CHIẾC LỒNG KHUYÊN
Quán cafe nhỏ ở góc hồ Thiền Quang là nơi “tụ tập” mỗi buổi sáng thứ bảy, chủ nhật đẹp trời của những người yêu chim. Tại đây, hôm ít thì khoảng vài chục, hôm nhiều thì trên trăm lồng Vành Khuyên xinh xắn, thi nhau líu lo.
Các chủ chim nhâm nhi ly càfe, lắng nghe các chú chim líu hay rì rầm trao đổi về những chuyện thường nhật.
Một cậu bé đập đập tay vào đùi bố hỏi: Sao, lâu ngày rồi con không thấy ông già ngồi ở chiếc ghế góc kia nữa bố nhỉ. Mọi người hướng nhìn về chiếc ghế bỏ không ven hồ, nơi một ông già nhỏ thó, trán cao, đầu hói, có đôi mắt sáng thường ngồi nhâm nhi ly ca phê đen vào những buổi “dãi” chim. Đã từ lâu, giới chơi chim mặc định chiếc ghế này dành riêng cho ông.
Không ai biết ông bắt đầu ngồi chiếc ghế đó từ khi nào, nhưng kể từ ngày tôi nhượng lại quán càphê này đến nay đã được trên chục năm thì hầu như những buổi “dãi” chim ông đều ngồi chiếc ghế đó. Ông không mang chim theo mà chỉ đến đây để nhâm nhi ly càfe đen và nghe tiếng chim líu. Cũng có thời gian ông không đến, nhưng chưa lần nào lâu như lần này. Tôi cầu mong mọi chuyện tốt lành đến với ông.
Một buổi sáng cuối thu, khi tôi đang chuẩn bị những chiếc giá để treo lồng thì nghe tiếng ông chào. Ông gầy và già đi trông thấy, nhưng nhanh nhẹn và vui vẻ hơn.
Nhâm nhi ly cafe, ông bảo: nhớ lắm vị café quán anh và tiếng liú của những chú Khuyên bé nhỏ.
Tôi kéo ghế ngồi, vừa định hỏi về sự vắng mặt của ông trong thời gian qua thì ông đã hỏi: Anh đã bao giờ mắc nợ với ai chưa? Tôi chưa kịp định hình câu trả lời thì ông đã nói tiếp: Nợ tiền, nợ bạc thì còn có thể trả được mặc dù ta nghèo. Nợ tình cảm là cái nợ . . Ông bỏ lửng câu nói và đôi mắt dân dấn nước nhìn vô định.
Đêm ấy, tổ trình sát của tôi bị địch phát hiện - ông kể giọng nhỏ nhẹ, vừa đủ cho tôi nghe. Pháo sáng bắn đấy trời. Đạn AR15 bắn sát sạt, đạn cối cá nhân nổ nhức tai. Anh tổ trưởng hy sinh, hai trinh sát viên bị thương nặng và bị bắt làm tù bình. Tôi bị thương vào bụng, máu ra nhiều nhưng cố bò theo bờ mương để thoát thân.
Khi tôi tỉnh lại thì thấy tiếng cụng ly chan chát, tiếng lính ngụy cười nói oang oang. Theo phản xạ của người lính, tôi đưa tay ra phía sau lấy quả lựu đạn, đã làm đổ ca nước, phát ra tiếng động. Tiếng giày đinh chạy lên cầu thang. Tôi mở chốt an toàn và nghiêng mình hướng về phía ấy.
Ba! Ba! Ba cứ nhậu với các chú, để con lên . . .Tiếng nói gấp gáp của cô gái. Tôi nhìn quanh mới biết mình đang nằm trong phòng chứa đồ cũ của một gia đình. Tôi thở phào. Mồ hôi toát ra như tắm.
Sau này mới biết, đêm ấy Dì Tám và Hai Hương (con gái của Dì Tám) đã thức suốt đêm chờ tin tức của cơ sở về người lính trinh sát bị thương đã trốn thoát. Và thật tình cờ, tôi đã ngất đi trước cửa nhà Dì.
Chồng Dì Tám là trung úy cảnh sát, nhưng Dì và con gái là cơ sở cách mạng của ta. Gia đình đã nhiều lần cưu mang và che giấu cán bộ.
Đêm chia tay trở lại đơn vị, chúng tôi đã trao nhau nụ hôn đầu. Hai đứa cùng hứa sẽ tìm nhau sau ngày giải phóng.
Sau này ông có tìm được cô ấy không? –Tôi hỏi.
Tôi đã đi tìm, nhưng không phải ngay sau ngày Giải phóng như đã hứa, mà tận sáu năm sau.
Ông kể tiếp với một giọng đượm buồn. Điều ấy làm tôi ân hận suốt cả cuộc đời. Khi không còn hy vòng tìm được nhau, tôi đã lấy vợ, sinh con. Và làm tròn bổn phận một người chồng, người cha.
* *
*
Thế rồi, chúng tôi tình cờ gặp lại nhau. Hôm ấy, tôi ngồi bên giường bệnh của một đồng nghiệp; nhìn qua cửa sổ, một người phụ nữ đi qua. Thấy khuôn mặt quen quen tôi chợt nhớ tới người ấy. Tôi chạy vội ra cửa. Và đã va vào chiếc xe đẩy tay của bệnh viện. Người phụ nữ quay lại, chúng tôi nhận ra nhau. Mọi người đứng kín hành lang bệnh viện, nhìn hai mái đầu điểm bạc gục vào nhau cùng với những giọt nước mắt tuôn trào.
Một người mặc áo blue xanh lao tới gọi tên tôi. Tôi ngỡ ngàng nhận ra anh là Kiên, người cùng tổ trinh sát với tôi năm nào. Kiên đưa tôi đến thăm Trung, ba chúng tôi ôm nhau cười vui mà nước mắt cứ chảy dài trên má. Sau giải phóng, Trung về làm cán bộ tổ chức của Bệnh viện này, và cũng tại đây anh đã nhận ra Kiên, khi Kiên vừa tốt nghiệp đại học y khoa về đây nhận công tác.
Chúng tôi đến thăm Dì Tám, Dì nắm ống tay áo bỏ thõng của Trung và nói: con tha lỗi cho Dì, do dì mà các con bị như vầy.
Hương kể với chúng tôi: Ngày ấy, khi đường thông thì Dì Tám treo chiếc lồng khuyên trên bancon tầng hai làm tín hiệu cho bên ta biết. Không ngờ ngày hôm trước, thằng bé nhà bên cũng mới chơi chim khuyên. Khi phát hiện ra bancon nhà bên treo chiếc lồng khuyên thì quá muộn, dì Tám đã không kịp báo lại và sự cố đã xảy ra.
Ba tháng sau Dì Tám qua đời. Dì bị ung thư gan mà nguyên nhân là nhiễm chất độc mầu da cam tại vùng kinh tế mới. Theo di chúc, chúng tôi mang tro cốt rải xuống dòng sông, nơi Dì đã sinh ra và lớn lên.
Sau ngày nhận được Quyết định của Nhà nước công nhận Dì Tám và hai Hương là gia đình có công với cách mạng, thì cô ấy ngã bệnh. Cũng cùng căn bệnh như Dì Tám đã mắc.Cũng may chúng tôi đã nghỉ hưu nên thay phiên nhau chăm sóc cho cô ấy. Nhà tôi, bà ấy quý Hương như em ruột. Có nhiều đêm thức trắng cho Hương dựa lưng. Bà ấy bảo, ung thư khi di căn thì đau lắm. Em đã chăm sóc mẹ rồi em biết, không thể để cho cô ấy đau một mình được.
Vào những giây phút cuối, cô ấy nắm chặt tay vợ chồng tôi và bảo: Chiếc Lồng khuyên này là vật Má em quý nhất.Má đã mang theo mình suốt cuộc đời. Trước khi Má mất, Má đã giao lại cho em. Hôm nay, em trao nó cho anh chị.
Chúng tôi đưa Hương về với Má, để em cùng mẹ chứng kiến sự đổi thay của quê hương.
Thời gian qua, Tôi đã đi làm thủ tục gửi chiếc lồng khuyên vào Nhà bảo tàng truyền thống quê hương Má. Chúng tôi không thể giữ lại cho riêng mình. Và rồi chúng tôi cũng sẽ ra đi. Ai đảm bảo rằng con tôi, cháu tôi sau này hiểu được ý nghĩa của chiếc lồng khuyên nhỏ bé này.
Ly café trên tay ông đã lạnh ngắt. Tôi nói mọi người nhường lối để tôi ra pha cho ông ly khác.
Hà Nội, cuối thu 2011.