Làm việc bằng gì?
Tác giả: MaiND
Từ 01/11/2011, tôi nhận quyết định nghỉ hưu sau 41 năm trong quân ngũ và 30 năm công tác tại TAQS Trung ương. Nay có thời gian, ngồi hồi tưởng lại những kỷ niệm (vui, buồn, cười ra nước mắt, thậm chí “bị oan gia”) mà tôi đã chứng kiến trong cuộc đời binh nghiệp và “cầm cân công lý” (3 nhiệm kỳ) của tôi. Đây là lần đầu tiên tôi viết lại các câu chuyện này (nhân vật trong các chuyện này có thể chính là tôi hoặc có thể là người khác) và xin bảo đảm đây là những chuyện có thật 100% (tất nhiên, khi viết phải thêm chút “gia vị” để mọi người dễ “tiêu hóa”). Tôi sẽ lần lượt đưa các chuyện này lên Studentkgu và hy vọng sẽ đem lại cho bạn đọc những câu chuyện vui, những bài học bổ ích, lý thú và cả nỗi buồn gửi gắm trong đó để cùng chia sẻ. Văn phong của tôi chắc rất vụng về, lủng củng hoặc diễn đạt không hết ý hay gây khó chịu cho người đọc mong thông cảm. Thời bao cấp, Lãnh đạo thường đánh giá tác phong làm việc, hiệu quả công tác và tinh thần trách nhiệm của cán bộ cấp dưới chủ yếu là xem cán bộ đó có ngồi nghiêm chỉnh tại bàn trong 8 giờ hành chính “vàng ngọc” hay không. Trong giờ làm việc mà cán bộ đi lại nhiều từ phòng này sang phòng khác hoặc tụ tập vài ba anh em ngồi uống nước “bán dưa lê” (có thể Lãnh đạo sợ bị anh em nói xấu) là điều cấm kỵ. Vì vậy, trong Quy chế làm việc của cơ quan quy định rõ: “… Trong giờ hành chính, cán bộ phải ngồi nghiêm chỉnh tại bàn làm việc, không được đi lại từ phòng này sang phòng khác hoặc tụ tập ngồi uống nước… và yêu cầu tất cả cán bộ cơ quan phải chấp hành nghiêm các quy định này”. Quy chế này không chỉ được treo ở nơi sinh hoạt công cộng, ở mỗi phòng làm việc mà còn được Lãnh đạo thường xuyên nhắc. Đây cũng là một trong các nội dung không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt thường kỳ (Đảng và chính quyền) ở các phòng, ban cũng như của cơ quan. Trong một lần sinh hoạt cơ quan, Lãnh đạo lại quán triệt Quy chế nói trên và không quên nhắc nhở anh em: “... phải ngồi nghiêm chỉnh tại bàn làm việc trong giờ hành chính, không được đi lại…”. Sau khi nghe Thủ trưởng cơ quan quán triệt, đã xảy ra cuộc đối thoại lý thú giữa Nguyễn Văn A và Thủ trưởng cơ quan như sau: - A: Đề nghị Thủ trưởng giải thích để chúng tôi được rõ chúng ta làm việc bằng gì ạ?”. - Thủ trưởng (không cần suy nghĩ): “Tất nhiên, chúng ta làm việc bằng đầu rồi”. - A: Tôi thấy Thủ trưởng giải thích như vậy là mâu thuẫn với Quy chế mà Thủ trưởng vừa quán triệt ạ?”. - Thủ trưởng: Đồng chí nêu cụ thể mâu thuân ở điểm nào? - A: Theo nội dung Quy chế mà Thủ trưởng quán triệt (“trong giờ hành chính, phải ngồi nghiêm chỉnh tại bàn làm việc, không được đi lại,…”, thì rõ ràng không phải chúng ta làm việc bằng đầu ạ. - Thủ trưởng: Việc quy định trong giờ hành chính phải ngồi nghiêm chỉnh tại bàn làm việc, không được đi lại… là để cho chúng ta tập trung tư tưởng nghiên cứu, suy nghĩ và đưa ra được những giải pháp hiệu quả để xử lý công việc theo chức trách nhiệm vụ được giao… Đồng chí đã hiểu rõ chưa? - A: Thủ trưởng cho phép tôi được trình bày rõ hơn nhận thức của mình về Quy chế ạ. - Thủ trưởng (khuyến khích, động viên): Đồng chí cứ mạnh dạn phát biểu, nếu không đúng chắc anh em trong cơ quan thông cảm, đừng ngại. - A: Tôi cho rằng Quy chế quy định trong giờ hành chính phải ngồi nghiêm chỉnh tại bàn làm việc, không được đi lại… cho thấy cơ quan chúng ta “làm việc không phải bằng đầu” vì nếu làm việc bằng đầu, thì đầu ở chỗ nào chúng ta có thể làm việc ở đó. Chỉ khi “làm việc bằng đít”thì trong giờ hành chính mới phải ngồi tại bàn làm việc và không được đi lại… Cả Hội trường đều bất ngờ nhưng không dám công khai biểu thị sự đồng tình với lập luận của A nhưng tất cả đều bấm bụng cười và thầm cảm ơn sự dũng cảm và lý lẽ của A. Còn Thủ trưởng thì hoàn toàn bị bất ngờ và mặc dù rất không hài lòng nhưng cũng không đưa ra được lý do gì để phản bác ý kiến của A mà chỉ giải thích qua quýt cho xong chuyện. Mọi người trong cơ quan đều nghĩ rằng A sẽ không còn lỗ nào để mà chui. Nhưng thật không ngờ, hình như lãnh đạo đã quên ngay buổi đối thoại đó, không thấy nhắc nhở Chi bộ và phòng chủ quản kiểm điểm hay phê bình đối với A và cũng không có một biểu hiện gì gọi là trù dập, quy chụp cả. Có lẽ lãnh đạo cũng không muốn mình được xếp vào đối tượng “làm việc bằng đít” nên từ đó không thấy Lãnh đạo nhắc nhở gì về Quy chế làm việc nữa và nhờ vậy nó sớm đi vào quên lãng. Câu chuyện trên đã xảy ra ở cơ quan tôi cách đây gần 30 năm nhưng đến nay nhiều người thỉnh thoảng vẫn thường nhắc tới câu nói triết lý bất hủ của A: “làm việc bằng đầu hay bằng đít?”.
Người post: MaiND
Ngày đăng: 21-09-2011 17:05
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |