ứng dụng", "toán lý thuyết", rồi "Toán học vị toán học" hay "Toán học vị nhân sinh",v.v. Việc được đánh giá là một ứng viên nặng ký của giải Field 2010 là một sự ghi nhận về thành công của anh Ngô Bảo Châu. Lúc này, anh có phản biện gì về mệnh đề của anh Hà không? Ông Nguyễn Trung Hà: Ở đây, anh phải giải thích câu đó cho ngọn ngành nhé. Ý anh nói, khi nguồn lực quốc gia hiếm hoi, cụ thể là có ít suất học bổng đi nước Nga. Những người phụ trách lúc đó toàn là những người yêu toán một cách nồng nhiệt. Vì có quyền trong tay nên tất cả những gì hiếm hoi thì dồn cho môn mình thích. Trong khi đó, lẽ ra, với nguồn lực có ít thì cần nhiều việc để làm. Mà một trong những nguồn lực quý nhất là nhân lực. Trong vài năm tuyển ra được vài chục người xuất sắc nhất (điểm thi cao, nhiều thành tích học tập) lại đi ném vào thứ do ưa thích cá nhân, chưa cần thiết bằng những thứ khác, nên đó là lãng phí. Em vừa đói, em vừa nghèo, em có một ít tiền, đốt tiền đó để sưởi ấm, có lãng phí không? Cái đó là lãng phí, đối với quốc gia là lãng phí. Anh Hà muốn nói đến thời kỳ của GS Tạ Quang Bửu phải không ạ? GS là người rất quan tâm đến Toán học và quyết định cho việc Việt Nam tham gia thi Olympic Toán quốc tế từ những năm 1970. Năm nay, cũng là sự tình cờ ngẫu nhiên, là 100 năm ngày sinh GS Bửu. Và cũng là năm anh Châu đang đợi tin vui lớn. Anh Châu này, giả sử là Bộ trưởng, anh ưu ái cho cái gì nhất? GS Ngô Bảo Châu: Tôi nghĩ, đã ưu ái phải ưu ái đều chứ không có cái gì đặc biệt hơn được. Quay trở lại sự nồng nhiệt của Phó Thủ tướng. Có mâu thuẫn không giữa việc sự trọng vọng của Phó Thủ tướng dành cho anh với những gì đang diễn ra ở các trường ĐH, các viện nghiên cứu? Nhà nước đang cần trí thức hay đang làm một việc theo phong trào? Tức là, nếu cả thế giới trọng vọng mà mình không trọng vọng thì không được? Lúc nãy, anh có trả lời là mình cảm động. Nhưng anh có tin là Nhà nước đang thực sự cần những người như anh không? GS Ngô Bảo Châu: Văn hóa của mình là hay suy diễn quá nhiều tới những gì diễn ra trong đầu người ta. Trong khi, đáng lẽ nên nhìn xem những việc cụ thể xảy ra như thế nào. Tôi chỉ quan tâm tới những việc cụ thể xảy ra. Còn trong đầu người ta thế nào thì xét sau. "Không làm khoa học nghiêm túc, ĐH Việt Nam mãi be bét"… Ông Nguyễn Trung Hà: Tôi từng nghe thông tin, nếu có bài báo khoa học đăng ở nước ngoài, Nhà nước sẽ tặng 1.000 USD. Nếu cho bằng tiền cá nhân thì rất hoan nghênh, có khi tôi góp theo. Còn nếu lấy ngân sách quốc gia cho chuyện đó thì tôi thấy phản cảm. Nghề Toán cũng đặc biệt. Đó là môn nghệ thuật chứ không phải môn khoa học. Muốn học Toán, phải có khả năng, không được dùng nguồn lực xã hội vì đó là phục vụ cá nhân. Có khuyến khích hỗ trợ nhưng là từ cá nhân.. GS Ngô Bảo Châu: Anh Hà nói vậy là mặc định cho mình biết rõ ràng xã hội cần cái gì. Ông Nguyễn Trung Hà: Anh không hề mặc định. Ngô Bảo Châu: Anh mặc định xã hội cần tài chính, rồi buôn cái nọ, cái kia. Nhưng trong xã hội, cái gì là quan trọng nhất? Có ba thứ: quốc phòng, y tế và ba là giáo dục. Kinh tế cũng cần đấy, nhưng chưa chắc cần hơn giáo dục. Mà giáo dục không học Toán học, Văn thì học cái gì ? Ông Nguyễn Trung Hà: Toán là một trò chơi. Thi nhảy cao chẳng hạn, cũng là một trò chơi, một trò thể thao. Bản thân cái việc nhảy cao, chẳng có ý nghĩa gì cả, ngoài điều duy nhất là có tác dụng về tinh thần. Nó có thể thoả mãn khát khao chinh phục một cái gì đấy, hay thúc đẩy cho nhiều người yêu thích và hứng thú luyện tập thể dục GS Ngô Bảo Châu: Anh vẫn nhầm. Khi không có người làm việc nghiêm túc thì không thể có một trường đại học nghiêm túc. Và như vậy, không thể có một nền giáo dục nghiêm túc. Có một chuyện rất sai lầm là Nhà nước chỉ định nhà khoa học làm gì. Có thể viết ra báo cáo. Không có bất cứ một cái nghiên cứu nào có giá trị. Những báo cáo đó nghe có vẻ hợp lý nhưng thực ra lại không hợp lý. Khoa học không phải đơn thuần do yêu cầu của xã hội mà nó phải phát triển theo yêu cầu nội tại của nó. Ông Nguyễn Trung Hà: Mỗi một trình độ phát triển, phải cần một thứ. Lấy một câu chuyện vui, mượn lời Cụ Hồ, anh tạm phân toán lý thuyết, toán ứng dụng thế này: Toán ứng dụng, "bao giờ đất nước to đẹp hơn, đàng hoàng hơn". Toán lý thuyết, "bao giờ đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu". Làm toán lý thuyết, xác suất thành công rất khó, còn khi đã thành công, thì chỉ phục vụ cho giới toán. GS Ngô Bảo Châu: Cuối cùng, anh bảo vệ ý kiến của anh, không nghe theo lời người khác. Khi tranh luận, phải nghe người khác nói gì. Diễn văn đã đọc rồi khi bật lại không có tác dụng gì cả. Nguyễn Trung Hà: Vì bản chất có đổi đâu. GS Ngô Bảo Châu: Tại sao không? Nếu không làm nghiên cứu nghiêm túc chất lượng đại học Việt Nam mãi be bét. Trẻ con Việt Nam đi học nước ngoài, tiêu hàng tỷ USD. Muốn cho đại học tử tế, phải có những người dạy tử tế chứ không phải giảng viên thuộc lòng rồi lên nói là được. Cái cần phấn đấu là để cho chất lượng các trường ĐH nói chung, đặc biệt giáo viên ĐH giảng tốt, nghiên cứu tốt. Muốn vậy, phải có đỉnh cao để kéo cái chung đó lên. Đỉnh cao đó không phải là mục đích duy nhất. Còn vai trò ứng dụng trong xã hội nữa. Vai trò chính và cơ bản đối với một nước như Việt Nam là kéo hiện trạng giáo dục lên tốt hơn. Ngô Bảo Châu: "Tôi không chọn để nổi tiếng" Anh Châu này, đoạt giải thưởng Fields, anh có kế hoạch gì không? Nếu đoạt giải, tôi dự định sẽ dành số tiền để trao học bổng cho các em giỏi mà không có tiền đi học đại học. Chỉ là đi học ở trong nước thôi, chứ cũng chưa nhất thiết phải đi học ở nước ngoài. Anh cũng nghĩ tới việc đoạt giải sẽ nuôi được niềm tin của lớp trẻ? Nếu phần đông giới trẻ coi anh là thần tượng, anh có thấy đó là gánh quá nặng? Theo tôi, lúc nào cũng phải giữ gìn được cho mình sự đam mê khoa học. Điều quan trọng nhất là công việc chứ không phải công danh hay tiền bạc. Trong khoa học, ở mức độ trung bình thì việc đánh bóng bản thân có thể có tác dụng. Nhưng, nếu để đạt một đỉnh cao thì điều đó không có tác dụng gì. Tôi thích cuộc sống riêng tư của mình hơn. Dẫu sao, nổi tiếng là câu chuyện tôi phải chịu đựng, chứ không phải là câu chuyện tôi lựa chọn. Cảm ơn anh! o &nb sp; Lương Thị Bích Ngọc - Hạ Anh (Thực hiện) (Theo Bee.net.vn) ĐẠI GIA NGUYỄN TRUNG HÀ LÀ AI ? Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí! - Nhúng tay vào hàng chục lĩnh vực: điện ảnh, bất động sản, ngân hàng, quảng cáo, PR, báo chí, tin học, thiết bị văn phòng...Sở hữu và đồng sở hữu vài chục công ty, trong đó đã và đang gây ấn tượng với những cái tên nổi tiếng như FPT, Zodiac (Hoàng đạo), ACB, TOGI, Vĩnh Trinh Company, Thiên Ngân Galaxy... Từ một sinh viên Toán cách đây 20 năm, Nguyễn Trung Hà đã từ bỏ lối đi được dọn sẵn để hiện tại trở thành một nhà đầu tư "có máu mặt" của Việt Nam. Trong quá trình đi tìm nhân vật cho loạt bài này, với mục đích tiếp cận những cựu HSG quốc tế thành danh trong lĩnh vực kinh doanh, tôi nhận được không dưới 10 lời giới thiệu của nhiều doanh nhân thành đạt về Nguyễn Trung Hà. Cuộc phỏng vấn được thực hiện cuối tháng 11/2005. Thẳng thắn và thực tế, đôi chút cực đoan (?), nhiều ý kiến của anh có thể sẽ gây ra tranh cãi hay dư luận trái chiều. Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội Trước khi là một nhà đầu tư, anh từng là một học sinh giỏi Toán? Năm 1978, đạt giải ba HSG Toán quốc tế ở Rumani, cùng 40 người đạt điểm cao nhất trong kỳ thi đại học, tôi được gửi lên trường quân sự trên Vĩnh Phúc để ôn luyện tiếng, chuẩn bị cho việc sang Nga. Năm sau, tôi sang MGU (ĐH Tổng hợp Moskva) học khoa Toán Cơ, ngành Toán lý thuyết, lại chọn Lý thuyết số, môn cổ điển và kém ứng dụng nhất trong các nhánh của Toán học. Nhưng chưa hết đại học thì tôi chán. Tôi tự nhận thấy học Toán xong, rồi cũng không để làm gì. Vì sao? Tôi cho rằng, những gì dân Toán làm là: Tự đặt vấn đề, Tự giải quyết vấn đề rồi lại Tự hoan hô. Nói chung là một chuỗi công đoạn “tự sướng” và ít có ích cho người khác. Nói cách khác, giá trị của việc học Toán và làm Toán không cao. Toán học vẫn được coi là nền tảng của nhiều môn khoa học khác. Những điều anh nói dường như phủ nhận một quan niệm được rất nhiều người thừa nhận? Kiến thức Toán khá cần thiết trong nhiều lĩnh vực, trong cuộc sống. Nhưng, những thứ thực sự cần thiết cũng chỉ ở tầm vừa vừa thôi, nói nôm na là 1+1=2, chứ không phải những cái hoành tráng, trừu tượng, cao siêu. Mà, Toán học bây giờ đi xa lắm rồi, ở tận chân trời nào rồi. Đa phần những vấn đề mà các nhà Toán học nghiên cứu, là do họ tự đặt ra, tự thấy rằng nó rất có ích, rồi tự đi tìm lời giải và cũng chỉ có họ, hoặc những người theo đuổi Toán ở tầm của họ mới hiểu được. Vì không có ai hiểu được ngoài mấy ông Toán biết với nhau, nên cũng là các ông tự hoan hô nhau. Ông này khen ông khác giỏi, khen những vấn đề xyz nào đó là giải quyết được mấu chốt, là có ý nghĩa, ảnh hưởng rất lớn... và dân chúng, xã hội, thực ra là chẳng hiểu tẹo nào về vấn đề đó... tung hô theo. Anh có nghĩ rằng những điều này sẽ động chạm? Tất nhiên, bất cứ chuyện gì nhạy cảm cũng có thể động chạm. Nhưng, tôi nói với tư cách không phải người ngoại đạo. Tôi cũng từng học Toán. Rất, rất nhiều bạn bè tôi cũng là dân Toán... Trong giới Toán nói chuyện với nhau cũng rất hiểu điều đó. Chúng tôi còn dùng nhiều từ "trần trụi" hơn nhiều: chẳng hạn thủ dâm tư tưởng (cười to). Vô nghĩa! Ông này Tiến sỹ, anh kia Tiến sỹ... toàn giải quyết vấn đề vô nghĩa. Anh từng học Toán, tức là cũng đã từng thấy rằng nó có ích. Mất bao lâu để anh đi đến kết luận ngược như bây giờ? Tất nhiên, ngày xưa, tôi không nghĩ ngay được cái điều mà tôi thấy bây giờ. Thời đầu, cũng như rất nhiều SV Toán khác, tôi rất thích làm Toán. Mỗi lần tự giải quyết được một bài toán, một vấn đề nào đó thì thấy rất sướng. Và, nếu có ai đó xung quanh hoan hô thì càng vui, hay tự mình hoan hô cũng thấy hay, cũng đủ để thoả mãn (cười). Nhưng, cuộc đời có những thời điểm, những cột mốc có thể làm người ta thay đổi cách suy nghĩ. Thay đổi một cách sâu sắc, về chất. Năm 1982, tôi bị lao phổi và phải vào nằm trong Viện lao Moskva mất 1 năm. Thời gian này, rảnh rỗi nên tôi có nhiều thì giờ suy ngẫm về cuộc đời. Sau khi ra Viện, tôi trở thành người khác hẳn, trong cách nhìn cuộc sống. Tự dưng, tôi nhận thấy một cách rất rõ ràng sự vô nghĩa của những cái mình đang theo đuổi, cụ thể là việc học Toán, hay việc mình muốn đạt cái nọ, cái kia. Người giỏi làm Toán là sự lãng phí Nhưng, có một thực tế là dân Toán đa phần là những người giỏi và họ dễ thành công, kể cả khi chuyển sang các ngành khác. Tức là Toán học có ích, ít nhất về mặt đào tạo? Có một số khái niệm bị đóng khung trong suy nghĩ. Nói thịt nghĩ ngay là thịt lợn, chứ không phải thịt gà, thịt cừu, thịt bò... Nói giỏi hầu như chúng ta cũng hiểu là giỏi Toán, nếu giỏi Văn, giỏi Lý, Hoá, Nhạc, Hoạ... sẽ cần phải chua thêm mấy cái danh từ phụ. Cá nhân tôi nghĩ có sự nhầm lẫn ở đây. Nhiều người nghĩ những người học giỏi Toán khi nhảy sang các ngành khác làm cái gì cũng dễ giỏi, dễ thành công, tôi lại cho rằng, những người giỏi Toán, bản thân họ là những người giỏi, tức là họ có nhiều tố chất về trí tuệ để dễ thành công... Mà người giỏi thì học gì, làm gì cũng dễ giỏi kể cả học Toán. Chẳng qua, người có trí tuệ tốt từ bé thường được hướng, hoặc tự chọn vào những môn mang tính khoa học, nhất là Toán. Thành ra, mật độ những người giỏi "dính dáng" đến Toán là tương đối cao, nên dẫn đến sự đánh đồng khái niệm: dân Toán là dân giỏi. Sự lãng phí ở đây
|
Trở về đầu |
|
Posted By: PhuND on 03/09/2010 22:09:53 |
|
Thời cơ cho toán học VN: Cần chiến lược sáng suốt và lâu dài Để có được những nhà khoa học mang tầm quốc tế như GS Ngô Bảo Châu, đất nước ta cần phải có một quá trình lâu dài và liên tục. Đây là một trong những ý kiến then chốt trong cuộc trao đổi giữa GS toán học Nguyễn Tiến Dũng, ĐH Toulouse (Pháp) với PV Thanh Niên. * GS Ngô Bảo Châu khởi đầu con đường học vấn ở trong nước, nhưng phần lớn thời gian trưởng thành khoa học của ông đều ở nước ngoài. Theo ông, với thực trạng giáo dục và khoa học VN hiện tại, chúng ta có thể tạo ra những nhà khoa học ở tầm quốc tế như thế? - Không có định nghĩa chính xác thế nào là “tầm quốc tế”, nhưng nếu tính “tầm quốc tế” là có ít nhất 100 nhà khoa học thế giới biết và quan tâm đến công trình của mình, thì số người làm khoa học ở VN đạt tiêu chuẩn này còn khiêm tốn, có lẽ chưa đầy 100. Ngay ngành toán, có thể coi là ngành mạnh nhất VN với nhiều công bố quốc tế nhất, cũng có chưa đầy một chục người đạt mức có trên 100 nhà khoa học khác trích dẫn công trình của mình. Trong khi đó, để trở thành một nước mạnh về khoa học, thì cần có hàng nghìn hay hàng vạn người như vậy. Việc tạo ra các nhà khoa học tầm quốc tế trong hoàn cảnh VN hiện tại là rất khó (trừ khi có những thay đổi lớn nhưng cũng phải đến nhiều năm sau mới có một thế hệ đông đảo các nhà khoa học tầm quốc tế). Vì thế, những người làm việc trong điều kiện như hiện nay mà vẫn đạt được tầm quốc tế có thể phong là “anh hùng”, bởi họ phải có tư chất và cố gắng hơn nhiều so với các đồng nghiệp ở nước ngoài. Thế nhưng đây cũng là sự phí phạm, vì những “anh hùng” đó, nếu làm việc trong điều kiện tốt hơn, sẽ tiến xa hơn nữa. Để đạt tầm quốc tế, tài năng bẩm sinh và sự ham mê khoa học mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, mà còn cần thêm các điều kiện tương tự như Ngô Bảo Châu có được. Có thể không ở mức như Ngô Bảo Châu nhưng cũng không thể ở mức quá tồi. Đó là các điều kiện: Nền tảng văn hóa và giáo dục chung phải cao; Sống được đàng hoàng bằng nghề làm khoa học, không phải lo nghĩ về cơm áo gạo tiền mới có thể tập trung làm khoa học (ở VN chưa có, trừ những người có nguồn thu nhập khác); Có giáo viên tốt (ở VN cũng khó có được, vì trong số các GS ở VN cũng mới chỉ có ít người đạt tầm quốc tế); Làm việc trong một nhóm nghiên cứu mạnh, có điều kiện thường xuyên trao đổi với các đồng nghiệp giỏi đang cùng mối quan tâm (nhiều người ở VN làm việc trong điều kiện thiếu người chia sẻ, nên dễ đi vào ngõ cụt); Làm những vấn đề quan trọng, được nhiều người quan tâm (theo các chỉ số trích dẫn của các công trình đăng tạp chí quốc tế của tác giả VN, thì phần lớn các công trình của VN thuộc loại có ít người quan tâm); Có đầy đủ điều kiện về máy móc dụng cụ để nghiên cứu... Để đạt được tất cả những điều kiện đó, cần có các chính sách chiến lược sáng suốt và một quá trình dài phát triển liên tục trong vòng ít ra mấy thập kỷ, chứ không thể nóng vội muốn “đại nhảy vọt”, “đi tắt đón đầu” trong vòng ít năm. * Theo GS, chính sách trọng dụng nhân tài - đặc biệt là những nhân tài đang làm việc ở nước ngoài - của VN hiện nay cần phải đi vào những nội dung thiết thực nào để phát huy được hiệu quả cao nhất? - Nhiều nước đang phát triển sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để thu hút chuyên gia giỏi từ các nơi đến làm việc. Ví dụ, ở Brazil đang tuyển một số chân phó GS toán với mức lương đến 8.000 USD mỗi tháng, và ứng cử viên có thể mang bất cứ quốc tịch nào. Để có thể cạnh tranh với các nước khác, thu hút được người tài thì VN cũng phải có những chính sách hẫp dẫn. Không được đến 8.000 USD mỗi tháng, thì ít ra cũng phải được vài nghìn cộng với các phụ cấp nhà cửa, đi lại... Những người như tôi khi đi công tác các nước khác thường được trả thù lao đàng hoàng, nhưng khi về VN giúp đỡ các sinh viên và đồng nghiệp thì hầu như làm không công và thậm chí phải chi thêm tiền túi, vì đối tác ở VN dù là những nơi uy tín về khoa học cũng chỉ trả được một ít tiền tượng trưng không đủ trang trải chi phí. Tôi nghĩ cần thay đổi điều này, có chính sách tốt hơn cho việc thu hút chuyên gia Việt kiều cũng như chuyên gia người nước ngoài đến VN làm việc. Vấn đề tiếp theo là mang người tài vào VN rồi thì làm gì? Theo như tôi ước tính, công suất tiềm năng của giới khoa học VN mới chỉ được sử dụng ở mức 30%, tức là ngay cả những người tài có sẵn trong nước còn chưa được sử dụng thích đáng, vậy mang thêm người về có thừa không? Theo tôi thì không thừa. Sử dụng công suất 30% không phải vì VN thiếu việc để làm, mà là vì môi trường dẫn đến hiệu quả làm việc kém, chứ các vấn đề cần nghiên cứu ở VN không thiếu, trái lại rất nhiều, không đủ người mà nghiên cứu. Bởi vậy song song với việc nâng cao hiệu quả lao động của người trong nước, việc có thêm chuyên gia Việt kiều hay người nước ngoài về nước cũng là yếu tố cần thiết cho VN phát triển. Để phát huy được những ưu điểm của các chuyên gia từ nước ngoài, cần phải tạo điều kiện để họ tự do phát huy khả năng của mình. Chứ nếu họ cũng bị “trói chân trói tay” theo những cơ chế bất hợp lý, thì sự hiện diện của họ cũng sẽ kém hiệu quả. Kết nối toán học VN với toàn cầu Muốn phát triển thì phải hội nhập thế giới. GS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng mục tiêu quan trọng nhất mà chúng ta cần đặt ra không phải là giải này hay giải nọ, đứng thứ mấy về môn này hay môn nọ, mà là bắt nhịp được với sự phát triển của thế giới, trở thành một nước văn minh và có thu nhập ngang bằng nhiều nước tiên tiến. Sự phát triển khoa học công nghệ nằm trong mục tiêu đó, và sự kết nối giữa nền khoa học VN với toàn cầu cũng nằm trong mục tiêu đó. Nói riêng về toán học, lực lượng người gốc Việt làm toán ở nước ngoài khá lớn. Họ có thể trở thành động lực lớn cho sự phát triển nền toán học VN, và giúp VN thiết lập nhiều quan hệ với thế giới. Đó là điều mà rất nhiều đồng nghiệp người Việt ở trong và ngoài nước mong muốn. Nhiều nhà toán học Việt kiều có tiếng, như Lê Dũng Tráng, Lê Tự Quốc Thắng, Vũ Hà Văn, Phạm Hữu Tiệp, Đinh Tiến Cường, Vũ Kim Tuấn, Đinh Thế Lục… cũng đang cố gắng kết nối VN với toàn cầu về toán học.
|
Trở về đầu |
|
From: Thang T Phan [mailto:phantoanthang@gmail.com] To: Ngoc Bui Quang Subject: Re: Toán học vị Toán học hay Toán học vị nhân sinh? Kính gửi anh Ngọc các anh em bài viết này của anh Nguyễn Văn Tuấn, Việt Kiều Úc và nghiên cứu gia xuất xắc trong lĩnh vự y học. Em hoàn toàn đồng ý với bài viết này. http://nguyenvantuan.net/science/4-science/1059-uu-tien-dau-tu-cho-toan-hoc-hay-nganh-khoa-hoc-n ao Ưu tiên đầu tư cho toán học hay ngành khoa học nào? Có lẽ sự kiện quan trọng nhất trong thời gian tôi còn ở bên nhà là tin Gs Ngô Bảo Châu được trao giải Fields. Nhân dịp này tôi xin có lời chân thành chúc mừng Gs Ngô Bảo Châu. Thành tựu của NBC thể xem là một điểm sáng của người Việt Nam, chứ không phải của nền khoa học Việt Nam. Nó nói lên tố chất khoa học của người Việt cũng chẳng thua kém ai. Nhưng tố chất đó phải ở trong bối cảnh và điều kiện thuận lợi thì mới phát huy được. Nếu không có được một người thầy tuyệt vời định ra hướng đi và một môi trường khoa học quá tốt thì chắc gì đã có sự kiện giải Fields đến tay một người Việt Nam. Do đó, có thể nói huy chương Fields chính là một phần thưởng cho nền khoa học Pháp, chứ không phải khoa học Việt Nam. Trong một buổi nói chuyện ở một đại học bên nhà sau khi nghe tin giải Fields, tôi có nói rằng ngay cả một nước Trung Quốc trên 1 tỉ người cũng từng mơ một giải Fields nhưng họ chưa có được. Không biết nhân sự kiện này Trung Quốc còn nhớ có một kiến trúc sư người Việt từng thiết kế và xây tử cấm thành cho họ hay không? Từ nay, chúng ta có thể nói rằng có một người gốc Việt Nam từng được trao tặng giải Fields. Giải Fields tuy rất danh giá, được ví von như là giải “Nobel toán học”, nhưng là giải cho người trẻ và dù phần thưởng vật chất thì còn kém xa giải Nobel. Phần thưởng cho giải Fields hình như là khoảng 15 ngàn USD, tức tương đương với giải thưởng của một chuyên ngành y. Từ nay, hi vọng rằng nghiên cứu sinh Việt Nam ta khi đi xin học bổng nước ngoài sẽ được đón nhận bằng một thái độ trân trọng hơn thời trước đây, thời mà những người thuộc thế hệ tôi bị (phải dùng chữ “bị”) xem như là một dân tộc nghèo nàn và dốt nát khi đối đầu với hệ thống đại học phương Tây. Nhìn như thế để thấy rằng giải thưởng Fields không chỉ là một phần thưởng cho cá nhân Ngô Bảo Châu mà còn có thể có tác động tích cực đến một thế hệ nghiên cứu sinh Việt Nam. Tuy nhiên, phản ứng của giới báo chí và chính phủ trước sự kiện giải Fields làm tôi thấy có gì lấn cấn. Bất cứ người Việt Nam nào làm khoa học cũng thấy hãnh diện trước thành tựu của Ngô Bảo Châu. Nhưng cách mà báo chí và vài quan chức chính phủ thể hiện niềm hãnh diện thật lạ lùng. Báo Tuổi Trẻ còn gửi 2 phóng viên sang Ấn Độ để tường thuật về hội nghị toán học. Hai phóng viên! Các báo khác thì tường thuật từng động thái đến bước đi trong mỗi giờ của Ngô Bảo Châu, cứ như là có gắn hệ thống định vị. Chưa thấy một sự xâm phạm cá nhân nào ghê gớm như thế. Một vài quan chức thì có những hành động rất kì cục, như rút bút trong túi áo ra tặng cho Ngô Bảo Châu. Lễ vinh danh được tổ chức hoành tráng, với hàng ngàn người tham dự, kể cả người đứng đầu chính phủ, và truyền hình trực tiếp. Đành rằng vinh danh một tài năng là cần thiết, nhưng tôi nghĩ những việc làm đó đã đi quá tầm, và phản ảnh một phần nào sự thiếu trưởng thành của một quốc gia. Nhìn cách làm của Việt Nam, tôi thấy ngậm ngùi cho các nhà khoa học Úc. Úc có nhiều người đoạt giải Nobel y học. Tính từ 1915 đến nay, Úc đã có 9 người được trao giải Nobel y học và 1 người chiếm giải Fields. Không biết trước đây thì sao, nhưng từ ngày tôi đến Úc đến nay (30 năm) tôi chưa thấy một nhà khoa học Úc đoạt giải Nobel được tường thuật và vinh danh như ở Việt Nam ta. Còn nhớ trước đây, khi ông Barry Marshall, hay trước đó là Peter Doherty và mới đây nhất là Elizabeth Blackburn (cả hai đều có song tịch Mĩ và Úc) được trao giải Nobel y học, báo chí Úc chỉ có khoảng 10 dòng chữ, thậm chí 5 dòng chữ (như trường hợp bà Blackburn) để đưa tin. Không có phóng viên theo dõi. Không có tặng giải thưởng quốc gia. Không có tặng bút. Không ai lên tiếng cho căn hộ. Không có tặng thẻ máy bay bạch kim. Không có lễ đón ở sân bay. Không có truyền hình trực tiếp. Không có vinh danh trong Quốc hội. Ông Peter Doherty khi về Úc vẫn phải nộp đơn xin chức danh NHMRC Fellow như bao nhiêu người khác (hoàn toàn không có đặc cách), cũng phải xin tài trợ cho nghiên cứu như các nhà khoa học khác trong nước. Trong một buổi nói chuyện tại Viện Garvan, ông còn nói rằng chỉ có khoảng 50% đơn xin tài trợ của ông là thành công, phân nửa bị bác! Thật ra, Úc là nước còn trẻ nhưng là một nước trưởng thành về mặt khoa học. Một nước trưởng thành khoa học không có những hình thức vinh danh quá tầm hay quá khôi hài để biến người được vinh danh thành nạn nhân. Cái khác giữa Úc và Việt Nam có lẽ là ở thái độ đối với nhân tài. Nhưng cách hành xử của Úc không có nghĩa rằng Úc xem thường khoa học. Ngược lại, Úc rất quan tâm đến phát triển khoa học. Chính phủ dành ra hàng tỉ đôla hàng năm để chi cho các chương trình nghiên cứu, để nuôi dưỡng và phát triển đội ngũ khoa học quốc gia. Họ quan tâm đến việc nâng cái mà chúng ta hay quen gọi là “critical mass”, chứ không đặt trọng tâm vào việc phát triển một vài trung tâm nghiên cứu hay vài cá nhân. Có lẽ quan điểm của họ là khi đã có critical mass thì chuyện đoạt giải thưởng quốc tế không còn là vấn đề lớn nữa. Nói cho cùng, việc huấn luyện một vài cá nhân để có giải thưởng quốc tế (như giải Olympic) dễ hơn là nâng cao mặt bằng khoa học của một quốc gia. Thay vì nhân cơ hội Ngô Bảo Châu, chính phủ Việt Nam tuyên bố một chính sách khoa học mới và tích cực hơn, thì sự việc lại được phô diễn quá hình thức chủ nghĩa và có thể nói là quá phường tuồng. Một đất nước với trên 2000 năm văn hiến cần một thái độ bình tĩnh hơn, một hành xử nghiêm chỉnh hơn, và nhất là một cách phô trương mang tính trưởng thành hơn. Có lẽ một trong những phản ứng tích cực nhân sự kiện Ngô Bảo Châu là tuyên bố thành lập viện toán học cấp cao. Đương nhiên, giới toán học vui mừng trước tuyên bố này, nhưng tôi thấy phân vân. Chưa biết ngành toán học Việt Nam đã đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế, khoa học và an sinh của Việt Nam, nhưng đã có vị tuyên bố rằng Viện Toán ở Hà Nội là một viện khoa học thành công nhất ở Việt Nam. Ai cũng có thể tuyên bố như thế cho ngành của mình, nhưng vấn đề quan trọng là bằng chứng, là thước đo trong thực tế. Nếu lấy số bài báo khoa học làm thước đo thì ngành toán đóng góp khoảng 9-10% tổng số bài báo khoa học từ Việt Nam, trong khi đó ngành vật lí cũng có số bài báo tương tự (hay cao hơn chút). Riêng ngành y sinh học đóng góp ~30% tổng số bài báo khoa học. Nếu lấy chất lượng làm thước đo, khoảng 45% các công trình nghiên cứu về toán của Việt Nam chưa bao giờ được trích dẫn sau 5 năm công bố (tỉ lệ ngày trong ngành vật lí là 31% và ngành y sinh học là 18%). Ít ai trích dẫn phản ảnh một phần chất lượng nghiên cứu, nhưng cũng một phần là văn hóa ngành (ngành toán ít trích dẫn hơn ngành vật lí). Nhưng dựa vào hai chỉ số trên, khó có thể nói Viện Toán hay ngành toán là thành công nhất ở Việt Nam. Nhìn sang các nước láng giềng, ngành toán của Việt Nam tốt hơn nhiều nước, nhưng vẫn còn kém hơn Singapore. Chúng ta thử xem qua một vài con số thống kê xem sao: Nước Số bài báo về toán học 2000-2005 Chỉ số trích dẫn trung bình Chỉ số H Việt Nam.……………326………………………………..2.44…………………….11 Singapore…………..1474……………………………….5.43…………………….30 Malaysia…………….170………………………………..1.94………………………7 Indonesia…………….17…………………………………1.41………………………3 Thailand………………98…………………………………1.57………………………6 Bảng trên cho thấy trong thời gian 2000-2005, Việt Nam công bố được 326 bài báo khoa học về toán, với tổng số trích dẫn 797 lần. Tính trung bình, số lần trích dẫn cho mỗi bài báo là 2.4, chỉ số H là 11. Trong cùng thời gian, Singapore công bố 1474 bài, với chỉ số trích dẫn trung bình là 5.43, chỉ số H là 30. Như vậy, ta tuy hơn Thái Lan, Nam Dương hay Mã Lai, nhưng thua xa Singapore về số lượng và chất lượng. Nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề. Thái Lan và Mã Lai có nền toán học kém hơn ta, nhưng kinh tế và mặt bằng khoa học của họ thì bỏ ta xa gần 30 năm. Bảng số liệu trên còn cho thấy chúng ta cần khiêm tốn hơn trong những tuyên bố về thành công của toán học. Số liệu trên còn gián tiếp đặt dấu hỏi về ưu tiên cho đầu tư giữa các ngành khoa học. Ở Việt Nam hiện nay, y tế và môi trường là hai lĩnh vực thiết yếu nhất. Chỉ cần dạo qua một vòng các bệnh viện sẽ thấy người bệnh ở Việt Nam khổ cực biết là dường nào. Đã có bệnh nhân tự tử chỉ vì không thể có khả năng tài chính để điều trị. Phần lớn thuốc men đều phụ thuộc vào các công ti nước ngoài cung cấp với giá rất cao, trong khi đó kĩ nghệ dược trong nước còn yếu kém, do thiếu nghiên cứu khoa học. Môi trường sống xuống cấp kinh khủng. Hệ thống sông ngòi đang bị ô nhiễm trầm trọng, và dẫn đến hệ quả bệnh tật ở qui mô quốc gia. Nghiên cứu môi trường ở Việt Nam cũng rất thiếu: thiếu chuyên gia, thiếu thiết bị, thiếu tài trợ. Nhưng chẳng ai nói đến dành ngân quĩ cho hai lĩnh vực khoa học thiết yếu này. Có lẽ các lãnh đạo thích trừu tượng hơn là nhìn vào thực tế. Tiêu ra trăm tỉ đồng để phát triển ngành toán có lẽ cần thiết, nhưng sẽ đem lại lợi ích gì thực tế cho Việt Nam? Đã là đầu tư, cho dù là đầu tư khoa học, thì câu hỏi đó cần phải được đặt ra, bởi vì nước ta vẫn còn nghèo và việc chi tiền phải “liệu cơm gấp mắm”, chứ không thể xa xỉ được. Giả dụ như Việt Nam sẽ có một viện toán học cấp cao, với nhiều bài báo khoa học trên các tập san toán hàng đầu thế giới (hiện nay thì Viện Toán chưa có những bài như thế), câu hỏi đặt ra là những bài báo đó sẽ đem lại lợi ích gì cho người bệnh, cho môi sinh? Tạo ra sản phẩm để điều trị bệnh nhân? Không. Đăng kí bằng sáng chế? Không. Đăng kí bản quyền về một phương trình đã được giải quyết? Chưa thấy ai đăng kí bản quyền phương trình. Nếu có ứng dụng thì toán, nói cho cùng, chỉ là một công cụ hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học. Mà, không có toán thì người ta vẫn có công cụ khác. Không có được một “closed solution” bằng toán thì nhà nghiên cứu vẫn có thể dùng máy tính để mô phỏng và có một “heuristic solution”. Có toán học, nghiên cứu khoa học phát triển đẹp hơn; nhưng không có toán học thì khoa học vẫn phát triển nhanh. Nhìn qua thế mạnh của khoa học Thái Lan và Mã Lai, chúng ta dễ dàng dù ngành toán học của họ không bằng ta, nhưng họ phát triển mạnh trong các lĩnh vực khoa học thực nghiệm như công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ dược. Họ không cần viện toán cấp cao để đưa nền kinh tế của họ bỏ chúng ta 30 năm. Ngày xưa, tôi cũng rất thích học toán. Nhưng đến khi sang Úc và Mĩ, tôi cực kì ngạc nhiên khi thấy điểm vào ngành toán ở các đại học tại đây thấp nhất so với các ngành khác. Chẳng hạn như ở bang New South Wales, trong khi học sinh chỉ cần 70 điểm là có thể vào học ngành toán, nhưng để học các ngành khoa học thực nghiệm và kinh tế thì số điểm tối thiểu phải trên 85. Phần lớn sinh viên theo học ngành toán như là một ngành phụ, như học thêm một công cụ, để họ có thêm bằng cấp để dễ xin việc sau này. Úc không có một viện toán như Việt Nam, và cũng chưa có dự định đầu tư vào toán cao cấp như Việt Nam. Nhưng theo tôi biết số và chất lượng ấn phẩm toán của Úc hơn Việt Nam khá xa. Và, khỏi cần so sánh thành tựu khoa học của Úc với Việt Nam, vì so sánh không còn ý nghĩa. Chưa thấy ai nói toán là động lực phát triển khoa học hay kinh tế Úc. Một câu hỏi không thoải mái vẫn đặt ra: Chúng ta cần ưu tiên xây dựng một nền toán học để đứng vào hàng 40 trên thế giới, hay cần xây dựng một nền khoa học, một "critical mass" khoa học có khả năng đem lại an sinh và phúc lợi trực tiếp cho người dân Việt Nam? NVT
|
Trở về đầu |
|
From: nguoikgu@googlegroups.com on behalf of Pham Huu Nghi Sent: Mon 8/23/2010 3:28 PM Theo Original Message đính kèm thì người đầu tiên đưa lên mail đàn chủ đề NBC là Bùi Quang Ngọc với tiêu đề: NBChau va nganh Toan VN (còn hiền lành thôi) Từ đây co hai nhánh rẽ: Một, do dt Lương chủ xướng nói về những người KGU có nhiều đóng góp về khoa học với cái tít rất bắt mắt: NEW NEW NEW Hai, do HM Châu khởi xướng với tiêu đề: NBC va hanh dong cua chung ta? (đã thấy như là cần sắn tay áo vào việc ngay rồi) Bắt chước cách điễn đạt của GS Ngô Việt Trung, Viên trưởng Viện Toán (khi nói về hiện tượng Ngô Bảo Châu trên vnexpress.net) thì: Ý kiến chủ xướng ban đầu của Ngọc là sáng kiến mang tính “ông”. Ý kiến mang tính chất nhánh của Châu và Lương mang tính “con”. Biết đâu còn những nhánh “cháu”, “chắt” nữa nên có lẽ chưa vội tổng kết và trao giải. Nhưng như Anh Nông Văn Hải nói ta cũng không nên, không cần đi quá xa. Cái chính là từng người trong chúng ta tự thấy rõ việc mình cần làm và làm cho tốt để không hổ thẹn với lương tâm.
|
Trở về đầu |
|
From: Nong Van Hai Sent: Mon, August 23, 2010 12:19:58 PM Các anh Ngọc, Châu, Nghị ơi và các bạn ơi, VN chúng ta đâu chỉ muốn riêng làm Cường Quốc Toán Học? Chúng ta muốn (đã và đang phấn đấu): - Cường quốc CN Thông tin - Cường quốc CN Vũ trụ - Cường quốc Công nghệ hạt nhân (ít nhất Năng lượng Điện hạt nhân) - Cường quốc có Thủ đô to nhất thế giới - Cường quốc Tàu cao tốc dài nhất thế giới - Cường quốc Đào tạo (trường ĐH TOP, TOP...) - Cường quốc nhiều sân golf nhất thế giới - Cường quốc đóng tàu (Vinashin đã và đang làm!)
etc., etc., etc...
|
Trở về đầu |
|
Từ: xuan thanh truong Ngày: Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010, 12:32
Toi nho Chi Vo Thi Thang, Nguyen Tong cuc truong Tong cuc Du lich yeu cau Nha nuoc co hinh thuc uu dai cho nghanh du lich VN. D at nuoc ta ban than da uu dai cho nganh nay roi, ko kiem duoc la loi tai minh chu luc nao cung xin uu dai. Chuyen KH cung vay, Cach day lau lam roi, tu nhung ngay dau mo cua toi co chung kien trong co cuoc hop co nguoi de nghi, nuoc minh la nong nghiep lac hau, hay hien dai hoa nong nghiep di thong qua nghien cuu cai tao dat (vi dan ta boc lot dat qua di thoi, dat bac mau kinh khung), cai tao giong, cai tao quan he san xuat trong nong nghiep va tim may nong nghiep phu hop voi tho nhuong, dia hinh va con nguoi Viet va nen van minh lua nuoc. gat gu va gat gu roi van vay ma. TQ ra Tam Nong, ta chay theo sau gan 20 nam. Cai do la gi vay??
|
Trở về đầu |
|
From: phnghi@hn.vnn.vn Date: Mon, 23 Aug 2010 12:05:09 +0700 Hoàn toàn đồng ý với Châu (và hình như Ngọc cũng đã phát biểu đâu đó về ý này): Nếu không thay đổi, các Viện nghiên cứu cũng như các nhà khoa học ở Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò là người tiêu tiền ngân sách kém hiệu quả nhất. Nghị
|
Trở về đầu |
|
From: nguoikgu@googlegroups.com on behalf of Ta Thi Minh Ly Sent: Mon 8/23/2010 12:31 PM Châu - thật là một người yêu nước, thương dân, chí lý quá, làm mình thấy cũng như ngượng thay khi đang rất nhiều người đòi ưu tiên, đòi cơ chế ưu đãi như đang bị khuyết tật, nhưng bản thân ''béo quá", ngày ngày chỉ xách cặp đi tiêu tiền nhà nước hoặc móc túi sinh viên nghèo... thôi tha cho mấy cái anh giải cao làm người Việt tự hào nòi giống đi, nên quay về VN với mấy anh Hai Lúa không giải, không tiếng Anh tiếng em gì, không điều kiện, ăn rau muống, ngủ chân còn dính bùn cũng làm được máy cày, máy gặt... he he he
|
Trở về đầu |
|
From: Chau Hoang Sent: Monday, August 23, 2010 12:00 PM Thấy mọi người tranh luận sôi nổi về NBC, tôi cũng xin tham gia vài ý kiến: - Sự kiện NBC hay Đặng Thái Sơn làm tất cả chúng ta tự hào, rằng nòi giống người Việt cũng có thể sản sinh ra những thiên tài.
- Đồng ý với anh Ngọc là nên phân biệt hiện tượng NBC và thực trạng nền toán học Việt Nam. It's too random. NBC là một điểm kỳ dị. Trong lý thuyết thống kê, các mẫu thống kê nhất thiết phải không bao gồm điểm kỳ dị.
- Sự việc lần này cũng giống như hiện tượng Đặng Thái Sơn và thực trạng nền âm nhạc Việt Nam những năm 80 thế kỷ trước. Sau một hồi ầm ĩ, Đặng Thái Sơn cũng định cư tại Nhật. Thỉnh thoảng anh có về nước biểu diễn, chắc là vì tình yêu đất nước. Và anh biết, anh cũng chẳng thể làm gì hơn. Nền âm nhạc Việt Nam không vì có Đặng Thái Sơn mà có tiến bộ gì đáng kể.
- Chúng ta đã từng tự hào vì có Đặng Thái Sơn (Giải So-Panh là giải piano lớn nhất thế giới, 4 năm mới tổ chức một lần). Bây giời chúng ta tự hào về NBC. Nhưng cái sự tự hào đó sẽ đi qua rất nhanh. Rất nhiều cái xấu hổ vẫn còn nguyên: xấu hổ vì GDP/người quá thấp; xấu hổ vì cứ mưa hơi to một chút là "Hà Nội mùa này phố cũng như sông"; xấu hổ vì chiến tranh đã qua rất lâu mà hàng năm vẫn có hàng chục ngàn người chết vì... tai nạn giao thông...
Chúng ta có thể sử dụng thương hiệu NBC để PR cho Việt Nam hiệu quả nhất. Nhưng nếu vì hiện tượng NBC mà VN định hướng đầu tư để trở thành cường quốc Toán học thì thật sự sai lầm. Cái mà một nước như Việt Nam cần làm bây giờ là xóa đói giảm nghèo, là phát triển kinh tế, là giải quyết các vấn đề xã hội, là kiên trì và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực về thế giới,... Đừng để cho dân Việt Nam, với rất nhiều phẩm chất như thông minh, ham học, cần cù mà lại thuộc nhóm nghèo khổ nhất thế giới. Toán học, hay khoa học cơ bản thực sự là những thứ xa xỉ đối với Việt Nam ngày hôm nay. Nhân dịp này, xin gửi các anh chị một bài viết, từ ba năm trước, với tiêu đề: Việt Nam có nên ưu tiên phát triển Công nghệ cao? Tôi có dịp được tham dự một hội nghị, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, bàn về định hướng chiến lược phát triển công nghệ cao của Việt Nam. Từ lâu tôi đã không còn nghiên cứu khoa học, nên về cơ bản tôi chả hiểu các báo cáo nói gì, trừ phần kiến nghị với Nhà nước. Tổng hợp các kiến nghị này, có thể thấy các nhà khoa học nêu lên 3 vấn đề bao gồm: 1. Chế độ ưu đãi cho các nhà khoa học quá thấp. Đề nghị Nhà nước có chính sách ưu đãi tốt hơn đối với các nhà khoa học. 2. Các phát minh sáng chế khoa học - kỹ thuật - công nghệ của các nhà khoa học Việt Nam không được các doanh nghiệp trong nước tin tưởng đưa vào ứng dụng. Đề nghị Nhà nước có cơ chế hạn chế các doanh nghiệp mua công nghệ quốc tế, nếu các công nghệ này có thể sản xuất được trong nước. 3. Công nghệ cao là cách duy nhất để đi tắt đón đầu. Đề nghị Nhà nước đầu tư ngân sách thích đáng cho chiến lược "Ưu tiên phát triển công nghệ cao". Thú thật là tôi hơi bị choáng trước những kiến nghị này. Ngày nay, ở Việt Nam, khoa học không còn là một động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển. Xa rời thực tế, các đề tài nghiên cứu khoa học Việt Nam hiện nay chỉ giỏi tiêu tiền, y như thời bao cấp, mà không hề quan tâm đến hiệu quả. Tôi nêu lên câu hỏi, tại sao phải có chính sách ưu đãi đặc biệt với các nhà khoa học? Tôi tưởng, chỉ có những người khuyết tật hoặc thiểu năng trí tuệ, không thể tự nuôi bản thân, mới cần Nhà nước có chính sách ưu đãi chứ. Các nhà khoa học đều là những người thông minh, được đào tạo đầy đủ, thì tại sao lại cần chính sách ưu đãi cho họ? Các doanh nghiệp sẵn sàng trả lương rất cao cho nhân sự cao cấp, đặc biệt là chuyên gia khoa học công nghệ, để nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu họ thực sự có tài thì chắc chắn không thiếu đất để dụng võ. Tại sao Nhà nước phải có chính sách ưu đãi cho người tài? Rất nhiều các phát minh sáng chế - kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học trong nhiều năm qua, chỉ nằm trong kho lưu trữ mà không được ai khai thác. Hầu hết các nghiên cứu không xuất phát từ đặt hàng của người sử dụng. Nhiều đề tài được dựng lên chỉ là cái cớ để có kinh phí nuôi các nhà khoa học! Trong nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa, chúng ta cần hiểu rằng, các doanh nghiệp phải đứng trước sức ép cạnh tranh, vì thế, công nghệ họ sử dụng phải là công nghệ giúp họ nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực và thế giới. Không thể bắt họ sử dụng công nghệ do Việt Nam sản xuất để rồi ngày càng tụt hậu so với đối thủ. Tôi cũng nêu lên câu hỏi, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh gì trong việc nghiên cứu sản xuất công nghệ cao? Chúng ta không có phòng thí nghiệm hiện đại. Chúng ta không có công nghệ lõi. Chúng ta không có khả năng đưa ra các tiêu chuẩn công nghiệp quốc tế cũng như không có khả năng dự đoán xu hướng tiếp theo. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ của chúng ta (nếu nghiêm túc nhìn nhận) là ít về số lượng và yếu về chất lượng. Việt Nam cũng chưa có thương hiệu của một quốc gia công nghệ cao. Tại sao lại là “ưu tiên phát triển công nghệ cao”? Sản xuất máy bay có phải là công nghệ cao không? Tất nhiên là cao rồi. Việt Nam có thể sản xuất được máy bay hiện đại như Boeing không? Tất nhiên là được, chỉ cần thuê Tổng công trình sư giỏi là ổn. Vậy tại sao chúng ta không ưu tiên sản xuất máy bay? Đơn giản vì, dù chúng ta sản xuất ra được máy bay, chắc gì có ai dám bay. Chưa kể, với số lượng sản phẩm ít, giá thành sẽ rất cao, chúng ta cũng không có khả năng cạnh tranh. Vì thế tôi cho rằng: 1. Trừ những nhà khoa học nghiên cứu cơ bản theo các chương trình đặc biệt của quốc gia, các nhà khoa học khác nên chủ động tìm chỗ đứng cho mình trong nền kinh tế Việt Nam năng động hội nhập quốc tế. Nhà nước không cần phải có chính sách ưu đãi đặc biệt gì cho các nhà khoa học này. Nếu họ thực sự tài năng, họ sẽ được đền đáp xứng đáng với đóng góp của họ. 2. Các nhà khoa học cần sớm thích nghi với cơ chế thị trường. Các kết quả nghiên cứu chỉ có ý nghĩa khi nó đáp ứng nhu cầu bức xúc của nền kinh tế. Nhà nước chỉ nên cấp ngân sách cho các đề tài nghiên cứu quốc gia. Bỏ hết các đề tài nghiên cứu với mục tiêu “nuôi sống các nhà khoa học”. 3. Không nên phân biệt công nghệ cao hay thấp. Không nên ưu tiên phát triển công nghệ cao. Công nghệ nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm hơn, năng suất lao động cao hơn, khả năng cạnh tranh tốt hơn,… thì đó là những công nghệ chúng ta cần ưu tiên. Nếu không thay đổi, các Viện nghiên cứu cũng như các nhà khoa học ở Việt Nam sẽ tiếp
|
Trở về đầu |
|
Trên mail đàn văn thơ, truyện cười nhiều quá, nay đổi món nhé: Thế là cuối cùng NBChâu cũng đã nhận giải thưởng Fields. Đây là vinh dự, trước nhất cho NBC, anh đã có tài năng và say mê toán học (nghe nói có nick trên mạng là Hòa thượng thích làm Toán), sau nữa cho giới toán học VN, cuối cùng cho cộng đồng người VN chúng ta. Tôi cũng từng làm Toán, tôi hiểu phần nào sự cao quý của giải thưởng Fields (trung bình 1 năm chỉ có 1 người được nhận). NBC là hiện tượng. NBC đang rất hot trên diễn đàn mạng của người VN. Những ngày nên nói nhiều về hiện tượng NBC. Các điều đó hoàn toàn đúng. Tuy nhiên tôi vẫn giữ quan điểm mà đã có từ nhiều năm trước (và được thể hiện khá rõ trong bài “Toán học vị Toán học hay Toán học vi nhân sinh”, http://vietnamnet.vn/giaoduc/2006/04/561903/). Cần phân biệt cá nhân NBC và ngành Toán của VN. Trên mạng tôi thấy CP dự kiến có chương trình chấn hưng nền Toán học VN 2010-2020, tầm nhìn 2030, với chi phí 641 tỷ đồng (tôi ko rõ con số này được tính toán thế nào), vị chi mỗi năm khoảng 65 tỷ. Mục tiêu đưa vị trí của VN về Toán trên thế giới từ 50 lên 40. Tôi tự hỏi, thế các ngành khác thì sao? Tại sao phải ưu tiên ngành Toán? Từ vị trí 50 lên 40 để làm cái gì? Sao không đặt mục tiêu là đẩy kinh tế từ vị trí thấp kém lên cao hơn (hãy nhìn Hàn quốc vào những năm 1970 cũng phát triển ngang bằng VN, nay có nền kinh tế đứng thứ 11 thế giới) Trong khi những ngành có nhiều khả năng ứng dụng vào kinh tế, đời sống như Sinh, Hóa, như Khoa học quản lý hay Luật, rất cần sự đầu tư nghiêm túc. Và nguồn nhân lực giỏi của VN, có cần tập trung vào Toán ko? Trong bài viết của tôi trên VNNet đã phân tích rõ về điểm này. Nhớ lại 1980 Đặng Thái Sơn đoạt giải Sô-Panh về piano. Cũng na ná không khí như bây giờ. Nhưng rồi chẳng vì một giải thưởng mà nền âm nhạc VN vụt lớn mạnh lên, có vị trí nào đó trên thế giới. Mọi người nên tỉnh táo về hiện tượng NBC và ngành Toán VN. Tất nhiên tôi vẫn rất khâm phục NBC. Một kẻ “đào ngũ” khỏi Toán (lý thuyết) Ngọc Toán KGU 1979
|
|