Việt Nam trong tâm hồn chúng tôi
Tác giả: Тудоряну Корнелия Ивановна
Bà giáo Тудоряну Корнелия Ивановна và Bà Ngựa cùng các học trò Khoa Hóa trong chuyến Về nguồn
Bà Тудоряну Корнелия Ивановна, Bộ môn Hóa Lý-Vô cơ, Trường KGU là giáo viên hướng dẫn Luận án tốt nghiệp cho 2 sinh viên Việt Nam là anh Nguyễn Tiến Nguyên (CL72) và chị Nguyễn Thị Kim Liên (CL75). Nhờ em Huyền - Nữ Đại sứ của chúng ta mà Kim Liên, học trò của bà đã liên hệ được với bà chỉ trước khi đoàn Vè nguồn của chúng ta lên đường một thời gian ngắn. Đoàn của khoa Hóa đã gặp được bà cùng bà Ngựa (bà Циплякова) ngay tại Phòng Thí nghiệm của khoa Hóa lý và đã trao tận tay bà thư và quà của các sinh viên Việt Nam và của học trò Kim Liên ngay trong ngày 30/09/2011, ngày đầu tiên Đoàn Về nguồn ở Kisinhop. Bà Корнелия Ивановна rất cảm động trước tình cảm của các sinh viên Việt Nam và đã viết một bài báo về chúng ta. Bà cũng biết về trang Web và nói rất tiếc vì bà không thể trực tiếp gửi bài được. Xin gửi toàn bộ bài viết của bà được gửi qua địa chi mail. của học trò bà.
ChiNB
Кишинёв, Молдавский Государственный Университет,
Химический факультет, январь, 2012 г.
30-го сентября 2011 г. в день 65-летия Молдавского Госуниверситета наш Кишинёвский Университет принял дорогих гостей из Вьетнама. Мы, сотрудники Химического Факультета, встретили семерых выпускников, которые закончили наш факультет около 35 лет тому назад.
То, что появилась ностальгия по Кишинёву в достаточно солидном возрасте, говорит о том, что, прожив большую часть жизни, им стало ясно, что период обучения в нашем университете, прекрасные годы юности, проведенные в Кишинёве, являются для них дорогим воспоминанием. Это период становления, приобретения знаний и профессии, это трамплин для выхода на большую дорогу.
Встреча была трогательной, обнимались, плакали от радости, чувства были спонтанны и искренни. А мы, преподаватели, лишний раз убедились, что благородный труд преподавателя ценится настоящими учениками и не забывается.. Ведь мы в солидном возрасте, когда человек задумывается и подводит итог своей жизни. И хочется верить, что мы нужны были обществу, что мы не даром прожили жизнь.
Мы рады были слышать, что по курсу жизни наши выпускники чувствовали хорошую профессиональную подготовку, значит, на химфаке трудились усердно и серьезно.
Но пришлось нашим выпускникам и огорчиться. Ушли из жизни наши любимые преподаватели: Н. А. Полотебнова, Л. В. Назарова, Г. П. Сырцова, А. Я. Сычев, Ю. С. Городецкий, В. Г. Исаак, Н. В. Гэрбэлэу и др. Поэтому наши вьетнамские выпускники посетили кладбище, возложили цветы.
Думая ретроспективно, хочется восстановить в памяти те времена, когда наши вьетнамские студенты прилагали все усилия и радовали нас своими успехами в учебе. Нельзя забыть их внутреннюю культуру, тонкость натур, душевность и искренность отношений. Такие качества говорят о том, что вьетнамские люди талантливы и не случайно они добились хорошего уровня жизни для своего народа. Да не только это, их дети завоевали весь мир, они успешно учатся и работают в разных странах мира. Я рада за них.
Считаю, что настоящий педагог, да и настоящий человек, - это тот, который всегда поступает так, как правильно, и живет по высоким законам жизни. И, если, даже, не достигает высокого положения и особого материального благополучия, эти люди благотворно влияют на человеческие души и, благодаря им, вера в добро и справедливость не умирает.
К таким людям я отношу наших вьетнамских выпускников, которые своим приездом, своими письмами доказали, что они настоящие, что у них чувства настоящие. Наши преподаватели, вдруг, забыли о возрасте, о своих насущных проблемах и почувствовали, что превыше всего – это то, что остается в памяти человека, а остается то, что существенно, то, во что были вложены и труд, и любовь.
Помню. как в кулуарных разговорах прозвучало следующее обвинение советских студентов в мой адрес: «Корнелия Ивановна любит больше вьетнамских студентов, чем нас». На Кафедре Физической Химии на семинарских занятиях и лабораторных работах по термодинамике, электрохимии, кинетике и катализу, коллоидной химии студенты должны были сдавать сначала коллоквиум по каждой работе, обязательно выводить необходимые формулы, проделывать сложные расчеты, не только учить, но и понимать материал, и большинство вьетнамских студентов легко справлялись с этой задачей. Наши советские студенты тоже много работали и показывали хорошие результаты, и и моё отношение было одинаково ко всем, но, по-видимому, я с большим вниманием относилась к вьетнамским студентам, которые помимо химии выучили русский язык, находились вдали от отчего дома, но всегда работали одухотворенно, заслуживая уважение к себе!
Bà Тудоряну Корнелия Ивановна trong PTN Hóa Lý những năm 70
В моей памяти остались прекраснейшие воспоминания о моих дипломантах Нгуен Тиен Нгуен и Нгуен Тхи Ким Лиен.
К сожалению, о дальнейшей жизни на родине Нгуен Тиен Нгуен я не смогла ничего узнать и никто не смог дать мне эту информацию. У меня остались только его фотографии и на одной из них написано: «Не забывайте Вашего студента!». Я никогда его не забывала. Помимо того, что он был отличным студентом, он был исключительно утонченным, красивым и благородным человеком Хотелось бы знать, как сложилась личная и профессиональная жизнь этого одаренного молодого человека.
Вторая моя дипломантка – это высокая, красивая, стройная Лиен. Заведующий кафедрой физической химии профессор А. Я. Сычёв сказал: «О, Вас выбрала эта красивая и благородная студентка!». Сожалею, что эти хорошие слова стали известны Лиен с таким опозданием.
Известный латиноамериканский писатель Маркес в своем прощальном письме советовал говорить всё хорошее человеку в лицо, чтобы это его грело и радовало.
Лиен была молодой, но очень взрослой по мышлению. Созерцательная натура, она, мне казалось, все видит, все понимает и все знает, как должно быть. В ней было много искренности, женственности и ей было свойственно чувства поддержки и понимания ближнего. Она выбрала для специализации Кафедру Физической Химии и работала поначалу в студенческом научном обществе, а потом над дипломной работой.
Помимо ознакомления с научной тематикой необходимо было провести эксперимент исключительно аккуратно, для того, чтобы экспериментальные данные воспроизводились. Всему этому Лиен быстро научилась. В теоретическом плане она осваивала все легко и быстро, и мне не приходилось дважды объяснять ей материал. Это говорит о том, что она пришла на нашу кафедру будучи хорошо подготовленной, т.е. она систематически занималась по всем предметам. Лиен уверено выступала на студенческих научных конференциях и на защите дипломной работы, что также говорит о том, что её знания были прочными. Если она и волновалась, выступая, то со стороны этого не было заметно. Она защитила дипломную работу на отлично и эти научные материалы впоследствии были опубликованы.
Лиен рассказывала мне много интересного о жизни своего народа, о его традициях и культуре, о войне. Может, война во Вьетнаме и сделала её такой взрослой.
Сувенира, которые я получила в подарок от неё, навевают мысли о далёком Вьетнаме и говорят о талантливости вьетнамского народа. Я ей благодарна за память, за чувства, которые она сохранила, за хорошие слова поддержки, сказанные ею в тяжёлые моменты моей жизни, за нашу встречу в Кишинёвском Университете.
Через нас и через других вьетнамских студентов мы, преподаватели, и я, в частности, стали богаче, узнав много о жизни другого народа, и для нас теперь - Вьетнам существует не просто на карте, а и в наших чувствах, в нашей душе. Ведь самое дорогое в жизни человека – это искренние чувства, которые питают люди друг к другу, только это греет и радует, объединяет людей, дает им силы и жизнь приобретает смысл, смысл единства всех настоящих, честных людей и процветания всего прекрасного на Земле.
Доцент Кафедры Физической Химии – Тудоряну Корнелия Ивановна.
Bản dịch
Kishinhốp, Đại học tổng hợp quốc gia Môn đô va,
Khoa Hóa, tháng 1-2012.
Ngày 30/9/2011- Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đại học Tổng hợp Quốc gia Môn đô va, Đại học Tổng hợp Kishinhốp chúng ta đã được đón các vị khách quí từ Việt Nam. Chúng tôi, các cán bộ giảng dạy khoa Hóa đã được gặp bảy sinh viên tốt nghiệp tại Khoa khoảng 35 năm trước đây.
Nỗi niềm thương nhớ thành phố Kishinhốp được thể hiện khi những con người đã có tuổi này nói lên rằng: khi đã trải qua phần lớn cuộc đời, họ càng biết rõ hơn rằng đối với họ, thời gian học tập ở Trường Tổng hợp chúng ta trong những năm tháng thanh xuân tươi đẹp ở Kishinhốp là những ký ức hết sức quí báu. Đấy là giai đoạn hình thành nhân cách, thu thập kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Đó là bệ phóng đã đưa họ vào đời.
Cuộc hội ngộ rất cảm động, chúng tôi đã ôm hôn nhau, đã bật khóc vì sung sướng, cảm xúc lẫn lộn và chân thành. Chúng tôi, các nhà giáo thêm một lần nữa hiểu rằng lao động cao quí của mình luôn được các học trò thật sự trân trọng và ghi nhận. Chính bản thân chúng tôi khi đã lớn tuổi, khi mà con người thường hay suy ngẫm và tổng kết lại những công việc đã làm trong cuộc đời mình và chúng tôi muốn tin rằng, chúng tôi là những người cần thiết cho xã hội vì đã không sống một cách hoài phí cuộc đời.
Chúng tôi rất mừng được biết rằng trong trường đời, những cựu sinh viên của Khoa đã cảm nhận được rất rõ sự đào tạo chuyên môn bài bản, điều đó có nghĩa là ở khoa Hóa mọi người đã làm việc một cách nghiêm túc và nhiệt tâm.
Nhưng các cựu sinh viên Việt Nam của khoa cũng phải nếm trải những đau buồn. Những người thày kính yêu của họ và chúng ta đã ra đi mãi mãi : N.A Polotebnova, L.V Nazarova, G.P Syrsova, A. IA Sychov, IU.C Gorodeski, B.G Icaak, N.V Gerbeleu và những người khác. Nhớ đến những người đã khuất, họ đã đến tận nghĩa trang viếng thăm và đặt những bông hoa tại nơi an nghỉ cuối cùng của những người thày đáng kính.
Khi nghĩ lại tất cả, tôi muốn phục hồi lại ký ức về thời gian khi các sinh viên Việt nam bằng mọi nỗ lực đã đạt được những thành tích trong học tập, điều này đã khiến chúng tôi rất hài lòng. Không thể nào quên cốt cách văn hóa nội tâm, phong thái nhẹ nhàng, tâm hồn và sự chân thành trong quan hệ của họ. Những phẩm chất này nói lên rằng những người Việt Nam có tài năng và không phải ngẫu nhiên họ đã nâng cao mức sống cho cả dân tộc và không chỉ có vậy, con cái họ đã chu du khắp thế giới, học hành tấn tới và hiện đang làm việc tại nhiều quốc gia. Tôi rất vui mừng vì họ.
Tôi cho rằng nhà sư phạm thực thụ và cũng là một con người chân chính - là người thường hành động một cách đúng đắn và luôn sống theo những chuẩn mực cao của cuộc sống. Và nếu như ngay cả khi không có chức vụ cao hay sự đầy đủ vật chất đặc biệt trong cuộc sống, những con người này vẫn có những ảnh hưởng tích cực đến tâm hồn con người và nhờ có họ, niềm tin vào cái thiện và chân lý sẽ không bao giờ mất đi.
Tôi xếp những cựu sinh viên Việt Nam vào hàng ngũ những con người chân chính này. Qua chuyến đi của mình, qua những bức thư họ đã chứng tỏ rằng họ là những con người như vậy với những cảm xúc thật sự. Chúng tôi, những giáo viên đột nhiên quên tuổi tác, quên hết những vấn đề bức thiết, chỉ còn cảm thấy hơn tất cả mọi thứ là những gì còn đọng lại trong ký ức con người, đọng lại những gì thực chất nhất ở nơi mà chỉ thành quả lao động và tình yêu con người còn tồn tại.
Tôi hãy còn nhớ trong những câu chuyện đằng sau hậu trường, các sinh viên Xô viết thường lên án tôi: “ Kornelia Ivanovna yêu quí sinh viên Việt Nam hơn chúng ta “. Ở bộ môn Hóa Lý, trong các buổi thảo luận và các giờ thí nghiệm về nhiệt động học, điện hóa, động học và xúc tác, hóa keo, sinh viên đầu tiên phải trả phần lý thuyết cho từng bài tập, nhất là phải dẫn ra những công thức cần thiết, tiến hành các tính toán phức tạp, không chỉ học mà phải hiểu kiến thức và đa số các sinh viên Việt nam hoàn thành nhiệm vụ này một cách nhẹ nhàng. Các sinh viên Xô viết chúng ta cũng làm việc rất nhiều và cũng có những kết quả tốt đẹp và tôi đối xử với mọi người như nhau nhưng hình như tôi chú ý nhiều hơn đến các sinh viên Việt Nam vì ngoài hóa học họ còn phải học tiếng Nga, họ ở xa mái ấm gia đình nhưng luôn làm việc một cách sáng tạo và họ xứng đáng với sự kính trọng dành cho họ.
Trong ký ức của tôi vẫn đọng lại những hồi tưởng tốt đẹp nhất về những sinh viên làm luận văn tốt nghiệp Nguyễn Tiến Nguyên và Nguyễn Thị Kim Liên.
Rất tiếc tôi không thể biết được gì thêm và không ai có thể cho tôi được thông tin về giai đoạn tiếp theo cuộc đời Nguyễn Tiến Nguyên sau khi về nước. Tôi chỉ còn giữ lại được một số bức ảnh chụp của anh và một trong các bức ảnh này mang dòng chữ đề tặng “ Hãy đừng quên sinh viên của bà”. Tôi không bao giờ quên anh ấy. Anh là một sinh viên xuất sắc, một con người đặc biệt tinh tế, đẹp trai và hào hiệp. Tôi rất muốn biết cuộc sống cũng như sự nghiệp của anh thanh niên tài năng sau này thế nào.
Sinh viên thứ hai của tôi là một cô gái dong dỏng cao, xinh đẹp - Liên. Tổ trưởng bộ môn Hóa Lý, giáo sư A.IA Sychov đã nói : “ Cô sinh viên tế nhị và xinh đẹp ấy đã lựa chọn bà !”. Tiếc rằng những lời tốt đẹp này Liên chỉ được biết về sau .
Nhà văn Mỹ latinh nổi tiếng Market trong bức thư từ biệt của mình đã khuyên nên nói thẳng với con người tất cả những gì tốt đẹp để sưởi ấm và khích lệ anh ta.
Liên khi đó còn trẻ nhưng suy nghĩ đã rất chín chắn. Tôi cho rằng với tư chất suy tưởng, cô nhìn thấy, hiểu tất cả và biết cần phải làm gì. Cô ấy rất chân thành, giàu nữ tính và luôn hỗ trợ và cảm thông với những người gần gũi. Liên đã lựa chọn bộ môn Hóa Lý, đầu tiên làm việc trong nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học và sau đó là luận văn tốt nghiệp.
Bên cạnh việc làm quen với đề tài khoa học còn phải tiến hành thực nghiệm một cách hết sức cẩn thận sao cho các số liệu thực nghiệm này phải được lặp lại . Liên làm quen với cách làm việc này rất nhanh. Liên nắm lý thuyết dễ dàng và nhanh chóng, tôi không phải giảng giải hai lần cùng một nội dung. Điều này nói lên rằng khi đến bộ môn Hóa Lý, Liên đã có cơ sở chắc chắn, nói cách khác cô đã học một cách có hệ thống tất cả các môn học. Liên rất tự tin khi phát biểu trong các hội nghị khoa học của sinh viên và khi bảo vệ tốt nghiệp, điều này cũng thể hiện rằng cô có kiến thức vững vàng. Nếu cô ấy có lo lắng khi phát biểu thì ở bên ngoài cũng không nhận thấy được điều này. Liên đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp một cách xuất sắc và những kết quả nghiên cứu khoa học này sau đó đã được công bố.
Liên đã kể cho tôi nghe rất nhiều điều hay về cuộc sống của dân tộc mình, về truyền thống, văn hóa và chiến tranh. Có thể chiến tranh ở Việt Nam đã làm cô ấy trưởng thành như vậy.
Những món quà lưu niệm nhỏ Liên tặng tôi mang đến những ý niệm về một nước Việt Nam xa xôi và còn nói về tài năng của những con dân nước Việt. Tôi biết ơn Liên vì ký ức, vì những cảm xúc mà cô ấy vẫn giữ gìn, vì những lời động viên hỗ trợ đối với tôi vào những khoảnh khắc nặng nề trong cuộc đời và vì cuộc hội ngộ tại Trường Đại học Tổng hợp Kishinhốp.
Qua chúng tôi và các sinh viên Việt Nam khác, những giáo viên chúng tôi và riêng tôi đã trở nên giàu có hơn về kiến thức, biết được nhiều điều về cuộc sống của một dân tộc khác và Việt Nam đối với chúng tôi bây giờ không chỉ tồn tại một cách đơn giản trên bản đồ mà còn trong những xúc cảm, trong tâm hồn chúng tôi. Chính cái quí nhất trong cuộc đời mỗi người là những xúc cảm chân thành mà con người cư xử với nhau, chỉ có những xúc cảm này làm cho mọi người nồng hậu và sung sướng, liên kết lại với nhau, mang lại sức mạnh và cuộc đời trở nên có ý nghĩa - hợp nhất tất cả những con người chân chính và lương thiện với sự thăng hoa của tất cả những gì tốt đẹp trên Trái đất này.
Phó Giáo sư Bộ môn Hóa Lý Tudorianu Kornhelia Ivanovna
(Người dịch : HienVC – CL74)
Người post: ChiNB
Ngày đăng: 18-01-2012 21:09
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7169 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |