KGU News >>Văn học
KGU Tạo bài viết  
Thứ tư 21 Tháng chín. 2011

Làm việc bằng gì?




Tác giả: MaiND

Từ 01/11/2011, tôi nhận quyết định nghỉ hưu sau 41 năm trong quân ngũ và 30 năm công tác tại TAQS Trung ương. Nay có thời gian, ngồi hồi tưởng lại những kỷ niệm (vui, buồn, cười ra nước mắt, thậm chí “bị oan gia”) mà tôi đã chứng kiến trong cuộc đời binh nghiệp và “cầm cân công lý” (3 nhiệm kỳ) của tôi. Đây là lần đầu tiên tôi viết lại các câu chuyện này (nhân vật trong các chuyện này có thể chính là tôi hoặc có thể là người khác) và xin bảo đảm đây là những chuyện có thật 100% (tất nhiên, khi viết phải thêm chút “gia vị” để mọi người dễ “tiêu hóa”). Tôi sẽ lần lượt đưa các chuyện này lên Studentkgu và hy vọng sẽ đem lại cho bạn đọc những câu chuyện vui, những bài học bổ ích, lý thú và cả nỗi buồn gửi gắm trong đó để cùng chia sẻ. Văn phong của tôi chắc rất vụng về, lủng củng hoặc diễn đạt không hết ý hay gây khó chịu cho người đọc mong thông cảm.

Thời bao cấp, Lãnh đạo thường đánh giá tác phong làm việc, hiệu quả công tác và tinh thần trách nhiệm của cán bộ cấp dưới chủ yếu là xem cán bộ đó có ngồi nghiêm chỉnh tại bàn trong 8 giờ hành chính “vàng ngọc” hay không. Trong giờ làm việc mà cán bộ đi lại nhiều từ phòng này sang phòng khác hoặc tụ tập vài ba anh em ngồi uống nước “bán dưa lê” (có thể Lãnh đạo sợ bị anh em nói xấu) là điều cấm kỵ. Vì vậy, trong Quy chế làm việc của cơ quan quy định rõ: “… Trong giờ hành chính, cán bộ phải ngồi nghiêm chỉnh tại bàn làm việc, không được đi lại từ phòng này sang phòng khác hoặc tụ tập ngồi uống nước… và yêu cầu tất cả cán bộ cơ quan phải chấp hành nghiêm các quy định này”. Quy chế này không chỉ được treo ở nơi sinh hoạt công cộng, ở mỗi phòng làm việc mà còn được Lãnh đạo thường xuyên nhắc. Đây cũng là một trong các nội dung không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt thường kỳ (Đảng và chính quyền) ở các phòng, ban cũng như của cơ quan.

Trong một lần sinh hoạt cơ quan, Lãnh đạo lại quán triệt Quy chế nói trên và không quên nhắc nhở anh em: “... phải ngồi nghiêm chỉnh tại bàn làm việc trong giờ hành chính, không được đi lại…”.

Sau khi nghe Thủ trưởng cơ quan quán triệt, đã xảy ra cuộc đối thoại lý thú giữa Nguyễn Văn A và Thủ trưởng cơ quan như sau:

- A: Đề nghị Thủ trưởng giải thích để chúng tôi được rõ chúng ta làm việc bằng gì ạ?”.

- Thủ trưởng (không cần suy nghĩ): “Tất nhiên, chúng ta làm việc bằng đầu rồi”.

- A: Tôi thấy Thủ trưởng giải thích như vậy là mâu thuẫn với Quy chế mà Thủ trưởng vừa quán triệt ạ?”.

- Thủ trưởng: Đồng chí nêu cụ thể mâu thuân ở điểm nào?

- A: Theo nội dung Quy chế mà Thủ trưởng quán triệt (“trong giờ hành chính, phải ngồi nghiêm chỉnh tại bàn làm việc, không được đi lại,…”, thì rõ ràng không phải chúng ta làm việc bằng đầu ạ.

- Thủ trưởng: Việc quy định trong giờ hành chính phải ngồi nghiêm chỉnh tại bàn làm việc, không được đi lại… là để cho chúng ta tập trung tư tưởng nghiên cứu, suy nghĩ và đưa ra được những giải pháp hiệu quả để xử lý công việc theo chức trách nhiệm vụ được giao… Đồng chí đã hiểu rõ chưa?

- A: Thủ trưởng cho phép tôi được trình bày rõ hơn nhận thức của mình về Quy chế ạ.

- Thủ trưởng (khuyến khích, động viên): Đồng chí cứ mạnh dạn phát biểu, nếu không đúng chắc anh em trong cơ quan thông cảm, đừng ngại.

- A: Tôi cho rằng Quy chế quy định trong giờ hành chính phải ngồi nghiêm chỉnh tại bàn làm việc, không được đi lại… cho thấy cơ quan chúng ta “làm việc không phải bằng đầu” vì nếu làm việc bằng đầu, thì đầu ở chỗ nào chúng ta có thể làm việc ở đó. Chỉ khi “làm việc bằng đít”thì trong giờ hành chính mới phải ngồi tại bàn làm việc và không được đi lại…

Cả Hội trường đều bất ngờ nhưng không dám công khai biểu thị sự đồng tình với lập luận của A nhưng tất cả đều bấm bụng cười và thầm cảm ơn sự dũng cảm và lý lẽ của A. Còn Thủ trưởng thì hoàn toàn bị bất ngờ và mặc dù rất không hài lòng nhưng cũng không đưa ra được lý do gì để phản bác ý kiến của A mà chỉ giải thích qua quýt cho xong chuyện.

Mọi người trong cơ quan đều nghĩ rằng A sẽ không còn lỗ nào để mà chui. Nhưng thật không ngờ, hình như lãnh đạo đã quên ngay buổi đối thoại đó, không thấy nhắc nhở Chi bộ và phòng chủ quản kiểm điểm hay phê bình đối với A và cũng không có một biểu hiện gì gọi là trù dập, quy chụp cả. Có lẽ lãnh đạo cũng không muốn mình được xếp vào đối tượng “làm việc bằng đít” nên từ đó không thấy Lãnh đạo nhắc nhở gì về Quy chế làm việc nữa và nhờ vậy nó sớm đi vào quên lãng.

Câu chuyện trên đã xảy ra ở cơ quan tôi cách đây gần 30 năm nhưng đến nay nhiều người thỉnh thoảng vẫn thường nhắc tới câu nói triết lý bất hủ của A: “làm việc bằng đầu hay bằng đít?”.

 

 


Người post: MaiND

Ngày đăng: 21-09-2011 17:05






Xem 1 - 10 của tổng số 13 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: ThoaNP
26/09/2011 00:13:36

Đọc còm của Hoa mình xấu hổ quá. Mình là vua đi muộn nổi tiếng ở Trường. Đến nỗi cả BM nhất quyết bầu mình là Trưởng BM cũng chỉ vì muốn các cuộc họp BM phải đúng giờ (lấy độc trị độc mà).



Từ: HoaNT
23/09/2011 12:27:12

Cám ơn anh Mai cho ra mắt với tiêu đề rất hay. Mong thường xuyên được đọc các tác phẩm của anh.Hiện nay mình đang trong thời kỳ "thực tập" 5 năm trước khi về hưu nên có thời gian để ngắm sự đời ở cơ quan và thấy có nhiều điều rất "chướng tai gai mắt " của hàng ngũ cán bộ trẻ nhưng mình chẳng bao giờ góp ý gì hết, coi như không thấy, không nghe.


Từ lâu mình đã có quan điểm là đối với Viện nghiên cứu thì không cần đi đúng giờ, miễn là hiệu quả công việc, nhưng đã là các cuộc họp thì phải đúng giờ. Ở viện mình có trường hợp mà trưởng phòng TN( hơn 40 tuổi chưa kén được chồng)  thường đi muộn quá và về cũng quá muộn nên chẳng ai có thể làm việc hợp tác được. Phê bình thì cô ta nói cô ta làm việc bằng đầu là chính? Chắc đầu óc kiểu này cũng có vấn đề.



Từ: MaiND
22/09/2011 17:34:47

Cám ơn mọi người đã động viên về câu chuyện đầu tiên trong loạt bài mà tôi dự định đưa lên mạng và hy vọng chúng sẽ không làm mọi người nhàm chán. Chúc cả nhà KGU vui vẻ, hạnh phúc.



Từ: BinhPT
22/09/2011 14:03:13

Bác Mai ơi, câu hỏi của bác đưa ra có nhiều câu trả lời lắm, phụ thuộc vào nghề nghiệp của người được hỏi ạ! Chỉ bất ngờ là trong cơ quan bác, cách đây gần 30 năm mà đã có nhân vật nói năng mạnh bạo thế thì cũng là sự lạ rồi. Anh A đấy sau đó và bây giờ còn có cú gây sốc nào nữa không ạ? Bọn em rất tò mò và mong đợi những thiên ký sự của bác đấy ạ. Chúc bác về hưu vui khoẻ



Từ: HienVC
22/09/2011 12:47:53

Trường hợp làm việc " bằng đít " hay " bằng đầu" còn có thể xét theo tiêu chí cụ thể, trường hợp không làm việc  " bằng đít " cũng chẳng " bằng đầu" thì sao đây ?


CQ mình có những người không làm gì vì không ai dám giao việc, đi muộn về sớm thành thói quen hàng ngày , mà cũng chưa phải là COCH2 ( theo cách gọi của dân CL , tương tự như 5C  của GiangHV) nhưng cứ 3 năm 1 lần lại đòi lên lương !!! 



Từ: BaLX
22/09/2011 10:40:18

Một mẩu chuyện thật hay và dí dỏm, chị vừa đọc vừa buồn cười, sáng nào cũng được cười như vậy chắc bệnh tim mạch của chị sẽ sớm khỏi ( chả là trên TV mới đưa tin tiếng cười có thể làm giảm tình trạng bệnh tim mạch mà!). Đó cũng là thực trạng quản lý, đánh giá cán bộ thời bao cấp, ngay bây giờ vẫn còn tồn tại những Xếp lấy tiêu chí "ngồi đúng chỗ, đủ 8 h vàng ngọc" là một trong các tiêu chuẩn bình bầu thi đua cuối năm. Thật xui cho những ai bị làm lính cho những Ông Xếp như vậy.  


Mai tiếp tục các câu chuyện sau nhé, để giúp chị mau khỏi bệnh tim mạch.



Từ: TrinhNX
22/09/2011 10:32:44

Anh Mai ơi, chuyện anh kể hài hước lắm. Em tin là ở vị trí công việc như anh chắc chắn có nhiều chuyện hay & lí thú. Anh kể tiếp nữa đi.



Từ: ThinhTT
22/09/2011 10:29:45

Hiệu quả làm việc của giới công chức hành chính phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nhận thức của mỗi cá nhân, đặc thù ngành nghề, công việc, cách đánh giá giá trị lao động của xã hội ... và các yếu tố này sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng việc thể hiện của chúng thông qua qui định, qui chế làm việc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tính cách và "văn hóa" của người đứng đầu - xếp của từng đơn vị. Vì vậy "làm việc bằng gì ?" giữa"đầu và đít"theo theo thời gian sẽ được thể hiện như sau:


- Giai đoạn đầu ; "làm việc bằng đít">>"làmviệc bằng đầu"


- Giai đoạn giữa:"làm việc bằng đít" = "làm việc bằng đầu"


- Giai đoạn sau: "làm viêc bằng đít" << "làm việc bằng đầu"


Nhưng cách quản trị tốt nhất vẫn là quản lý bằng kết quả công việc.


 



Từ: GiangHV
22/09/2011 09:21:45

Ở cơ quan tôi cũng có nhiều cuộc tranh luận giữa hai hình thức quản lý CBVC: theo sản phẩm hay theo thời gian. Song khốn một nỗi là có nhiều người làm việc cả năm mà chẳng có kết quả gì rõ ràng (nếu được yêu cầu thống kê ra), ngoại trừ là 8 giờ/ngày và 5 ngày/tuần, họ thuộc thành phần 5 C mà. Tổ chức nhận họ vào cơ quan không phải để làm việc (vì cơ quan đâu có thiếu người), mà chủ yếu là để nhận lương, với danh nghĩa "Hợp đồng lao động do Thủ trưởng đơn vị kí". Đối với các đối tượng này (ở cơ quan tôi khá nhiều) chỉ cần họ đến mở cửa, ngồi vào chỗ là được chấm đủ công và dĩ nhiên đủ điều kiện nhận 2 lương (lương theo Hợp đồng và lương thưởng hàng tháng). Vậy là hình thức quản lý "cái chỗ ngồi" vẫn đang được áp dụng cho tất cả mọi CBVC, vì có lẽ nó có lợi cho những người có vai vế trong cơ quan.



Từ: NghiPH
21/09/2011 22:13:09

Những năm 80 của thế kỷ trước ở Viện tôi cũng có câu chuyện tương tự như anh Mai đã kể. Đó là “quản lý” các nghiên cứu viên như thế nào? “Quản lý” cái chỗ ngồi hay “quản lý’ cái đầu. Tranh luận nhau mãi, cuối cùng thỏa thuận với nhau (không thành văn bản) là “quản” cái đầu thôi, không quản lý cái chỗ ngồi


 




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s