KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Chủ nhật 06 Tháng năm 2012

Cúc vệ đường mỏng xuyến, tinh khôi!




Tác giả: NghiPH

                                                                                NghiPH

Tháng Tư vừa rồi tôi có dịp đi đến nhiều vùng đất nước. Trong muôn sắc hoa đã gặp, tôi ấn tượng nhất với Cúc Vệ Đường. Khi chưa biết tên người ta thường gọi loài hoa này như thế. “Cúc Vệ Đường” có một cái tên đáng yêu, là lạ- Hoa Xuyến Chi. 

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Xuyến Chi là một loài cây hoa thuộc họ Cúc. Xuyến Chi tươi tốt ở những nơi không gian thoáng, nhiều nắng gió. Cây cao chừng nửa mét mọc theo khóm. Hoa quanh năm nhưng chủ yếu nở rộ vào cuối xuân.

Hoa năm hoặc sáu cánh màu trắng bao quanh nhụy vàng. Đầu nhụy là các múi gai có hạt, dễ dàng phân tán theo gió hoặc bám vào bất cứ vật nào di chuyển qua, nhờ đó mà hạt Xuyến Chi có thể đến được nơi đất mới, sinh sôi nảy nở.

Hoa Xuyến Chi bé nhỏ, mong manh, tinh khôi. Xuyến Chi thật hồn nhiên, hoang sơ. Xuyến Chi có mặt ở khắp nơi: men theo bờ đê, bờ kênh ngòi, bên ghềnh đá, trên bãi cát, gò đất hoang, bên đường tầu, ven những con đường khắp đất nước.

Xuyến Chi- sắc hoa của hương đồng, gió nội. Tháng Tư về, Xuyến Chi nở rộ. Đi trên những con đường quê đầy hoa Xuyến Chi ta cảm thấy quê hương ta, đất nước ta yên bình, tươi đẹp. Cuộc sống thật bình dị, đáng yêu!

Tôi nhớ về tuổi thơ. Tôi nhớ lắm cái cảnh các bạn gái của tôi chơi trò “đám cưới ” với Vòng Hoa Xuyến Chi đội trên mái đầu cháy nắng.

Xuyến Chi ven ao:

 


Người post: NghiPH

Ngày đăng: 06-05-2012 13:01






Xem 1 - 10 của tổng số 25 Comments


Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: NghiPH
24/05/2012 22:18:09

Ở đâu có ong bướm là ở đó có hoa thơm, quả ngọt. Ong bướm mang lại mùa vui. Nếu không có ông bướm nữa trái đất này đâu mãi mãi mầu xanh.  



Từ: KhanhT
24/05/2012 21:24:48

Đọc còm của Nghị lại nhớ “xưa yêu quê hương vì có ong, có bướm…” lại là một tình yêu “mở rộng”, không chỉ có anh yêu em, hay em yêu anh…, bởi thế bọn tớ tự gọi mình là dân Ong Bướm cũng hay đấy  nhỉ, đừng ai nghĩ là dân sâu bọ nhá.


Em Huyền ơi, em tài thật, tự zưng zải hoa để 2 anh “lạc vào cánh đồng hoa cúc, rồi mê mải, không tìm được lối ra, rồi nằm lại đó, ngửa cổ lên trời, mà vu vơ…” để rồi ước: “chạy về cánh đồng thuở nhỏ/


Ngã vào hoa!”



Từ: NghiPH
24/05/2012 13:28:46

Mộc mạc đơn sơ nhưng quyến rũ vô cùng. Ong bướm bay về bên Xuyến Chi.


Cành hoa Xuyến Chi rung rinh đón bạn. Có ong có bướm Xuyến Chi duyên dáng hơn!


Đậu trên những bông hoa nhỏ ong bướm càng đẹp, càng xinh!


 






Từ: NghiPH
24/05/2012 06:13:05

Huyền ơi! Trong những bài thơ vịnh em viết rất nhanh ấy có những tứ thú vị:


 


Những cánh hoa mỏng mảnh, trắng trong


Cõng trên mình một lời nguyền truyền kiếp:


Khổ đau hay Hạnh phúc?


Nụ cười vỡ òa trong nước mắt


-Những vệt nắng trong mưa!



Có cô bé  lang thang bên biển vắng


Nhặt lên tay con ốc nhỏ cô đơn


Áp vào tai: bất ngờ thấy Đại dương


Ngời ngời hoa Cúc trắng


 


Tìm một khoảng lặng


Để cất giấu ước mơ?


 


Hãy chạy về cánh đồng thuở nhỏ


Ngã vào hoa!


 


Tình yêu không tự hiện ra


Hạnh phúc không tự đến


Em đã đi một mình trên đồng rộng


Nhặt nhạnh, chắt chiu.


Em quỳ xuống nâng niu


Chiếc giỏ.



Còn bác Khánh thấy thế nào?



Từ: NghiPH
12/05/2012 12:09:11

Cám ơn em Lý về những vần thơ tặng anh chị. Anh rất thích tứ thơ:


Nhớ những chiều rảo chân bước vội,


trong mắt nhìn, bình dị những khóm hoa


và bình yên, em dào dạt lòng ta,


mảng trời quê, dịu dàng vờn trước gió!



Từ: LyTM
12/05/2012 10:47:06

Chị Thanh, mấy bông cúc trong ảnh có đầy cỏ dại ở phía dưới chị post lên có bông màu vàng, lá dày xanh thắm với cỏ may trước kia mọc đầy bờ sông ngõ nhà em. Nay chả hiểu chúng bay đi đâu hết, không còn cúc vàng, không còn bông may nhưng lại mọc đầy xuyến chi. Nghe tên có vẻ hay nhỉ. Nhất là nó có chữ xuyến- xao xuyến. Xin tặng anh Tổng và chị Hạnh mấy câu nôm nhé:


Em hoang sơ mọc cạnh vệ đường,


để nhụy vàng ngan ngát nhớ thương,


và cánh trắng một màu tinh khiết,


Vui với gió nào ai có biết,


Một ngõ quê, tha thiết mảnh hồn quê,


để ai xa trong nỗi nhớ vọng về,


xao xuyến nhớ hương xuyến chi đồng nội!


Nhớ những chiều rảo chân bước vội,


trong mắt nhìn, bình dị những khóm hoa


và bình yên, em dào dạt lòng ta,


mảng trời quê, dịu dàng vờn trước gió!



Từ: NghiPH
10/05/2012 23:18:55

Cái lời giải thích của bác Trần Khánh:  Ở ta hoa cúc dại ít cánh hơn có lẽ vì trời nóng nên "đếm yêu" nhanh hơn ấy mà, có lý lắm!



Từ: KhanhT
10/05/2012 20:40:51


Hôm qua mở webKGU thấy Nghị gt  về Ромaшка ở Moldova do em Huyền post lên Góc ảnh, vào luôn đua còm với Tổng Nghị thích quá, giải nóng sau một ngày lượn với bạn bè đồng hương.


Nghị à, Xuyên Chi và romashka chắc đều là cúc cả, ở ta nó ít cánh hơn có lẽ vì trời nóng nên "đếm yêu" nhanh hơn ấy mà. Cái này ông nào xã hội học mới giải thích được chăng!?


Và Nghị đã viết: “Cúc vệ đường mỏng xuyến, tinh khôi, …” Hoa Xuyến Chi bé nhỏ, mong manh,” nghĩa là chi (cành)/cánh (hoa)  mỏng (xuyến) hay là cánh mỏng! Ngôn ngữ phát triển, ngày càng phong phú là nhờ những phát kiến tài tình của các nhà văn hóa thế đấy.



Từ: ThanhLK
10/05/2012 15:17:59

Thu ơi, đọc thơ của em bao giờ cũng có một nỗi buồn “khắc khoải”. Chị chép tặng em 2 khổ thơ của Xuân Quỳnh về Hoa cúc nhé:


 Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế
Chỉ em là đã khác với em xưa
Nắng nhạt vàng, ngày đã quá trưa
Nào đâu những biển chờ nơi cuối đất.


***


Bao tháng ngày đi về trên mái tóc
Chỉ em là đã khác với em thôi!
Nhưng màu hoa đâu dễ quên nguôi
Thành phố ngợp ngày nào chiều gió dậy
Gương mặt ấy lời yêu thuở ấy
Màu hoa vàng vẫy cháy trong em



Từ: NghiPH
10/05/2012 13:12:07

Thưa ace,


Đây cũng là một giống của poма́шка:  Рома́шка паху́чая, или Ромашка безъязычкоk 4;ая





Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s