"Mời Xem Ca Trù"
Tác giả: ThucPT
Cơn bão số 5 đã tan, con bão mới lại bắt đầu đổ bộ vào.... Tôi cứ lo cho "Mời xem ca trù " lại phải hoãn lại lần nữa.
Theo lời mời của anh ChâuHM - nhà tài trợ chính của Giáo phường ca trù Thăng Long (từ năm 2003 anh đã tài trợ cho các cơ sở ca trù),18h00 ngày mồng 5/10/2011 ACE kgu đã có mặt tại 87 Mã Mây để dự Lễ Khai Trương địa điểm mới của Giáo phường ca trù Thăng Long.
Ca trù là một lối hát của đồng bằng Bắc bộ, có dùng thẻ để thưởng cho người đàn hát.
Theo tự điển Hán nôm thì chữ "Ca" nghĩa là hát, còn chữ "Trù" nghĩa là cái thẻ, trên cái thẻ có ghi số tiền thưởng ngay cho người đàn hát trog lúc biểu diễn thay cho việc đưa trực tiếp bằng "tiền mặt" (các cụ xưa thật lịch lãm tế nhị). Đến cuối buổi diễn thì căn cứ vào số thẻ mà tính ra tiền để trả cho người biểu diẽn. Vì thế có tên gọi là Ca Trù.
Tới dự Lễ Khai Trương địa điểm mới của Giáo phường ca trù Thăng Long hôm nay có các cây đại thụ trong nền âm nhạc VN như cụ Trần Văn Khê, cụ Nguyễn Phú Đẹ, cụ NGuyễn Thị Chúc. Tôi rất may mắn vì đc hầu chuyện các cụ.
"Đoàn ở nhà" với cụ Trần Văn Khê
Ca trù hay còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu ... là một loại hình nghệ thuật độc đáo của ông cha để lại , rất phổ biến từ đầu thế kỷ 20 trở về trước và đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại vào năm 2009.
Cho đến bây giờ Việt Nam đã có 4 di sản văn hóa ( Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh và Ca trù) được UNESCO công nhận, riêng ca trù đc xếp vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần đc bảo vệ khẩn cấp. Trong 4 di sản này, tôi chỉ biết mỗi làn điệu Quan họ bởi vì nó rất bình dân dễ hát.
Anh Châu cho biết, có một vài câu lạc bộ ca trù, như CLB ca trù Thăng Long, CLB ca trù Hà Nội .....nhưng câu lạc bộ ca trù Thăng Long là CLB đi tien phong trog việc đưa nghệ thuật ca trù "trở về" với cội nguồn .
Anh giới thiệu, câu lạc bộ ca trù Thăng Long do nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ và nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc thành lập ra cách đây 5 năm (2006) , các cụ đều ở tuổi gần 90. Hiện nay đào nương Phạm Thị Huệ làm chủ nhiệm CLB này.
CLB có chương trình biểu diễn phục vụ khách vào tất cả các ngày và truyền dạy ca trù vào chiều Chủ Nhật . Hôm nào trời đẹp thì "Đoàn về nguồn" với "Đoàn ở nhà" cùng nhau đi xem ca trù nhé.
Ca trù là một loại nhạc "thính phòng" - không gian biểu diễn nhỏ, số người biểu diễn rất ít chỉ có 3 người với 3 nhạc cụ đặc biết:
1-Một nữ ca sĩ, gọi là đào hay ca nương sử dụng bộ phách gõ.
2-Một nhạc công nam, gọi là kép, sử dụng đàn đáy.
3-Người thưởng thức, gọi là quan viên, đánh trống chầu .
Anh Châu tiếp, hát ca trù rất khó - phải hát từ bụng (lấy hơi từ bụng), cho nên người hát ca trù phải tập khí công thì mới hát đc. Hát kô đc há miệng to.
Thưởng thức ca trù là cả 1 nghệ thuật và cũng phải học. Thưởng thức ca trù là thưởng thức thơ và nhạc. Người đi nghe phải thuộc thơ. Thơ và nhạc phải quyện với nhau đến từng chi tiết, phức tạp tinh vi để rồi tạo thành 1 hồn nhạc thăng hoa làm say đắm lòng người.
Ngoài trời vẫn mưa, mưa rả rích suốt mấy ngày liền,nhưng trog không gian nhỏ hẹp này, khách tây khách ta đứng ngồi hết chỗ .
"Đoàn ở nhà" đang xem ca trù
Các ca nương xinh đẹp trẻ trung thướt tha trog tà áo dài mêm mại đi mời khách uống trà và ăn bánh đậu xanh. Vừa nhâm nhi chén trà Việt với bánh đậu xanh thơm ngon, lòng chúng tôi ấm áp. "Đoàn ơ nhà" thầm hỏi, "Đoàn về nguồn" có tiếc "Mời xem ca trù " không nhỉ.
Sau chương trình biểu diễn, ACE kgu cùng với các cây đa cây đề và Giáo phường ca trù Thăng Long đi "giao lưu" ở 57 Hàng Buồm.
"Đoàn ở nhà" ăn chơi vui vẻ ở 57 Hàng Buồm
Anh Châu lần lượt giới thiệu với chúng tôi: Cụ Trần văn Khê năm nay 91 tuổi nhưng đầu vẫn minh mẫn với trái tim nghệ sĩ yêu đời. Cụ đọc thơ cho chúng tôi nghe, LýTM phụ họa - rất hay.
Cụ Trần văn Khê và đào nương Phạm Thị Huệ
Cụ kể, năm 1976 cụ đc UNESCO cử về VN để nghiên cứu ca trù, năm 1978 cụ đã ghi băng toàn bộ về nghệ thuật ca trù gửi về. Cụ nói, gia đình cụ đã 4 đời theo nghề đờn ca tài tử,nhưng khi học ca trù thì ca trù làm cụ say mê luôn. Cụ nói trên thế giới duy nhất chỉ ở VN mới có ca trù.
Anh Châu giới thiệu tiếp , cụ Nguyễn Phú Đẹ - là ông trùm , là người còn lại duy nhất và là một trong những kép đàn đáy số 1 của Việt Nam, trình độ chơi đàn của ông đạt đến độ tuyệt kỹ. Cụ Đẹ "khoe", tôi biết cả 4 thứ: cả đàn , cả hát, đánh trống , gõ phách. Ngày xưa tôi chỉ cần "đàn" lên là các cô theo về ầm ầm. Chị Lan CL77 cười hỏi thế cụ có bao nhiêu cô tất cả.Cụ cười, chính thúc thì có 3, còn cũng "khớ" . Cụ tự hào kể gia đình cụ đã 3 đời ca trù, ca trù chỉ dành cho giới quý tộc và biểu diễn trog cung đình thôi. Ngày xưa gia đình cụ làm kô hết việc, phải thuê thêm người. Cầm bàn tay người nghệ nhân 87 tuổi mà tôi cứ ngỡ là bàn tay của 1 thanh niên 40 - nó mượt mà, trẻ trung, khỏe mạnh. Ai cũng tấm tắc khen tai cụ rất "trẻ". Tay và tai là 2 cơ quan chính của nghệ thuật âm nhạc. Cụ nói, dạy xong lớp ca trù này thì cụ về nhà - quê cụ ở Hải Phòng.
Ông "Trùm" đàn đáy Nguyễn Phú Đẹ và học trò Phạm Thị Huệ
Gần đây cụ đã truyền ca trù cho 60 người, trong số đó có 2 học trò cụ ưng nhất là chị Huệ và anh Hoàng.
Anh Chau cho biết ca nương Phạm Thị Huệ là 1 trong 3 người VN vừa mới đc thế giới tôn vinh là NGhệ nhân hát nhạc truyền thống. Chị là học trò xuất sắc của 3 bậc nghệ nhân là cụ Trần văn Khê, cụ Nguyễn Phú Đẹ và cụ Nguyễn Thị Chúc. Chị học trường nhạc dân tộc,nên chị chơi thành thạo nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Đàn Tỳ Bà là chuyên ngành chính của chị.Chị là tay chơi đàn Tỳ Bà đc xếp vào loại nhất nhì. Quê chị ở Quảng Ninh,hiện nay gia đình chị sống ở Hà Nội. Tài năng và sắc đẹp dịu hiền của chị khiến tôi thỉnh thoảng phải ngắm trộm. Chị còn dạy chúng tôi cách ngâm thơ nữa. Đúng là tài sắc vẹn toàn.
Bà "Trùm" Nguyễn Thị Chúc hát ca trù từ trước năm 1945, nay cụ 85 tuổi nhưng giọng ca của cụ vẫn trau chuốt điêu luyện. Chị Huệ kể, nhiều lần cụ định từ chôi kô đi biểu diễn vì mệt và nhà xa, nhưng đc sự động viên của Giáo phường cụ lại đi (quê cụ ở Hà Tây) ,khi về lại thấy khỏe thêm ra, hết cả ốm (vì đc tập khí công).
Bà "Trùm" ca trù Nguyễn Thị Chúc
Chúng tôi còn đc thưởng thức 1 làn điệu ca trù do "đào nhí" Nguyễn Huệ Phương 12 tuổi, con gái đào nương Phạm Thị Huệ biểu diễn. Cháu đang học lớp 7 trương Lương Thế Vinh hà Nội.
Đào nhí Nguyễn Huệ Phương 12 tuổi
Phương mang con "Đô" 2 tháng tuổi đi theo. Nó bé tí tẹo, cho nó ăn bằng "cơm nhá", con Đô lông mầu nâu đen - trông yêu lắm.Chị Bình OB79 cứ hít hít nó mãi.
Chị Lan CL77 và chị Binh OB79 với con Đô
"Đoàn về nguồn" thấy "Đoàn ở nhà" cũng " tụ tập" ,ăn chơi vui vẻ không. Đến rất khuya "Đoàn ở nhà" mới chia tay nhau ,riêng 2 mẹ con Ngọc luật 94 thì về trước 1 chút vì cậu con trai đang ở nhà 1 mình.
"Đoàn ở nhà" tụ tập vui vẻ
Tất cả chúng tôi ra về trong đêm mưa tầm tã, nhưng kô quên đc các ca nương trông đằm thắm trong những tà áo dài, đầu vấn tóc đuôi gà, vừa đàn vừa hát một cách say sưa. Vẻ đẹp ấy mang đậm nghệ thuật ca trù và đậm đà bản sắc của người Việt.
Các ca nương biểu diễn
Tuy có nguy cơ bị thất truyền, nhưng ca trù đang đc phục hồi nhờ các bậc nghệ nhân, các đào các kép có tâm huyết với ca trù, nhờ vào sự tài trợ của các cá nhân , các tổ chức trog và ngoài nước, nhờ những thính giả yêu mến ca trù . Đây chính là nguồn "sinh lực" để ca trù trở lại - cụ Trần Văn Khê nói.
Ngay từ phần mở đầu buổi biểu diễn, tôi không quên lời phát biểu ý nghĩa sâu sắc của anh Châu: "chúng ta không biết quý những di sản của ông cha, khi nó được thế giới công nhận thì mới biết nó quý, nhưng không biết quý để làm gì."
ACE kgu đi nghe ca trù hôm nay cũng là để chung tay góp phần giữ gìn, bảo tồn nền âm nhạc truyền thống của dân tộc .
Người post: ThucPT
Ngày đăng: 06-10-2011 20:08
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |