Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 10503 - Tổng số hồi đáp: 36




Posted By: ThongNV on 08/02/2011 12:23:33


Vế đối ra:

Đào thế ở đây là thế:  thế thẳng

Trong vế đối của Huyền ra có ba từ "thế", nhưng mỗi từ có một ý nghĩa khác nhau. Chữ "thế" trong cụm từ " Đào thế" chỉ cây đào có thế hay nói rõ hơn là cây đào này đã được tạo thế (do con người tác động vào). Một cây đào bình thường khi được con người tác động vào tạo cho nó một thế nhất định thì trở thành cây cảnh nghệ thuật (cây cảnh cổ hoặc bonsai). Tết đến cán bạn KGU đi mua đào, quất, mai thì biết rõ điều này. Những cây có thế đắt gấp nhiều lần cây không có thế (cây xuông). Đã là một cây nghệ thuật thì phải tuân thủ liêm luật của tạo hình nghệ thuật. Người ra câu đối về lĩnh vực này cũng không được ngoại lệ.

Chữ "thế " trong cụm từ "ở đây là thế" là nói cây đào có thế đấy. Và thế của cây đào là thế gì thì hai từ kết đã nói rõ.

Ngôn ngữ tạo hình cây cảnh nghệ thuật không có thế nào được gọi là thế thẳng cả. Cây mọc gần như vuông góc với mặt chậu (mặt đất) được gọi là thế trực. "Trực" khác "thẳng" là trực thì gần như vuông góc với mặt chậu, nhưng thân nó phải khúc khửu. Nếu cây cao khoảng 1,2 m mà có đoạn thảng dài khoảng 15-20 cm là cây không đạt yêu cầu (giới chơi cây gọi là hàng chợ).

Cành từ thân vươn thật dài ra một phía gọi là cành phóng (không gọi là thẳng) vì cành của nó cũng không được có đoạn nào thẳng dài quá 10cm (mỗi cây chỉ được phép có một cành).

Tòan bộ cây trong ảnh mà Nhuận post lên không được gọi là cây thế, mà gọi là cây cảnh công trình. Cây công trình không được tạo thế, vì người ta ít tác động đến bộ rễ, thân, cành của cây. Vì vậy, tài liệu giang dạy về môn trang trí ngoại thất gọi là dáng cây (môn này dạy ở các trường kiến trúc).

 

Trở về đầu




Posted By: NhuanNT on 08/02/2011 07:10:11


Huyền ơi, thế thẳng cũng là một thế. Có lẽ Huyền muốn nói đến việc trồng bonsai, cây trong chậu

Thực ra trong thiết kế vườn, thế thẳng là một mảng không thể  bỏ qua vì vẻ đẹp của nó. Vườn nhà mình có mấy cây này, tặng cái ảnh này cho những người thích thế thẳng!

 

 

Trở về đầu




Posted By: HuyenBT on 08/02/2011 02:20:07


@ Anh Thông, nhưng cái em khoái nhất lại là cái "thế thẳng". Nó có thể không tồn tại  trong nghệ thuật trồng cây cảnh, nhưng nó có trong ý nghĩ, nó thay đổi một kiểu nhìn, để cho vui!

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 07/02/2011 22:46:15


Thực ra câu đố Huyền ra khó đối bởi vì không đúng nghĩa. Trong lĩnh vực nghệ thuật cây cảnh không có "thế cây" nào gọi là thế thẳng cả. Vì vậy, nếu đối cho chuẩn thì phải chọn một thế cây khác tương xứng để đối lại. Nhưng các thế cây thì không có "thế" nào là thế thẳng cả.Do đó không có đáp án là đúng thôi. Anh đã định viết từ lần trước, nhưng nghĩ lại cứ để mọi người suy nghĩ cho vui.

Trở về đầu




Posted By: HuyenBT on 07/02/2011 21:33:50


Có lẽ đây là trường hợp đặc biệt nhất từ trước đến nay trong lịch sử câu đối VN: người ra đề bài không có câu giải đáp! Ra được vế đối, rrồi tự chặc lưỡi;"khó thế!"-tắc tị với vế đối thứ hai. Đấy là em HuyenBT, đang kể về cành đào nhà mình, chợt bật cười với cái lủng củng của từ ngữ, bèn đổi nó thành một vế đối, để bây giờ tròn mắt ngồi nghe các anh, các chị luận bàn.

@3Chai ơi, em thích cái chan chát của anh lắm: "thế thẳng-bò ngang"

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 07/02/2011 16:23:15


Câu đối là một loại hình văn học dân gian chỉ có trong những ngôn ngữ đơn âm như tiếng Việt và tiếng Hoa.  Các chữ đối với nhau về ngữ nghĩa và về bằng-trắc, đọc lên thấy thú vị.

Hai vế phải dài bằng nhau (Đề ra có 8 chữ thì vế đối cũng phải 8 chữ). Nếu muốn thật chỉnh thì mỗi chữ trong hai vế đều phải đối nhau - trường hợp đó ta nói là "đối nhau chan chát".

Có thể du di, nhưng chủ ngữ, vị ngữ, và chữ kết là những chữ quan trọng nhất phải đối được nhau.

Những câu đối hay là những câu đối khó, thường dùng những từ đồng âm khác nghĩa, dùng chữ nói lái, dùng các từ láy, thậm chí xen cả chữ Tây vào câu đối Việt... 

Trong đề ra của HuyenBT đã sử dụng từ đồng âm khác nghĩa, đó là 3 chữ THẾ (vần trắc), ở vị trí 2, 6 và 7.

Chữ đối lại với chữ THẾ phải là vần bằng, phải lặp lại 3 lần ở vị trí đối xứng (2, 6, 7).

Nghề chơi cũng lắm công phu!

 

 

 

Trở về đầu




Posted By: TuyetHA on 06/02/2011 22:50:12


MAI VANG TRONG NAM LA VAY: VANG TUOI

Trở về đầu




Posted By: HienVC on 06/02/2011 14:07:28


Tiếp thu ý kiến của 3Chai, có modify chút ít : Người KGU trước nay vẫn KGU : trò KGU.

Trở về đầu




Posted By: 3Chai on 06/02/2011 13:18:25


Vế đối của pác Thông trắc đối trắc nhưng rất ý nghĩa.

Vế của pác Hiền thiếu mất 2 chữ KGU. Pác ngâm cứu xem có thể là

Người GÙ trước nay vẫn GÙ: GÙ KGU

Trở về đầu
25/11/2024
<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>