Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 9340 - Tổng số hồi đáp: 25




Posted By: Tự sướng đào ngũ on 01/02/2011 23:02:08


Nhân khai lý lịch, các bác vốn qly nhân sự, làm pháp luật, chắc trình độ cao hơn em khoản khai báo, em chi xin hỏi, trong bản khai lý lịch, mục Quê quán khai thế nào?

Nói rộng ra, các bác có cho e, 1 định nghĩa về quê quán được ko?

Như em đây, khai quê bắt đầu thấy lúng túng. Đến thằng con em có lẽ nó khai là Việt Nam cho nó lành.

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 30/01/2011 07:31:55


Các bác nói hoàn toàn đúng. Trình độ học vấn không không tương ứng với trình độ văn hóa. Nhưng mà cái ấu trĩ ấy được sửa rồi. Các bác cứ phê mãi "bọn em" xấu hổ quá!

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 30/01/2011 05:24:51


Tui cũng nghĩ như pác ThongNV là văn hóa với học vấn là 2 phạm trù khác nhau.

Câu hỏi "trình độ văn hóa" trong bản mẫu lý lịch là sự ấu trĩ một thời, chắc có ảnh hưởng của cái chủ nghĩa sau này đã đẻ ra "cách mạng văn hóa" bên Tàu.

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 29/01/2011 19:43:59


Ở cơ quan nọ có anh L ghi vào mục Trình độ học vấn trong Lý lịch cán bộ  hai chữ: ĐH. Thủ trưởng cơ quan gọi anh lên khiển trách về chuyện khai man trong lý lịch:- Chưa đỗ đại học nào mà khai là có trình độ học vấn đại học. Anh L thủng thẳng trả lời: - Đây là sếp tự suy ra đấy chứ. Em chỉ dám viết là đang học thôi mà (!?

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 29/01/2011 19:40:37


Trình độ văn hóa và trình độ học vấn là hai lĩnh vực khác nhau.Các nhà khoa học trên thế giới đến thời điểm này vẫn chưa thống nhất được định nghĩa về Văn hóa. Trong mẫu lý lịch mới, mục trình độ văn hóa mà người ta vẫn hướng dẫn ghi: 10/10 hoặc 12/12 thực chất là trình độ học vấn phổ thông (tôi thì thích gọi là trình độ học vấn phổ cấp).

Các cụ đã phân biệt rất rõ về trình độ học vấn và trình độ văn hóa. Ví dụ: các cụ mắng con cháu" Mày có học (có trình độ học vấn) mà không có văn hóa.

Thực tế, nhiều người có bằng cấp cao chưa hẳn đã có văn hóa. Ngược lại nhiều người không biết chữ nhưng cư xử rất có văn hóa.

Văn hóa "từ chức' ở nước ta chẳng hạn. Đến thời điểm này, những người có chức sắc đều là những người có học (dù học kiểu gì), nhưng khi không hoàn thành nhiệm vụ có thấy từ chức đâu. Nếu tôi không nhầm thì những người không hoàn thành nhiệm vụ tự từ chức chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Trở về đầu




Posted By: HoaNT on 29/01/2011 12:52:19


Ngày xưa cô hàng xóm nhà mình lại khai mục Trình độ: thi đại học trượt

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 29/01/2011 05:46:11


Iem cũng nhớ đã gặp cái vụ khai "trình độ văn hóa" này từ ngày còn ở SG, được một vị trong phòng tổ chức cán bộ rất nhiệt tình giải thích mà vẫn không làm sao thông.

Sở dĩ "vấn đề giáo dục" không thể giải quyết nổi, là vì nó lại chỉ là một "mắt xích" trong một vấn đề còn to hơn nữa thôi pác Khanh ơi.

Trở về đầu




Posted By: KhanhT on 29/01/2011 00:08:56


Nếu mọi người nhớ lại. Ngày xưa mẫu khai lý lịch có mỗi mục: TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA:  và ta khai là lớp 7, 8..., ai đó học cao thì khai: trình độ đại học, hay hơn nữa phó tiến sỹ, tiến sỹ...

Thế rồi mới cách đây hơn chục năm, mẫu mới thay đổi thành 2 mục: TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA thì khi khai cao nhất là 10/10 (cũ) hoặc 12/12. và mục thứ 2 là: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, có mẫu lại ghi là TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN thì mới khai lầ bác sỹ, kỹ sư, tiến sỹ... (nghĩa là trình độ văn hóa và trình độ học vấn nó không còn "tuyến tính" nữa).

Ngay như mới đây chính quyền một địa phương không chấp nhận bằng tại chức cho việc tuyển vào công chức, nghĩa là không chấp nhận một "sản phẩm" của giáo dục. Trớ trêu thay nó lại là sản phẩm của một mắt xích trong "học nữa, học mãi, học suốt đời"-xây dựng xã hội học tập...

Xem vậy đủ thấy Giáo dục có vần đề rồi còn gì? Bởi "người ta" đã nhận thấy không phải cứ có trình độ cao thì văn hóa cao, hoặc là chỉ 12/12 là đủ trình độ văn hóa? Túm lại là bit có vấn đề, nhưng chưa bit giải nó làm sao.  Một điều đáng tiếc là cả các vị kêu "có vấn đề" rất nhiệt tình, nhưng cũng chưa đưa ra được lời giải có tính khả thi. Tớ cũng có được đọc một vài "kiến nghị" của các vị, nghe rất hay, nhưng quay lại xem thì vẫn thấy dáng dấp: "trăng TQ tròn hơn trăng nước Mỹ" của thời hiện đại, nên khó thuyết phục, tớ nghĩ thế.

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 28/01/2011 19:32:52


3Chai xin nói thẳng ra cho xong, xin chớ mất lòng ai.

Giáo dục Việt Nam đang là vấn đề, vấn đề to đến nỗi đã có một nhà giáo nổi tiếng kêu lên rằng đó là quốc nạn.

Chẳng lẽ chúng ta vô cảm đến mức không nghe thấy những lời thống thiết ấy!

 

Trở về đầu
29/09/2024
<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>