KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ năm 03 Tháng năm 2012

Gặp lại nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu sau gần 40 năm




Tác giả: BinhNH

Tôi không dám chắc các bạn học cùng khoá 1971-1977 KGU chúng mình có nhớ cả không, nhưng chúng tôi, nữ Hoá 77 thì có cả 1 ký ức phong phú về câu chuyện gặp Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu và nhạc sỹ Văn Ký cách đây gần 40 năm ở Kishinhov. Cho đến bây giờ chúng tôi vẫn luôn ôn lại với nhau kỷ niệm sâu sắc mấy ngày gặp hai nhạc sỹ thời đó.

Hồi đó là mùa đông thứ hai của khoá 71-77 của chúng tôi ở Kishinhov thì phải. Trời lạnh cóng vì tuyết tuy đã ít rơi, nhưng mặt hè phố Kishinhov đóng băng đễ trơn trượt lăm.  Chẳng vì thế mà hoá 77 ngại đi chơi sau giờ học, thế là ở gần đoạn đường đến Univermag chúng tôi gặp 2 chú có vóc dáng gày gày, mặc 2 chiếc măng tô giống nhau, mà thoạt nhìn là nhận ra ngay là người Việt Nam chúng ta. Bởi lúc bấy giờ ai đi nước ngoài cũng đều do nhà nước cử đi và đều được cấp phát trang phục giống nhau mà.

 

Nữ Hoá 77  thời sinh viên KGU

 

Tuy nhiên chúng tôi chưa thể đoán ra ngay tuổi các chú vì  các chú  đội mũ lông , rôi khăn quàng kín mít . Chỉ biết là các chú là người Việt ta, mà ở xứ chúng mình hồi ấy, ít người  mình sang công tác lắm. Chúng tôi hồi đó 18-19 tuổi, đang mong ngóng tin nước nhà, thư thì gửi cả tháng mới nhận được. Thế là mấy đứa chúng tôi tay bắt mặt mừng , nhất định mời các chú về ký túc xá của chúng tôi để nghỉ ngơi , nói chuyện. Các chú cũng nói ngay : đang mong gặp người Việt mình quá. Nhớ nhà lắm…

Trên đường về ký túc xá, các chú mới tự giới thiệu : Chú nói tiếng Bắc là nhạc sỹ Văn Ký, còn chú nói tiếng Nam là nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu. Chúng tôi reo lên vì ai mà không biết nhạc sỹ của “ Bài ca hy vọng” và của “ Đoàn vệ quốc quân”,“Những ánh sao đêm” kia chứ.

Thấy các chú đi có vẻ rón rén trên đường,chúng tôi hỏi ra mới biết giày các chú đã bị rách,mà trời lạnh thế,thảo nào…

Hôm ấy,9 nữ “ khối keo” của chúng tôi ríu rít giúp các chú nào sửa giày,nào nấu cơm VN mời hai chú.Chúng tôi đã nhận ra  hai chú chừng gần 50 tuổi . Đúng tầm tuổi của bố mẹ khoá chúng tôi. Các chú được hội nhạc sỹ Liên xô ( hồi đó cả liên bang 15 nước ) mời sang trao đổi sáng tác, tham quan …nên được mời đi Matscơva, Leningrat và mấy nước cộng hoà trong đó có Molđôva,xa nhà đã mười mấy ngày mà toàn do Bạn đưa đi nên không gặp người VN,thèm cơm ta lắm… Rồi các chú kể chuyện trong nước, chuyện sáng tác,chuyện đời thường.Cả lũ chúng tôi nghe say sưa,cảm giác như gặp chính người thân của mình. Nhiều chuyện vui,các bạn trong lớp đều nhớ,sẽ bổ xung thêm…

Đợt đi ấy các chú ở Kishinhov mấy ngày,ngày nào chúng tôi cũng đón các chú đến chơi,ăn cơm,nói chuyện… tiếc rằng hồi ấy,chúng tôi chẳng có máy ảnh mà chụp lưu niệm….

Nữ khoá 77 tại du xuân Thiên sơn suối Ngà 7/4/2012

Chuyện thời sinh viên KGU gặp 2 nhạc sỹ của chúng tôi được ôn lại luôn mỗi khi chúng tôi tụ tập, đến nỗi chồng tôi cũng nhớ…

 Hôm  nghỉ 30/4 vừa rồi,chúng tôi vao dự hội bắn pháo hoa quốc tế ở Đà Nẵng vào 29-30/4.Sáng 1/5,trước giờ ra sân bay về Hà nội,chồng tôi bỗng nhìn thấy nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu và lập tức báo cho tôi. Chẳng suy nghĩ gì,tôi vội chạy ra hướng chồng tôi chỉ và nhận ra ngay người nhạc sỹ năm nào …

Tuy tóc đã bạc phơ,người như nhỏ lại, nhưng ông reo lên,nhớ ngay ra chuyện ở Kishinhov ngày ấy.Ông còn giơ cả hai chân lên và đùa với tôi: giầy chú bây giờ tốt lắm rồi,không phải sửa nữa đâu.Năm nay nhạc sỹ Phan Huỳnh điểu đã 88 tuổi, nhưng ông vẫn còn minh mẫn,hóm hỉnh như ngày còn trẻ, là dân gốc Đà nẵng nên ông luôn có mặt ở quê hương vào các dịp thế này,còn hiện ông sống ở TP Hồ chí Minh… Biết chúng tôi vội ra sân bay vì đã sát giờ,ông rút vội card visit ra và ký tên rồi đưa cho tôi, dặn:có ảnh gửi cho chú nhé…Ông còn cho biết  nhạc sỹ Văn Ký vẫn sống ở Hà nội và cũng khoẻ mạnh tuy tuổi cũng đã cao.

Tôi lên máy bay ra Hà nội, trong lòng tự nhiên cảm thấy nhẹ nhàng hơn,thư thái hơn, như thể mình được hưởng 1 ân huệ gì đó ….

 

Hà nội 3/5/2012 ( một ngày nắng nóng)

 

 

Ghi chú

 Xin gửi kèm đây 1 số dữ liệu về Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu

 Là "Ông hoàng phổ thơ Việt Nam", người nhạc sĩ của những ca khúc trữ tình đằm thắm Phan Huỳnh Điểu vừa hoàn thành bản tình ca mới nhất dành tặng Thủ đô nghìn năm tuổi: "Yêu lắm Hà Nội ơi!".

 Phan Huỳnh Điểu còn có nhiều ca khúc về đề tài tình yêu thành công như Tình trong lá thiếp, Những ánh sao đêm, Bóng cây Kơnia, Anh ở đầu sông em cuối sông, Sợi nhớ sợi thương, Ở hai đầu nỗi nhớ, Đêm nay anh ở đâu, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Người ấy bây giờ đang ở đâu, Tình ca Đămbri, Tia nắng... Ông đã phổ nhạc thành công cho rất nhiều bài thơ.

 

 


Người post: BinhNH

Ngày đăng: 03-05-2012 13:01






Xem 31 - 40 của tổng số 64 Comments



05/05/2012 11:53:39

@Anh HaiNV: Ko rõ ý kiến của anh Hải thế nào, còn biểu diễn trước công chúng thì hình như chỉ có hội Táo quân hát biểu diễn đêm 30 tết mà thôi.


FPT chưa bao giờ biểu diễn các bài hát chế trước công chúng. Hoàn toàn chỉ hát nội bộ. Ngay hôm 13/9/2008 nọ, dàn đồng ca Đại học FPT hát bài "Tổ quốc tôi" (hay bài gì đó cùng loại với bài này).


FPT nổi tiếng hát chế thì từ lâu rồi. Chỉ khi có màn múa thiếu vải của 2 chú borat xảy ra, người ta mới lôi việc hát chế ra để xử lý. Mà hát chế bài "Giải phóng quân" chưa phải là "tội" to nhất của dân FPT đâu.



Từ: NguyetTM
05/05/2012 10:43:16

Các chị Hóa 77 thật là may mắn được gặp hai nhạc sĩ nổi tiếng ở ngay trên đất Moldavi. Kỷ niệm đáng nhớ quá. Đọc bài chị BinhK mà em vẫn thấy như sống cùng các chị hồi đó và nghĩ rằng bây giờ gặp các nhạc sĩ đó thì sự nhộn nhịp còn hơn thế  nữa. Quả vậy, ngắm ảnh anh chị cùng Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và Phú Quang thấy một niềm sung sướng tràn trề trên khuôn mặt trẻ trung của anh chị (đã đành) và cả đối với người nhạc sĩ tài hoa. Mấy năm trước em có được xem đêm diễn tác phẩm của Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu ở nhà hát lớn, nay thấy ảnh bác vào tuổi 88 mà không thấy thay đổi gì, nhạc sĩ vẫn rất đẹp với sắc thái trẻ trung. Em yêu thích nhạc của ông và cũng say mê những câu chuyện ông kể bởi người nhạc sĩ rất hóm hỉnh, tình người, thông minh, lãng mạn.


  @Anh Trần Khánh ơi, em cũng thích nhiều tác phẩm của nhạc sĩ Văn Ký, trong đó có Bài ca hy vọng. Em cảm ơn anh đã post lên bài hát do Nữ Nghệ sĩ quá cố Lê Dung trình diễn - ca sĩ nữ mà em hâm mộ.



Từ: BinhNH
05/05/2012 09:50:11

Báo cáo cả nhà,


Tôi vừa gọi điện nói chuyện với Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu. Ông tài thật, nhớ ngay mọi việc chẳng lẫn tý nào. Tôi hỏi thăm sức khoẻ ông và có hỏi lại ông chi tiết về chuyến đi Kishinhov năm xưa là vào tháng mấy, mùa nào? Ông đã trả lời chính xác là vào mùa đông, tháng 11.


Đúng là hội nữ hoá 77 hay tụ tập nhắc lại chuyện xưa nên ai cũng thấy chính mình gặp hai nhạc sỹ, vì câu chuyện đã thuôc lòng, lại trôi qua nhưng 40 năm rồi. Những ký ức đẹp đẽ 1 thời tuổi trẻ mà...


Chú Điểu cũng vừa điện thoại lại cho mình để cháu chú ấy mở WEB KGU cho ông đọc bài này.


@ Ngọc Ơi, em viết rất hay, bọn chị thấy bài hát chế nhiều khi rất đi vào lòng người vì lời ngộ nghĩnh, nhưng chính ra người ta chỉ chế lời vào những giai điệu hay , ai cũng thích mà thôi. Có ai chế lời cho những bài nhạc chán bao giờ



Từ: BinhNH
05/05/2012 09:33:49

Anh Khánh ơi,


cám ơn anh, hay quá. Ngay tối qua chúng em đa nghe và xem 2 ca khúc của Phan Huỳnh Điểu mà anh Post. Bài Đăng Dương hát thì quá được rồi. Còn bài Trang Nhung hát, đến đoạn chú Điểu hát đối, em bật cười to vì nhớ lại hồi chú ở Kishi nhov cũng hát đúng với giọng như vậy . Thật là hay.


Anh ơi , Huyền Đại sứ còn thích bài Đêm nay anh ở đâu nữa. Em cũng rất thích giai điệu bài đó anh ạ



Từ: HaiNV
05/05/2012 08:58:36

Chuyện FPT ca, đêm văn nghệ FPT, phỏng vấn của phóng viên VTC với nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu về FPT, Phó TGĐ ChauHM đến nhà nhạc sỹ để "tạ lỗi"...như thế nào, ngày ấy (2008-2009) quá "đình đám", nên hẳn là nhiều người biết và vẫn còn nhớ (trên mạng còn cả).


Chuyện cũ qua rồi, nay thấy NgocBQ nhắc lại, theo mình âu đó cũng là một bài học và trải nghiệm cuộc sống. Từ khi mới lớn lên, mình và có lẽ nhiều người  đều từng được nghe và tự mình cũng từng hát theo một vài bài hát 'chế". Nhưng theo mình thì hoàn toàn không nên đem biểu diễn trước công chúng, vì dù đa số có "thích" đi chăng nữa thì vẫn có thiểu số nào đó không đồng tình. Ví dụ hôm trước mình đi nghe đêm nhạc Nga, các ca sỹ (NSƯT hẳn hoi) cũng hát bài hát Nga với lời Việt xuyên tạc (mình đã nghe nhiều lần) nhưng không thấy buồn cười. Vì đã gọi là nghệ thuật, thưởng thức bản gốc (origin) là tuyệt vời nhất, điều đó hoàn toàn đúng với các tác phẩm hội họa, âm nhạc, văn thơ...Chưa kể đến vấn đề "vi phạm bản quyền" hay "lịch sự, văn hóa" ở đây.   



05/05/2012 08:00:01


FPT và nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu


Vì chị Bình đã post bài của Châu nên tôi bổ sung thêm ít chi tiết về FPT và nhạc sỹ.


FPT có cty ca, được chế lại (nhạc chế) từ bài “Giải phóng quân” của nhạc sỹ PHĐ. Đã là cty ca thì nó được hát mọi nơi, mọi chỗ ở FPT: lúc chào cờ, lúc thi đấu thể thao, lúc giao lưu tại quán bia với nhiều đối tác khác nhau. Bài hát chế mở đầu là “Đoàn FPT một lần ra đi, dù có gian nguy nhưng lòng không sờn. Ra đi ra đi áo quần không có, ra đi ra đi sạch bách mới thôi. Thằng Tây nó tiến thì mình giật lùi, thằng Tây nó lúi thì mình giật tiền, đầy túi mới thôi….”. Vẫn vui vẻ như thế từ khi nó được chế ra (năm 1990) đến năm 2008 thì có 1 biến cố lớn với bài hát chế này.


Chẳng là tại đêm diễn văn nghệ của FPT chào mừng ngày thành lập cty 20 năm ở TT Hội nghị QG, trong khi dàn đồng ca của Đại học FPT đang say sưa hát thì có 2 chú sinh viên học nghề về kỹ thuật multimedia Arena (dưới cả cao đẳng) trong trang phục rất thiếu vải tự chạy ra múa minh họa theo kiểu borat (tên diễn viên múa người Đức đã sáng tác ra kiểu múa này). Hai bạn này lén tập và ko hề thông báo với BTC, rồi tự xông ra múa. Người FPT cũng ko để ý chỉ cười ầm lên. Nhưng với kỷ nguyên công nghệ và interrnet, ngay hôm sau clip của 2 bạn borat này đã đầy rẫy trên mạng.


Lập tức FPT được đưa lên thớt (người ko ưa FPT đâu có ít). Thậm chí các cơ quan chức năng văn hóa cũng vào cuộc. Người ta nói đến 1 dòng văn hóa đồi trụy được những người đồi trụy (trong đó có NgocBQ tôi) lưu hành, phát triển, phát tán,… Người ta nói đến sách đỏ FPT (tuyển tập có bìa màu đỏ các bài hát chế vẫn được hát trong FPT và trong các cộng đồng khác, tập hợp lại cho nó dễ hát, khỏi quên lời). Mà hát chế, các bạn biết đấy, trong tiết mục Táo quân 20h đêm 30 Tết nào mà họ (các diễn viên như Xuân Bắc hay Tự Long) mà chả hát ông ổng và phát TV toàn thế giới xem, nghe, thưởng thức. Nhưng chúng tôi thì bị kết tội “xuyên tạc bài hát cách mạng”, “xúc phạm các tác giả chân chính” (tất nhiêm ám chỉ nhạc sỹ PHĐ), “xúc phạm hình ảnh chiến sỹ giải phóng quân”,.. và còn nhiều lời kết tội khác nữa. Rằng "bọn này nhảy borat là đương nhiên vì chúng dám hát ra đi ra đi áo quần không có". Họ đâu có hiểu được đó chỉ là minh họa của khái niệm "tay không bắt giặc" vốn cty nào mà chả trải qua trong thời kỳ đầu phát triển. Bình thường nhạc sỹ PHĐ cũng chẳng biết nhạc của ông được FPT chọn làm cty ca đâu, nhưng báo chí la lối to quá, nhạc sỹ cũng lên tiếng (đâu như 1 PV nào đó phỏng vấn trực tiếp) rằng cái bọn FPT “láo”. Các anh chị ko rõ có theo dõi vụ scandal khá nổi tiếng này cuối 2008 ko? FPT đị đập tơi bời, Ngọc tôi phải làm việc với rất nhiều đoàn thanh tra.


FPT đã cử ChâuHM dẫn đầu 1 đoàn tới thăm và tạ lỗi nhạc sỹ PHĐ. Châu đã nằm lên phản và nhận 1 khoèo (1 gậy) của nhạc sỹ. Sau đó câu chuyện như Châu đã viết. Nhạc sỹ đã thông cảm với FPT, thậm chí còn sáng tác 1 bài cho FPT (rất tiếc bài này ko phổ biến được như bài chế kia).


FPT đã tài trợ cho nhạc sỹ tổ chức 1 đêm diễn tác giả tại Nhà hát lớn HN, in CD. Và đặc biệt đã tổ chức 1 buổi giao lưu với cán bộ FPT tại tầng 13 tòa nhà FPT (1 số ACE NguoiKGU có tham gia 1 vài sự kiện của FPT tại đây). Tại buổi giao lưu này lãnh đạo FPT lại xin tạ lỗi với nhạc sỹ. Ông chỉ cười khà khà và bỏ qua nay cái lỗi đó.


Tôi vẫn hay nói với một số người “Tác giả bài hát nghĩ sao, khi mỗi năm có đến gần 50 nghìn lượt người hát bài hát của mình?”. Chẳng là FPT hiện có 13 nghìn cán bộ, trung bình 1 năm 1 người hát 4 lượt cty ca. Chẳng có nhạc sỹ nào được cái vinh dự với số lượt người hát bài hát của mình như vậy.


Thế mà chúng tôi đã từng bị lên thớt.


Thời gian trôi qua, bài hát “Đoàn FPT một lần ra đi…” vẫn được chúng tôi hát thường xuyên. Chẳng thấy bị nhắc nhở gì nữa



Từ: HuyenBT
04/05/2012 23:51:35

Các chị 77 ơi, thích thế, các chị được gặp một người em yêu quý từ những ngày xưa, lại ở chính Moldova xa xôi, bé nhỏ. Em thích người nhạc sĩ này lắm. Một tình cảm đặc biệt thêm nữa, vì chú yêu thơ, từng viết thơ, và vì thế chú chọn ca từ rất hay.Ở vài thời điểm chuến granh và xây dựng CNXH, hầu hết các ca từ là những khẩu hiệu trực tiếp, thì ca từ của chú luôn là những bài thơ trữ tình nhất. Điều đáng nói là tuy chú cũng viết thơ, nhưng chú lại chọn giải pháp chính là phổ nhạc cho thơ. Có lẽ đó là sự lựa chọn thông minh sáng suốt, và là một trong những điều mang đến thành công cho hầu hết các ca khúc của chú. Trên thế giới điều đó là phổ biến, khi các nhạc sĩ tìm chọn những bài thơ hay nhất, gây xúc động nhất cho họ, để phổ nhạc. Sự kết hợp tuyệt vời này đã làm nên các các phẩm tuyệt hảo. Nhưng ở VN lúc đó chưa có "tập quan" đó, thật đáng tiếc! Chú PHĐ đã biết làm cho các tác phẩm của mình hoàn hảo từ giai điệu đến lời ca, những tác phẩm đẹp  nhất của VN.Ở KGU ta, có anh 3Chai có vẻ có xu hướng đó. Em chúc anh thành công!


Tuy vậy, một trong những bài em thích nhất của chú lại là một bài hát chú không phổ nhạc của ai, mà tự viết lời, bài "Đêm nay anh ở đâu".Và mặc dùdis là bài sáng tác để tặng đôi bạn khác, nhưng vẫn nhận thấy rõ ràng tâm hồn và tình cảm của chính tác giả


@. Anh ChâuHM, em biết anh quá yêu mến chú PHĐ mà đã "sáng tác lại", chính xác hơn là "phổ lời lại" một bài hát của chú, bài "Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi" bằng tiếng Anh. Anh có thể chép lại để người kgu hát nhạc Phan Huỳnh Điểu, lời Hoàng Minh Châu? Em cảm ơn anh trước nhé.



Từ: BinhTH
04/05/2012 23:20:34

Mình thì chắc chắn ko phải là người đưa 2 chú ấy về KTX , nhưng mình nhớ chính là Thảo DP đã mang về giao cho mấy đứa mình , theo mình nhớ thì Thảo giao cho 2 Bình + Thanh + Hoa nấu cơm đãi 2 chú .


Một chi tiết nữa là hình như lúc đó ko phải là mùa đông , mà là đã sang mùa hè , đang bận học thi , Hoá 77 đang học năm thứ nhất , Thảo DP đang học năm thứ hai .


Tốt nhất để kiểm tra lại trí nhớ tồi tệ này mình giao cho cậu Kều gọi điện cho chú PHD và hỏi xem chú có nhớ là vào tháng nào thì chú gặp chúng mình ko .



Từ: BinhNH
04/05/2012 22:32:18

 Tình cờ tôi tìm thấy bài viết của Hoàng Minh Châu KGU TP Hồ Chí Minh về chuyến thăm nhà nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu. Xin trích lại dưới đây để ACE biết Châu đã hát bài của chú Điểu.


 


Gặp gỡ với nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

Chủ nhật, ngày 28-9-2008, chúng tôi có vinh dự được đến thăm nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tại nhà riêng. Cùng đi có chị Trương Thanh Thanh, anh Nguyễn Thành Nam, chị Mai Thu Huyền, ca sĩ Quang Lý và tôi


 


 



.


 





Ông Châu (bên phải) trong lễ ký kết thỏa thuận cung cấp bản quyền truyền hình World Cup 2006 giữa FPT và VTV. Ảnh Internet


Chú nói, bài Giải phóng quân đã ra đời khi chú mới 21 tuổi, rõ ràng là một sự liều lĩnh, bạo phổi, khi chưa một ngày cắp sách vào nhạc viện mà đã dám sáng tác, kêu gọi mọi người “Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi. Ra đi, ra đi thà chết chớ lui”. Năm 1984, Bộ quốc phòng có mời chú ra dự lễ kỷ niệm 40 năm thành lập quân đội, chú rất sung sướng và xúc động khi có vị tướng đến bắt tay và chỉ vào quân hàm đeo trên vai, rồi nói: “Ngày xưa, nhờ bài Giải phóng quân thúc giục mà tôi xung phong nhập ngũ, bây giờ mới được như thế này đây. Xin cảm ơn Nhạc sĩ”. Chú còn kể, trong một lần đi theo các nhà ngoại cảm tìm mộ của các đồng đội đã hi sinh, chú đã “sởn da gà” khi nghe vong linh của những chiến sĩ đã khuất, nhập vào một cháu bé 10 tuổi và hát vang bài Giải phóng quân. Có thể nói, trong hơn nửa thế kỷ qua, bài Giải phóng quân là một trong những bài hát chính thức của quân đội. Cùng với Tiến Quân Ca (được chọn làm Quốc ca), Cùng nhau đi Hồng binh, Diệt phát xít, Du kích Bắc Sơn, Tiến bước dưới Quân kỳ đã làm nên căn bản của thể loại hành khúc cách mạng và kháng chiến của Việt Nam.

Và đối với chúng ta, giai điệu của bài hát này đã đi sâu vào trái tim và khối óc các thế hệ FPT trong suốt hai mươi năm qua. Tôi có một niềm tin sâu sắc rằng, trong thành công của FPT hôm nay, có sự đóng góp quan trọng của âm hưởng bài hát này. Bằng cả trái tim mình, chúng ta xin trân trọng cảm ơn nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã sáng tác một giai điệu bất tử cho non sông đất nước và cho người FPT.

Chú nói, chú yêu nhất mùa thu và có lẽ mùa thu đẹp nhất là mùa thu Hà Nội. Câu thơ mà chú thích nhất là câu “Mùa thu vào hoa cúc” trong bài “Thơ tình cuối mùa thu” của nhà thơ Xuân Quỳnh do chú phổ nhạc. Chú nói chữ “vào” thật đắt giá. Thuyền và Biển cũng là một sáng tác để đời của nhạc sĩ. Chỉ tiếc một điều, cho đến nay, vẫn chưa có một nữ ca sĩ nào hát bài này biểu hiện được hết tâm tư, tình cảm day dứt như sự mong ước của Xuân Quỳnh lúc sinh thời… Hiện nay, cũng chỉ có nam ca sĩ hay hát, mà khi hát, họ phải chuyển “Nếu phải cách xa anh…” thành “Nếu phải cách xa em…” cho phù hợp. Thế thì cơn bão tố kia trong lòng một chàng trai đâu còn gì ghê gớm hãi hùng bằng bão tố trong lòng một cô gái. Trong cuốn sách “Phan Huỳnh Điểu – Thuyền và Biển” có đoạn viết:


 


Trước khi nhà thơ Xuân Quỳnh mất ít lâu, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu có dịp gặp chị và được biết chị rất xúc động khi nghe ca khúc Thuyền và Biển. Chị chỉ mong muốn giữ nguyên văn câu thơ: “Nếu phải cách xa anh, em chỉ còn bão tố”! Mong các ca sĩ, nhất là nam ca sĩ, đừng đổi lại là “Nếu phải cách xa em, anh chỉ còn bão tố”! Chị không muốn xóa đi kỷ niệm buồn đau của mình trong cuộc tình đã qua và theo chị chắc gì nam giới đã có được tình yêu đằm thắm, đắm say và có lúc bão tố như người phụ nữ”.

Chú mang rượu nho Đà Lạt ra chiêu đãi chúng tôi. Rượu của chú có hương xí muội, uống rất thơm. Chú giới thiệu những sáng tác mới của chú, trong đó tôi thích nhất là bài hát về những cô gái Ngã ba Đồng Lộc, được giải nhất năm 2007. Anh Phan Hồng Hà bê ra bộ đàn organ. Ca sĩ Quang Lý bắt đầu hát chính, còn chúng tôi thì hát dựa theo. Bài Những ánh sao đêm vốn rất cao và rất khó, vậy mà khi hát theo ca sĩ Quang Lý, tôi thấy hoàn toàn ổn. Không có chị Măng Thị Hội, nhưng tôi và Thành Nam vẫn mạnh dạn hát Bóng cây Kơnia,…

Trước khi ra về, chú còn tặng chúng tôi đĩa hát của chú và cuốn sách “Phan Huỳnh Điểu – Thuyền và Biển”. Chia tay cô chú trong bịn rịn và thật vui là chú cho phép chúng tôi, khi nào rỗi có thể đến thăm cô chú. Tôi thầm mong, chú cứ mãi mãi khỏe mạnh như thế này để con cháu có thể đến chơi, được nghe chú kể chuyện và để chú còn sáng tác nhiều giai điệu hay cho quê hương đất nước.



Từ: KhanhT
04/05/2012 22:03:49


Trang Nhung -> Thuyền và biển, nhạc Phan Huỳnh Điểu, thơ Xuân Quỳnh:



Anh post clip này để Binh K, ThảoDP và MK được hình dung nhớ lại chú Điểu hat thế nào, ông hát đối trong này đấy.










Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s