Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 |
Tổng số lần xem: 9535 - Tổng số hồi đáp: 25




Posted By: NhuanNT on 28/01/2011 12:26:23


Nhà giáo dục 'cỡ bự' ơi, "GD của mình không có vấn đề" là một vấn đề lớn đấy! Tiên học lể, hậu học văn, điều này xưa như trái đất mà cũng rất hiện đại, nền giáo dục nào cũng đặt lên hàng đầu. cái gọi là communication skills cũng chỉ là biết chào hỏi, biết giao tiếp cho có hiệu quả : ai cũng vui vẻ và được việc.

Đề tài quá hay, rất mong được đọc ý kiến các đại gia giáo dục KGU

Trở về đầu




Posted By: PhuND on 25/01/2011 19:52:29


Phư không nghĩ rằng GD của mình có vấn đề. Thái độ sống, lối sống của " thời đại' nó tạo ra những ứng xử như vậy. Mà ACE cũng đừng lo, vì thế hệ nào cũng lo lắng cho thế hệ sau, rằng chúng đã hư hỏng và..., nhưng rồi' "cuộc sống vẫn không ngừng trôi", và ... thế hệ sau vẫn hơn thế hệ trước trên nhiều phương diện.

Trở về đầu




Posted By: Khửu on 24/01/2011 13:14:48


Một hình ảnh về ứng xử khi va chạm giao thông ở nước ngoài: xe sau đâm xe trước, họ dừng lại xuống nhìn xem móp méo thế nào, chào hỏi nhau, gọi điện thoại đến bảo hiểm sau đó bắt tay nhau và đi như không có chuyện gì xảy ra (vấn đề là cơ quan BH sẽ giải quyết mọi vấn đề), còn ở VN: dừng lại nhảy khỏi xe, chỉ mặt nhau chửi bới, có thể choảng nhau, xung quanh xúm xít, tắc nghẽn giao thông và không giải quyết được gì trừ phi 1 bên chịu thua phải đền bù theo số tiên bên được (du côn hơn) quát. Trường hợp có CA: CA thu giấy phép LX của cả 2 bên rồi...cho tự thỏa thuận, không thỏa thuận được thì bên nào dúi xiền thì ghi biên bản cho bên ấy "thắng", ở đây không thấy bảo hiểm xuất hiện bao giờ. Rõ ràng nguyên nhân của cách ứng xử này là do cơ chế giải quyết bất ổn của cơ quan BH (không nhanh gọn kịp thời, thủ tục rườm rà gây phiền nhiễu hơn là phục vụ KH) và do cách giải quyết không theo luật của CA. Tất cả các tranh chấp dân sự từ nhỏ đến lớn cũng đều giải quyết không tâm phục khẩu phục như vậy (đó là chưa kể ra tòa còn có thể đen thành trắng trắng thành đen) thì thử hỏi người dân sẽ tự xử với nhau là đương nhiên và từ đó cách ứng xử cũng sẽ thùy theo kẻ mạnh mà thôi.

Tôi thì không gọi cách ứng xử này là văn hóa, kể cả khi người ta chào hỏi lịch sự với nhau cũng chỉ có thể gọi là cách ứng xử có giáo dục, nếu có nói có văn hóa là theo ý nghĩa đấy. Đúng như mọi người đã phân tích, mọi cái đều do giáo dục mà nên. Bác Hồ cũng đã nói: "Sống ở trên đời người cũng vậy/Phần nhiều do giáo dục mà nên".

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 24/01/2011 11:50:38


Chúng ta đừng đổ lỗi cho giới trẻ, đừng trách chúng. Hãy trách thế hệ chùng ta là những người đi trước tại sao không dạy chúng biết chào hỏi mọi người.

Cách dạy như GS Phạm Đức Dương hay Nghị TBT là cách dạy làm gương, cũng tương tự như nhân trị. Khi không còn những tấm gương nữa thì sẽ ra sao. Theo tôi muốn giáo dục một thế hệ có văn hóa trước tiên phải có xuất phát từ người quản lý. Phải dạy mọi người cách giao tiếp trong mọi tình huống. Đúng ra môn giáo dục công dân ở nhà Trường là môn giáo dục đạo đức, mà theo các cụ nói là phải dạy ăn, dạy nói, dạy gói, dạy mở. Nhưng than ôi! môn này dạy cái gì thì các bạn hãy mở sách giáo khoa của con cháu mình ra sẽ biết.

Ngày tôi đi học lớp 1, có một bài nói về bước đi mà tôi thấy tâm đắc nhất. Nhiều năm sau này tôi vẫn đọc nó. Năm 2003, tôi biếu một vị là thành viên Ban cải cách sách giáo khoa để họ nghiên cứu cách viết, dạy đạo đức cho giới trẻ. Để một đứa trẻ có văn hóa chúng ta không thể chỉ dạy chúng yêu Đảng, yêu lãnh tụ, yêu nhân dân mà quên đi dạy chúng yêu những thứ đơn giản gần gũi nhất, như mái nhà, cây cối xung quanh, yêu người mẹ đã mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày mới sinh thành ra chúng. . . (quên không dạy chúng yêu bố cũng được, vì chỉ ....). Và theo tôi điều quan trọng nhất là phải dạy cho trẻ yêu chính bản thân mình. Một con người mà không yêu bản thân mình thì chẳng yêu được gì cả.

Nhiều thế hệ làm cha mẹ hiện nay chỉ biết kiếm tiền cho con, những người quan tâm hơn thì tìm trường tốt cho con học, quan tâm hơn nữa thì dạy kèm con học. Rất ít người dạy con cách cư sử trong cuộc sống hàng ngày, như: cách giao tiếp trong bữa ăn; rót chén nước mời khách, bổ quả cam, bóc quả quýt mời khách .v.vv.

Gần đây, trên TV có giới thiệu về văn hóa trà VN, nhìn thấy mấy cô tiếp viên rót trà mà rót thẳng vào giữa chén làm chén trà nổi bọt. Riêng hành vi rót trà ấy cũng xóa đi văn hóa trà mà VN muốn quảng bá.

Trở về đầu




Posted By: KhoaDT on 24/01/2011 10:56:51


Mình thấy nhiều đứa trẻ Hanoi bây giờ thậm chí không chào hỏi mà còn chửi tục ngay lập tức mỗi khi có một vấn đề gì đó với người xung quanh. Tôi đã từng bị ăn quả đắng này khi định nhắc nhở một cháu có hành vi không đẹp khi đi qua cổng nhà. Từ đó đến nay tôi thấy tụi chíp là tỉnh bơ, thậm chí cố gắng không nhìn chúng. Buồn lắm, đạo đức xã hội ta không được dạy nghiêm túc ở trường và ở nhà nên thế hệ càng sau càng láo lếu. Không biết Phư có cao kiến gì không?  

Trở về đầu




Posted By: PhuND on 24/01/2011 06:05:40


ACE KGU mến! Chuyện "Chào hỏi", "Xin lỗi" hay " Cảm ơn" là tùy người và tùy cộng đồng. Nhưng nhìn chung ở VN hiện nay, như anh HUY nói là có thật. Xin đừng buồn, vì nó là một nét văn hóa, mà văn hóa ứng xử của VN bây giờ có vẻ " chụp giựt" nhiều hơn. Họ thích gây gổ vì quá bức xúc chăng? Theo Phư thì mình vẫn duy trì được cách giao tiếp của nhiều năm ở phương Tây và đó là lẽ thường tình. GS Phạm Đức Dương quả đúng như anh Nghị TBT phát hiện, có vậy anh ấy mới là GS và Viện trưởng! Mình vẫn khoái ngồi uống bia tươi với GS Dương lắm đấy.

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 24/01/2011 01:03:04


Chuyện chào hỏi nhau trong khu tập thể, trong ngõ xóm:

Từ năm 1995 trở về trước tôi sống ở khu tập thế Viện Khoa học Xã hội ở Kim Mã Thượng,  Đội Cấn, Hà Nội. Hàng ngày đi ra đi vào anh chị em chào hỏi nhau râm ran, tíu tít, rất vui vẻ, rất thân ái. 

Riêng bọn trẻ gặp người lớn không chào vì theo chúng nó: - Không biết ai với ai cả.

GS Phạm Đức Dương ở Viện Đông Nam Á cứ gặp bọn trẻ từ xa đã chào rất to:

- Ông Dương chào cháu ạ! Bác Dương chào các cháu ạ!

Có đứa chào lại, có đứa giương mắt nhìn có vẻ ngạc nhiên. GS Dương vẫn kiên trì chào các cháu mỗi khi gặp. Dần dần, nhiều đứa đã chào lại ông Dương khi được ông chào, có đứa đã chủ động chào khi vừa nhìn thấy ông.

Một năm qua đi, tất cả bọn trẻ trong khu tập thế đã vui vẻ chào ông Dương khi gặp ông. Nhiều đứa trở thành bạn của ông.

Từ năm 1996 tôi chuyển sang nơi ở mới. Gặp mọi người trong ngõ tôi đều chủ động chào không kể người lớn hay là trẻ em.

 Sau một thời gian mọi người trong ngõ xóm trở nên thân thiết. Chúng tôi chia sẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn. 

Cánh đàn ông thi thoảng rủ nhau đi uống bia.

Riêng đối với cánh trẻ, thời gian đầu tôi rất  tích cực, chủ động chào hỏi. Khi tôi chào, có đứa chào chào lại nhưng có nhiều đứa không có phản ứng gì. Chắc các cháu bận việc quá, lúc nào cũng đăm chiêu, cũng nghĩ đến công việc chăng?  Vậy mà đã có lúc tôi định lôi kéo chúng nó tham gia làm vệ sinh ngõ xóm.

Chào mãi mà không thấy các cháu tỏ ra thân thiện, tôi cũng nản.  Tôi không  kiên trì được như giáo sư Dương. Nay thì tôi không chào cánh trẻ trong ngõ xóm nữa rồi.

            Là người trong một ngõ xóm mà khi gặp cứ trơ mắt ếch nhìn nhau hoặc tảng lờ cúi xuống đi qua. Tôi thấy đây là một trạng thái không bình thường. Về phần tôi, tôi nhận thấy mình đã xử sự không đúng.  

Trở về đầu
15/11/2024
<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 |