KGU News >>Văn học
KGU Tạo bài viết  
Thứ năm 05 Tháng tư. 2012

Trầm kha




Tác giả: PhongPT

Sỏi 13

 

Lũ họ, cỡ chục năm nữa là thuộc loại xưa nay hiếm, tụ tập lại để ... duyệt văn nghệ. Mà ai duyệt ai cơ chứ? Củ chuối duyệt cây chuối. Hát bè ngang bè dọc. Mấy tiến sỹ cây đa cây đề trong làng khoa học có một bài hát học hai năm không thuộc, ngắc ngứ, vợ phải nhắc bài, không thì trượt ráo. Nhưng ới một tiếng là tập hợp như bộ đội.

Đã thế còn mất trật tự kinh. Cười nói oang oang. Kính nọ chiếu kính kia. Rồi khen nhau trẻ và xinh. Chết thật.

Dở hơi, bệnh dở hơi đáng yêu. Tôi cũng dở hơi, chớm nhẹ. Trầm kha, vô phương cứu chữa là NgocBQ. Căn nguyên của bệnh này là ở cái “Du Xuân”.


Người post: PhongPT

Ngày đăng: 05-04-2012 05:05






Xem 1 - 10 của tổng số 15 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: HuongNT
09/04/2012 10:21:29

Đi trảy hội du xuân nghe bà con nói về truyện ngắn "Trầm kha" của chị Phong, hôm nay mở ra đọc em phì cười làm các cháu cùng phòng thí nghiệm ngạc nhiên hỏi "Cô cười gì thế?". Em gọi các cháu lại đọc và đọc xong chúng nó cũng buồn cười. Trước đây em cứ nghĩ là em bị gây thuốc mê, truyền hóa chất, xạ trị...nên giảm trí nhớ. Bây giờ đọc truyện của chị Phong thấy an tâm hơn và hóa ra bà con ta nhiều người cũng như mình. Em có nhiều cái dở hơi buồn cười lắm. Có khi một tay rót nước vào phích tay kia cầm nắp nhưng rót xong rồi cứ đi tìm nắp loạn cả lên, chồng hỏi tìm gì, em bảo tìm nắp phích, anh ấy bảo "Em có tâm thần không đấy,đang cầm ở tay còn tìm gì nữa?". Em mà biết viết chuyện tiếu lâm thì những cái quên của em cũng viết được khối chuyện. Hình ảnh minh họa của chị Phong rất ngộ nghĩnh và phù hợp, chị đào ở đâu ra đấy?


Đọc còm của anh Hải NV thật bổ ích.



Từ: ThoaNP
08/04/2012 00:28:37

Khoa ơi. Các bà U70 thì khổ nhất vì câu của ông đấy. Chẳng ông nào chịu serdsem stareet cả (trừ với bà "hàng xóm giường" - lời Huyền Tôn), dù có là U90 chăng nữa!



Từ: KhoaDT
06/04/2012 09:02:15

Hihi, Phong nói đúng thế. Được ông Khửu giao trách nhiệm, mấy hôm nay tôi tập 2-3 bài hát Nga (có bài Phong đề nghị) mà sao khó thuộc lời bài hát thế, đúng là bắt đầu "Alzheimer" giống hội trưởng Ngọc rồi. Tuy nhiên, tôi tin hội KGU chúng ta luôn VLC:  


Glavnoe rebyata, serdsem ne staret ! 



Từ: BinhPT
06/04/2012 08:53:27

Vội chạy vào trang của hội nguoikgu để xem truyện của chị Gió theo giới thiệu của dâu KGU (vợ anh Giảng OB77). Thế mới biết trang web của hội ta hấp dẫn thật.


Ôi, bệnh Du xuân! càng du nhiều, bệnh càng nặng và càng nặng thì thấy càng nhiều người khen đáng yêu. Thế là đạt quá rồi! Riêng bài của chị Gió thì  mới đề cập đến tốp đứng sau, còn tốp đứng trước thì không được liệt vào loại dở hơi nữa rồi, cấp độ nặng hơn nhiều. Mọi người đợi hồi sau sẽ rõ.


HoaNT : cô giáo luôn nhớ là để một chôc cho chị béo trong quá trình tập dượt vì vậy cậu chăm chỉ học thế là đúng rồi! Dàn đồng ca không thể thiếu cậu được đâu.



Từ: Meomun
06/04/2012 08:35:13

Em đọc bài của chị Phong rồi các còm của các anh chị từ hôm qua và tự nhủ: - Hãy chờ xem các anh chị khác nói gì? Hihi, hóa ra vui thật. em thì tâm đắc với cái còm dài của anh Hải ở chỗ là em cũng đang bị suy giảm trí nhớ, nếu căn cứ vào tiêu chí:


- Gặp khó khăn trong việc chọn và giữ tiền.


Vì cái cốt yếu nhất là phải có tiền trước đã thì em lại không giải quyết, lại bị sa đà vào chuyện chọn và giữ tiền, huhu.


Hôm qua, em đi ăn trưa với vài bạn trẻ, chúng nó bảo đến 50 tuổi, chúng nó sẽ không đi làm nữa, vì sợ mình lúc đó ẩm ương. Hic, chúng nó nói mà quên mất em đang ngồi sượng cả mặt, thôi cứ coi như chúng nó không ám chỉ mình, hihi!



Từ: ThoaNP
06/04/2012 01:53:16

Phong luôn có những bài viết ngắn quá hay và súc tích. Mà điều mình rất thích là các hình minh họa, luôn rất phù hợp.


Em BinhLT ơi, chị Phong cần gì phải "học làm văn" nữa, cái này thuộc năng khiếu rồi, không phải học mà có được. Trước kia chị Phong hình như cũng dân chuyên văn rồi mà.



Từ: ThanhLK
06/04/2012 00:43:33

Tuyệt quá, “nhà em” đọc bài và ‘còm” của các pác mà cười chảy nước mắt. Bài thì ngắn mà còm thì dài. Nhất trí với anh Huy, trong “ngữ cảnh” này thì người KGU ở độ tuổi U60 – 70 đều bị bệnh trầm kha và đều dở hơi đáng yêu như nhau cả thôi. hì hì.



Từ: BinhLT78
05/04/2012 22:02:46

Ôi buồn cười quá. Đọc com của anh Huy và của anh Hải làm em thấy thú vị quá. Xin lỗi anh Hải, lúc đầu em cung có suy nghĩ giống anh Huy... Sau em phảir đọc lại thì thấy có mấy dòng phân tích hiện tượng người KGU ở cuối bài com. Anh Hải đúng là nhà khoa học, cho nên phải đọc mãi phân tích khoa học mới hiểu anh định nói gì và mới hiểu có một chút liên quan.



Từ: Khửu
05/04/2012 17:26:34

Bài của Phong hay, 'dí dổm' và đúng thực tế là mấy ông bà lão KGU chúng ta đang như thế. Chí có HaiNV thực sự là 'Trầm kha không cứu vãn' được qua cái còm 'dở hơi' này. Xin lỗi đ/c NVH nhá, thực ra thông tin của đ/c là hữu ích đấy nhưng trong cái bài của Phong thì là 'vô ích'. Ít nhất tớ cho là vậy.



Từ: HaiNV
05/04/2012 16:33:55




Em Phong viết...ngắn quá, nên anh phải copy từ mạng lấy một cái còm...thật dài, để mọi người...có cái mà đọc. Kết luận thì mọi người tùy ý tự rút ra nhé!


 


Nhớ và giảm trí nhớ


 


Nhớ là tiến trình hoạt động của hệ tâm, thần kinh có chức năng lưu trữ thông tin ghi nhận trong quá trình sống.


 


Để thực hiện chức năng này, não bộ phải trải qua các tiến trình lưu trữ sau đây:


- Sự ghi nhận thông tin (thu nhận, mã hóa).


- Sự duy trì, lưu giữ (lưu trữ, củng cố).


- Sự ổn định bền vững.


- Sự phục hồi (giải mã hoặc nhớ lại).


Quá trình thu giữ thông tin của trí nhớ theo thời gian có thể phân thành 4 loại như sau:


- Trí nhớ trực giác.


- Trí nhớ ngắn hạn.


- Trí nhớ gần.


- Trí nhớ xa (trí nhớ dài hạn).


a. Trí nhớ trực giác:


- Kéo dài khoảng 250 ms bằng cách nhìn.


- Kéo dài khoảng 1-2s bằng cách nghe.


b. Trí nhớ ngắn hạn: có thể kéo dài khoảng 30s và có khả năng nhớ 5-10 chủ đề.


c. Trí nhớ gần: thời gian nhớ kéo dài vài phút đến vài tuần. Nó biểu lộ khả năng dự trữ thông tin lớn hơn trí nhớ tức thì. Để đi vào vùng nhớ này, thông tin phải trải qua tiến trình củng cố trong một thời gian nhất định.


d. Trí nhớ dài hạn: thời gian lưu trữ vài tuần đến một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Nó chứa hầu hết những kinh nghiệm và kiến thức. Có những thông tin được lưu trữ chính xác trong một thời gian không giới hạn. Tuy nhiên cũng có những thông tin trở nên mờ nhạt hay méo mó.
     Tóm lại, việc ghi nhận thông tin và phục hồi lại thông tin là một tiến trình của nhận thức. Những thử nghiệm trên động vật cho thấy trí nhớ dài hạn đòi hỏi tiến trình thiết lập bền vững thông tin, liên quan đến những thay đổi về mặt vật lý và hoạt động của các hóa chất trung gian tại nơi giao tiếp của tế bào thần kinh.


 


SUY GIẢM TRÍ NHỚ LÀ GÌ?


Quá trình phát triển của hệ thần kinh bắt đầu từ khi trẻ còn là phôi thai cho đến năm 25 tuổi thì hoàn chỉnh. Sau lứa tuổi này, mỗi ngày có khoảng 3.000 nơron bị hủy đi (nơron không sinh sản thêm); và càng lớn tuổi, cơ thể càng ít tạo ra các hóa chất trung gian cần thiết cho não hoạt động. Do đó người cao tuổi luôn có vấn đề về trí nhớ và thường gặp khó khăn trong việc lưu trữ thông tin, khó nhớ thông tin cũ.


Những dấu hiệu của suy giảm trí nhớ:


Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ có thể là do tuổi tác hoặc do bệnh lý với những biểu hiện khác nhau.


Biểu hiện của suy giảm trí nhớ do tuổi là:


- Trí nhớ gần luôn bị ảnh hưởng như khó nhớ tên người vừa mới gặp, quên một việc vừa dự định làm.


- Trí nhớ xa ít bị ảnh hưởng, thường vẫn nhớ chuyện đã xảy ra từ lâu.


Biểu hiện của suy giảm trí nhớ bệnh lý là:


- Quên những đồ vật đã từng dùng rất thường xuyên.


- Quên cách sử dụng những đồ vật đã từng dùng rất nhiều lần.


- Gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận thông tin mới.


- Hay lặp lại một câu hay một câu chuyện trong cùng một buổi trò chuyện.


- Gặp khó khăn trong việc chọn và giữ tiền.


- Không thể giữ nếp sinh hoạt thường ngày.


 


LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY GIẢM TRÍ NHỚ?


Có thể phát hiện sớm suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức nhẹ qua các dấu hiệu sau:


- Có than phiền về trí nhớ.


- Trí nhớ có giảm so với tuổi.


- Các hoạt động đời sống hàng ngày vẫn bình thường.


- Chức năng nhận thức chung vẫn bình thường.


- Không có sa sút trí tuệ.


Cần lưu ý là người thân đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp phát hiện sớm những dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người bệnh. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, người thân nên nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị.


 


TIẾN TRIỂN CỦA SUY GIẢM TRÍ NHỚ


Suy giảm trí nhớ nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển nặng thành sa sút trí tuệ nhiều năm sau đó. Theo các nghiên cứu ở nước ngoài thì có khoảng 50% trường hợp bị suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức nhẹ và sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ trong 3 năm sau đó.


Sa sút trí tuệ là tình trạng bị suy giảm mức trí tuệ đã đạt được từ trước. Bệnh nhân sa sút trí tuệ sẽ bị suy giảm trí nhớ, khả năng xét đoán, định hướng không gian và thời gian, ngôn ngữ, tư duy trừu tượng. Mức độ sa sút trí tuệ này đủ để gây nên những ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động xã hội, nghề nghiệp và sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.


 


ĐIỀU TRỊ SUY GIẢM TRÍ NHỚ RA SAO?


a. Suy giảm trí nhớ do tuổi là một tiến trình tự nhiên của sự lão hóa nên chưa đến mức phải điều trị bằng thuốc, mà chỉ cần áp dụng tích cực các biện pháp điều trị không dùng thuốc sau đây để làm giảm ảnh hưởng của việc suy giảm trí nhớ trong sinh hoạt thường ngày, đồng thời cũng là cách để giúp rèn luyện hoạt động trí não:


Liệt kê danh sách các công việc cần làm


- Lập thời gian biểu cho công việc hàng ngày.


- Làm theo thời gian biểu đã lập.


- Đề ra những mục quan trọng cần chú ý thực hiện. Ví dụ luôn đặt chìa khóa ở một chỗ nhất định.


- Lặp lại tên của người vừa mới gặp.


- Tạo những thú vui giúp cho bạn luôn bận rộn như chơi cây cảnh, chim, sưu tầm tem...


- Vận động trí óc, giữ những tài liệu lưu trữ thông tin, sự kiện như sổ ghi chép, album ảnh...


b. Khi nào bệnh nhân đã được thầy thuốc chuyên khoa khám và định bệnh là suy giảm trí nhớ bệnh lý (không phải suy giảm trí nhớ do tuổi) thì mới có thể được điều trị bằng thuốc. Cần lưu ý là việc điều trị bằng thuốc luôn luôn phải theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và người bệnh phải đi tái khám định kỳ.


Hiện nay có các loại thuốc điều trị sau:


- Các thuốc điều trị kinh điển:


· Thuốc hỗ trợ thần kinh: Ginkobiloba, Almitrine, Piracetam, Naftidrofuril...


· Estrogen thay thế.


· Thuốc chống oxy hóa: vitamine C, E...


- Nhóm thuốc ức chế men acetylcholine sterase là một tiến bộ trong điều trị, đã được chứng minh bởi nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới như: Donepezil, Rivastigmine, Tacrine. Nhóm galantamine ngoài tác dụng ức chế men acetylcholinesterase còn có thêm tác dụng gia tăng hoạt động của thụ thể nicotinic, hỗ trợ thần kinh, mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị.


 


PHÒNG NGỪA SUY GIẢM TRÍ NHỚ


1. Thường xuyên hoạt động trí não.


2. Tránh uống rượu:


Vì uống rượu quá nhiều sẽ làm tăng triglyceride trong máu và làm tăng nguy cơ nhũn não


3. Tập thể dục:


- Giúp làm giảm huyết áp.


- Hạ thấp tần suất bệnh tim mạch


- Giúp giảm trọng lượng cơ thể.


- Lợi ích khác: giảm fibrinogen huyết tương, giảm hoạt động tiểu cầu, tăng hoạt hóa plasminogen huyết tương và tăng nồng độ HDL-c.


Lưu ý: Tập thể dục quá mức sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương cơ xương và nhồi máu cơ tim cấp, vì vậy nên tập ở mức độ nào là tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người.


4. Chế độ ăn:


Nên ăn nhiều trái cây, chất xơ, rau cải, hạn chế chất béo và chất ngọt. Chất đạm nên ăn vừa đủ theo nhu cầu. Chế độ ăn giảm muối sẽ làm giảm đáng kể huyết áp và do đó làm giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não.


Như vậy, suy giảm trí nhớ là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, có thể do tuổi tác hoặc do bệnh lý. Suy giảm trí nhớ do tuổi là hiện tượng bình thường và thường không cần dùng thuốc điều trị mà chỉ cần áp dụng tích cực các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Đối với những bệnh nhân đã được thầy thuốc chuyên khoa chẩn đoán là suy giảm trí nhớ bệnh lý thì có thể được điều trị bằng thuốc, nhưng phải theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ. Cần lưu ý là người thân đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp phát hiện sớm suy giảm trí nhớ ở người bệnh, vì nếu người bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng mức thì có thể tránh khỏi bị sa sút trí tuệ. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa cũng có tác dụng làm chậm tiến trình lão hóa, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi.


ThS. BS. Phan Hữu Phước


Trưởng khoa Lão BV. Nguyễn Trãi
http://dieuduong.com.vn/default.asp?sub=133&view=2148



 



P.S. Kết luận của "BS dỏm" HaiNV:


- Người KGU ("lô thí nghiệm" là nhóm đồng ca) có trí nhớ trực giác, ngắn hạn, và gần: "tạm xài"!


- Người KGU có trí nhớ xa (dài hạn): "tốt"! (ai cũng nhớ "thời vang bóng của mình" tại KGU).


- KL chung: "Còn xài được"!




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s