Tổng số lần xem: 13202 - Tổng số hồi đáp: 38 |
|
Posted By: HaiNV on 12/02/2011 14:03:02 |
|
Anh Khánh và các bạn ơi, tôi thấy đem so sánh tỷ phú với giải thưởng Nobel nó khập khiễng thế nào ấy. Đành rằng cả 2 đều khó, đều là sản phẩm của lao động, trí tuệ...Nhưng sự khập khiễng là ở chỗ Tỷ phú là "tiền tỷ" còn Nobel chỉ có "tiền triệu", chênh nhau về "giá trị" hàng ngàn lần! (1 giải Nobel hiện nay chỉ có giá trị khoảng trên 1 triệu USD, có khi chia 2-3 người, mỗi người chỉ được ~300-500 ngàn!). Giá trị tiền giải Nobel, có chăng thì nên so sánh với 1 giải quán quân quần vợt hay vô địch đấm bốc thì mới tương xứng! Thế mới biết làm khoa học là một sự dấn thân hết sức gian khổ, vinh quang (Nobel thì quá xa vời) và không thể hy vọng làm giàu? P.S. Đề nghị chuyển thảo luận về "tỷ phú" sang mục bên cạnh!
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 12/02/2011 06:31:53 |
|
Đỉnh cao trong khoa học là giải Nobel, trong kinh doanh là tỷ phú đô la. Những người đạt được ước mơ này đều đáng khâm phục. Những việc họ làm đều có ích cho xã hội. Tỷ phú đô la tạo việc làm cho nhiều người, trực tiếp dùng tiền làm từ thiên. Các nhà khoa học gián tiếp tạo việc làm và làm từ thiện. Không thể phân biệt được ai có ích cho xã hội nhiều hơn. Mong muốn đất nước Việt Nam chúng ta sớm xuất hiện những người như thế này.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhanhT on 11/02/2011 22:41:02 |
|
Sơn ơi, thế cậu tưởng cái danh hiệu tỷ phú trên Forbes có thể mua được à?! Mà giải Nobel nếu được trao thì cái danh hiệu ấy được “mang” suốt đời, chứ tỷ phú thì khó lắm, nếu được năm nay thì có thế mấy năm sau mất như chơi. Cái danh hiệu giải Nobel là để vinh danh người tài, tài kinh khủng. Và cái danh hiệu tỷ phú trên Forbes cũng vinh danh người tài, cũng tài kinh khủng luôn. Mà trong điều kiện VN hiện nay thì triệu phú đô la cũng đã là tài lắm rồi, tớ thấy cái danh sách tỷ phú trên thị trường chứng khoán của VN cũng đáng nể lắm. Còn tớ nói đến tỷ phú có thể “từ thiện” nhiều hơn là bởi trên web đàn ta đang tốn giấy mực (à quên volume server của HT) tán về tiếng kêu của Thị Nở ấy mà. Người nước ta hay có cái tật (có lẽ là do truyền thống “vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao”) nên hơi bốc một tý đối với các danh hiệu mang bóng dáng “độc thư” coi thường bọn “chân lấm tay bùn” và “phe phẩy”… , chẳng thế mà bao nhiêu người (đáng tiếc là tốn tiền, nhưng cũng rất ít, có thể chịu được) để có danh hiệu viện sỹ hàn lâm gì đó, đương nhiên là không bao giờ tốn được tiền cho giải Nobel cả. Người miền Nam có câu rất hay: “nói zậy mà ko phải zậy”. Nên tớ nói lấy khoảng thời gian 3 năm thì may ra có tỷ phú đô la (nghĩa là Nobel thì khó lắm).
|
Trở về đầu |
|
Posted By: SonTM on 11/02/2011 21:20:55 |
|
Anh Khánh ơi! Giải Noben không thể dùng nhiều tỷ đô la để mua được.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhanhT on 11/02/2011 19:12:22 |
|
Tớ nghĩ, nếu lấy thời hạn khoảng 3 năm nữa thì có lẽ VN may ra sẽ có tỷ phú đô la được nêu tên trong danh sách của Forbes. Theo quan điểm của tớ thì tỷ phú cũng tương đương như giải Nobel vậy. Mà có khi hơn, bởi tỷ phú thì chắc làm từ thiện được nhiều hơn, chắc nhiều người KGU có cùng quan điểm với tớ.
|
Trở về đầu |
|
Anh Khoa ơi, quan trọng là có hay không thôi, còn bao giờ trao giải không quan trọng bằng. Như П.Л. Капицa đến già mới được nhận, hoặc Ж.И. Алфёров năm 2000 mới nhận Nobel cho công trình 1970-1973. Anh coi xác suất Nobel của VN là <<< epsilon. Nếu em không nhầm thì nó vẫn là giá trị dương, tức là có thể xảy ra. Xác suất VN thắng Mỹ cũng <<< epsilon như vậy thôi.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: KhoaDT on 11/02/2011 09:41:14 |
|
Bản thân là một nhà VL tôi cũng thấy khả năng Nobel VL cho VN là <<< epsilon. Cách đây mấy năm, trong một dịp visit một Viện ở Đức, tôi được một GS đồng nghiệp đàn anh cho xem một thư của Quỹ Nobel gửi đề nghị ông nonminate những candidates cho Nobel VL năm đó. Nội dung thư này có kèm hàng chục tiêu chí rất chi tiết cho việc chọn candidates và theo đó thì VN cho đến nay và nhiều năm tới chắc chắn không thể có ai đáp ứng được. Đàm T Sơn là một nhà VL lý thuyết năng lượng cao rất giỏi (sống và làm việc tại USA!) và nếu model toán lý 11 chiều của Sơn và đồng nghiệp được gián tiếp khẳng định trên các quan sát thực nghiệm (như ai đó đã viết trên báo VN) thì chắc chắn đó là một "big bang" nhỏ trong VL, tuy nhiên để đến được Nobel thì theo tôi nghĩ "vụ nổ nhỏ" này cũng phải đợi nhiều năm (không loại trừ đến hết tuổi tồn tại của hội KGU chúng ta như Ngọc đã "cá cược"). Tôi không có ý kiến bình luận gì cho khả năng Nobel của VN trong các lĩnh vực sinh. hóa học, kinh tế... nhưng tin rằng khả năng của những ngành này còn thấp hơn khả năng của ngành VL chúng tôi.
|
Trở về đầu |
|
Các anh hiểu sai logic của em rồi. Em đưa ví dụ đánh Mỹ không phải vì thắng Mỹ ắt có Nobel. Ý em là những chuyện khó tin vẫn xảy ra. Dựa trên cơ sở nào em đưa ra tranh luận về Nobel? Có mù quáng không khi tin là VN sẽ có? Với chính sách phát triển khoa học của VN cùng thực trạng cơ sở vật chất thì không thể hy vọng vào y tế, sinh vật, hóa học hay vật lý thực nghiệm, ... Có chăng chỉ trong vào toán và lý lý thuyết (Nobel cho toán không có nhưng VN đã có Fields), và chỉ trông vào những người đang làm việc ở nước ngoài thôi. Ở VN vẫn chưa có đủ diều kiện. Lập luận của em dựa trên hai điều kiện cần (nhưng chưa đủ): 1. Người làm khoa học không phải lo mua rau muống ăn hàng ngày. Xưa đội ngũ khoa học của ta vẫn phải lo mua bàn là, Rigonda, ... thì khó có kết quả cao được. Nay tình hình đã khác nhiều. 2. Cần những bộ óc khác thường. Những ai tư duy như mọi người khó có cơ được Nobel. Với thực trạng ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm như VN thì dễ có đột biến gen để tạo ra một Nobel lắm.
Mong các anh chị tranh luận thêm.
|
Trở về đầu |
|
Posted By: ThongNV on 11/02/2011 08:02:40 |
|
Việc đánh nhau, làm kinh tế và phát minh trong khoa học là 3 vấn đề khác nhau. Tuy nhiên hai vấn đề sau gần nhau hơn. Chúng ta phải nhớ cái giá phải trả của tư duy ấu trĩ và lạc quan tếu sau chiến thắng 1975, để khỏi mắc phải. Vấn đề này không phải chỉ ở tầm vĩ mô mà trong mỗi gia đình cũng cấn chú ý. Việc dân tốc VN chưa có một phát minh khoa học hoặc một học thuyết có tầm cỡ thế giới ra đời không phải do VN chỉ khôn vặt, mà nó phụ thuộc vào nhiều lý do. Lý do quan trọng nhất là trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước hình chữ S này chưa có thời gian dài nào giai cấp thống trị có chính sách đúng đắn về phát triển kinh tế nói chung và khoa học nói riêng. Có vài trường hợp người đứng đầu bộ máy chính trị vừa lóe lên ý tướng thì đã bị tắt ngay vì nhiều lý do khác nhau. Lý do thứ hai không kém phần quan trọng mà thực chất là hậu quả của lý do thứ nhất. Ông cha ta đã tổng kết: "Có thực mới vực được đạo". Khi mà người ta còn nghĩ, viết với mục đích phục vụ cái bụng thì không thể sâu và hay được. Tôi đã có lần hỏi cụ Nguyên Tuân là: Vì sao tiểu thuyết của VN tập sau không hay bằng tập trước. Và vì sao đọc giả phải mỏi mắt chờ những tập tiểu thuyết tiếp theo. Nội dung cụ trả lời tôi tương tự như nguyên nhân thứ hai tôi vừa nêu trên. Tuy nhiên còn nhiều nguyên nhân khác mà ACE KGU chúng ta đều dễ dàng nói ra.
|
Trở về đầu |
|