Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 9186 - Tổng số hồi đáp: 25




Posted By: NghiPH on 02/03/2011 08:20:17


“умирающий капитализм” mà dịch là chủ nghĩa tư bản giãy chết thì thật là “tài”. Có lẽ, người dịch đã đưa cả khí thế cách mạng, mong ước cháy bỏng của cả một thế hệ vào cái sự chuyển ngữ này.  (Có vấn đề  về chinh tả: giãy chết hay dãy chết. Về ngữ âm, nói giãy chết có vẻ đúng hơn chăng?)

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 28/02/2011 22:51:20


Cám ơn anh Khánh đã có một bài phân tích rất hay. Tôi thì vẫn nghĩ là trong lý lịch nên ghi trình độ học vấn là đúng nhất. Điều này xác định người mang bản lý lịch này đã được đào tạo ở mức độ nào. Nói chung trình độ văn hóa tỷ lệ thuận với trình độ học vấn, nhưng không phải con người chỉ được đào tạo tại Trường học mà phần lớn những người có văn hóa được đào tạo tại Trường đời (gia đình và xã hội). Và một điều hết sức quan trọng đối với con người là tự đào tạo mình. Thủ trưởng (dân sự) của tôi đầu tiên là một Vụ trưởng, Cụ chưa học hết lớp 10/10, nhưng đến bây giờ Cụ vẫn là người tôi khâm phục nhất, không chỉ vì đức độ mà cả về trì thức chuyên môn. Sau 1 năm công tác dưới quyền Cụ, tôi không hiểu vì sao một người chưa học hết lớp 10, mà trình độ chuyên môn về pháp luật tuyệt vời đến vậy. Cuối cùng, tôi mới hiểu. Cụ tự học các kiến thức mới trong lĩnh vực công tác cần đến. Học ở trường cho ta cái bằng, tự học cho ta tri thức để khỏi tục hậu với xã hội ta đang sống.

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 22/02/2011 23:20:27


Hôm nay mới lại đọc phần đầu chuyên mục thấy cái câu mà Thông làm ví dụ: “các cụ mắng con cháu "Mày có học (có trình độ học vấn) mà không có văn hóa” là rất hay, nó nói cái sự đánh giá của các cụ đối với thế hệ đang thời. Tiếp nối của câu ấy cho trọn nghĩa là: nhẽ ra có học thì phải có văn hóa, học càng cao văn hóa càng cao. Cho nên khi mắng kẻ kém văn hóa các cụ vẫn mắng “quân vô học”, nó cũng tương tự như mắng “vô văn hóa” vậy.

Cái quan niệm (mà 3Chai gọi là 2 phạm trù - mình cũng cho là như vậy) nó xưa gần như “trái đất” cũng phổ biến ở các dân tộc khác, người Nga cũng nói vậy, khi khen ai có văn hóa, họ cũng khen là “образованный человек”.

Cái quan niệm văn hóa là gì cũng xưa như khi “con” thành “người”, bây giờ trên thế giới nhiều “nhà” đưa ra định nghĩa khác nhau, nhưng nội hàm (cách nói của GS.Nguyễn Duy Quý) của nó thì vẫn nguyên. Nổi tiếng của người Việt là định nghĩa của Cụ Đào Duy Anh từ đầu thế kỷ trước, bây giờ xem các định nghĩa khác nhìn từ nhiều góc độ khác nhau rồi nhìn lại, nó vưỡn thế! Mà giáo dục thì nó đi liền với văn hóa, chẳng thế bây giờ vẫn ví von giáo dục là “sự nghiệp trồng người” mà (gọi là “trồng” là từ tiếng Tây culture – cách dịch này đầu tiên có lẽ là của Cụ Hồ). Giáo dục là để tạo ra những giá trị của văn hóa. Trình độ được giáo dục là thước đo trình độ văn hóa. Đại khái là anh lên thì em lên, anh không lên thì em dừng lại, có khi xuống! Nhưng mà đến khi trình độ giáo dục không thể hiện được trình độ văn hóa nữa (nên các cụ mắng), nghĩa là nó không còn là thước đo văn hóa nữa. Bởi có giáo dục mà như không, có bằng thật nhưng học giả…

Nếu một nền giáo dục mà tạo “con” không ra “người” thì nền giáo dục đó có vấn đề! Đó là cách nói 1 phát cho nó xong (cách nói của OB.3Chai), không biết có phải không? Tất nhiên nói như thế là nặng lắm, do bức xúc quá mà ra thôi, nên nó chỉ có nghĩa như một cảnh báo nghiêm trọng để tự nhìn lại mình. Kiểu như cách nói của một GS đáng kính: “họ đều được đào tạo dưới mái trường… mà xem ra văn hóa chưa được phổ quát”.

Tuy nhiên cũng có một chi tiết thú vị là cái thời bắt đầu chuyển đổi ấy thì nhiều “họ” tuổi trẻ cứ phô cái “bằng được đào tạo ra” mà nói năng lại “hỗn với các cụ” trong đó có cụ hồi xưa giỏi lắm mới qua cái tú tài Tây, thế là mấy cha làm biểu mẫu mới đẻ 2 mục trong tờ khai lý lịch, không biết có phải “nịnh” các cụ không, hay là vì mới biết nó là 2 phạm trù khác nhau, vốn đi liền với nhau, nhưng nay nó bị tách rời, văn hóa bị lạc mất thước đo. Nếu tớ là người soạn mẫu thì tớ bỏ quách cái mục trình độ văn hóa đó đi, mà thay nó thành một mục là trình độ học vấn vậy, đúng hơn là bỏ cái chữ "trình độ", chỉ ghi là "học vấn" dịch đúng thuật ngữ này của các nước khác như éducation - tiếng Pháp, education – Anh, образование – Nga...

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 21/02/2011 23:26:04


Nguyên quán: quê quán gốc (trở về nguyên quán, nguyên quán của Hồ Quý Ly là Triết Giang … TQ), là nơi sinh ra và lớn lên của người đầu tiên của dòng họ bố (hoặc mẹ), được coi là người thủy tổ (tằng tổ khảo), thường là theo gia phả.

Quê quán: nơi sinh ra và lớn lên của bố (hoặc mẹ)

 Sở dĩ vừa qua bị lộn xộn là do nhu cầu quản lý hộ tịch có thay đổi, và phân quyền rồi đẻ ra các cơ quan chức năng khác nhau, lại không thống nhất được với nhau, thành ra ông chẳng bà chuộc. Tình trạng này đến nay vẫn chưa xử lý được, mặc dầu đã sử dụng CNTT, ngay như Bộ CA cũng chưa thống nhất được số CMND mới sinh ra tình trạng trùng số.

 

Trở về đầu




Posted By: HienVC on 07/02/2011 16:33:28


Hoàn toàn đồng ý với HT, cần phải có định nghĩa cho từng mục phải kê khai trong lý lịch hoặc hướng dẫn rất cụ thể như kiểu danh mục các ngành nghề kinh tế Việt nam hay Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu ( cụ thể đến thế mà còn nhầm lẫn, cãi nhau lộn tùng phèo giữa các bộ ngành). Ngoài nguyên quán, quê quán, trình độ văn hoá còn có mục ngày tham gia cách mạng (mà mình đã từng nêu) và mục thành phần gia đình, thành phần bản thân. Cá nhân mình đã gặp rắc rối khi đổi CMT do " quê quán " và do vậy dẫn đến việc mình lại phải đổi sổ HK nếu muốn nhận lại CMT ( vì CMT cũ đãquá hạn 15 năm ). "Ngày tham gia cách mạng" cho đến nay vẫn là câu hỏi chưa có trả lời !

Trở về đầu




Posted By: LienTP on 07/02/2011 14:56:31


Mình cũng rất thắc mắc về khai quê quán: Ông  sinh ở Hà Tĩnh; bố sinh ở Nghệ An (vì ông bà đi công tác nên sinh con ở đó, (nhưng quê bố vẫn là Hà Tĩnh); con trai sinh ở Hà Nội, (quê vẫn là Hà Tĩnh vì theo quê bố mà); thằng cháu ông sẽ khai theo quê bố nó thì vẫn là Hà Tĩnh à?

Về văn hóa ứng xử mình vẫn rất thích cung cách của những người Hà Nội xưa. Nề nếp, khéo léo, nhẹ nhàng, lễ phép, mọi chuyện đều có thể có cách nói không cần đao to búa lớn.

Trở về đầu




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 07/02/2011 08:43:55


Cám ơn 2 bác đã có phản hồi.

Tuy nhiên em hỏi các bác lag định nghĩ cơ. Nếu không có định nghĩa thì ko biết khai thế nào?

Em hỏi các bác đinh nghĩa 3 khái niệm trong lý lịch:

-Quê quán

-Nguyên quán

-Trình độ văn hóa

Chắc các bác bảo em lẩm cẩm, đi hỏi định nghĩa những từ đó. Nhưng rõ ràng em lúng túng về quê quán, và các bác thì có tranh luận về trình độ văn hóa

Cám ơn các bác.

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 06/02/2011 18:23:47


Tôi cũng nhất trí với Nghị PH là trong lý lịch cần có mục Nguyên quán thay cho quê quán. Điều này không chỉ phục vụ cho việc quản lý cán bộ mà còn phục vụ cho nhiều ngành khoa học khác.

Không chỉ quản lý con người mới có mục này, mà trong lĩnh vực sinh vật cảnh người ta cũng đã quản lý động vật và thực vật đến 5 đời. Ví dụ: Một con cá rồng với giá từ 10 000 USD trở lên thì người ta đã quản lý bằng chip điện tử (gắn trong con cá) đến 5 đời. Trong đó ghi rõ tiểu sử 5 đời con cá đó, nhóm máu và các đặc tính khác. Khi người chơi gõ đúng mã số là các thông số kỹ thuật hiện ra. Cũng con cá giống như vậy, nhưng không mang chip (không quản lý được) thì giá có thể chỉ bằng 1/10 -3/10 giá thành thôi.

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 05/02/2011 22:54:31


Tôi không chắc chắn là ở nước ngoài người ta không yêu cầu khai trong hồ sơ nhân sự về nguyên quán.

Theo tôi, không nên viết là quê quán mà nên viết là nguyên quán.

Nếu tôi có quê là Ninh Bình thì con và cháu do con trai tôi sinh ra sẽ vẫn ghi nguyên quán là Ninh Bình. Nguyên quán là quê cha, đất tổ nên việc khai trong Lý lịch là chuyện bình thường, hoàn toàn có thể chấp nhận được.   

Trở về đầu

Posted By: Khửu trên 23/01/2011 22:08:11


Có một bài theo tôi là rất hay đăng trên Vnexpress, chắc nhiều bạn cũng đã đọc, (http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Nguoi-Viet-5-chau/2011/01/3BA25B2F/). Tôi chỉ xin trích dẫn 1 đoạn: "...- Văn hóa ứng xử nơi công cộng: Tiếng xin lỗi và lời cám ơn luôn được sử dụng nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng, xe buýt... Khi lên xuống xe buýt, hành khách chào tài xế và ngược lại. Khi vào cửa bất cứ nơi nào, người đi trước đứng lại giữ cửa cho những người đi sau bước vào xong mới đến phiên mình và người đi sau luôn nói tiếng cám ơn người đã giữ cánh cửa cho mình đi vào. Khi có sự cố va chạm xảy ra thì lời xin lỗi luôn được vui vẻ chấp nhận. Từ khi ở Mỹ đến nay, tôi chưa thấy ai to tiếng hay cãi vã nhau nơi công cộng, mọi người luôn nhường nhịn nhau trong giao tiếp, nhất là xếp hàng theo thứ tự không bao giờ chen lấn giành chỗ cho dù bạn là ai (mới đây tôi xem trên một tờ báo online của Việt Nam nói về kỳ nghỉ hè ở Hawaii của Tổng thống Obama, ông ấy cũng đứng xếp hàng mua kem cho con như bao người khác, có kèm theo hình ảnh).

Thực ra những kiểu văn hóa ứng xử như người viết trong bài này chúng ta có thể bắt gặp không chỉ ở Mỹ mà có thể thấy ở nhiều nước khác như Nga hay LX trước đây chẳng hạn. Chắc hẳn mọi người đều nhớ câu: Spasibo và izvinhite pozhaluista luôn là câu cửa miệng trong giao tiếp nhất là khi nhờ vả hay làm phiền ai điều gì. Còn ở VN bây giờ những câu tương tự như vậy hầu như là điều xa xỉ hiếm hoi. Các bạn thử tìm thêm những tình huống đã gặp trong cuộc sống xem ta khác người đến thế nào và thử lý giải: tại sao?

 

28/06/2024
Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>