Cây rau sam
Tác giả: NghiPH
NghiPH
Trong mấy lần về quê gần đây tôi chăm chú đi tìm rau sam- một loài rau dại mọc nhiều ở các vùng quê. Rất tiếc tôi không bắt gặp nó nữa. Tôi buồn. Một người bạn của thời thơ ấu đã đi đâu không biết.
Ở quê tôi trước đây, rau sam là một loại rau dại mọc quanh năm ở những nơi ẩm mát như vườn nhà, bờ ruộng, bờ kênh mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu trồng khoai lang, trồng lạc. Ở góc sân trường cũng có rau sam.
Rau sam có thân gồm nhiều cành bò lan trên mặt đất. Các cành tròn, nhẵn. Thân cây rau sam có màu đỏ nhạt. Lá hình bầu dục, phần đáy lá hơi nhọn, không cuống, phiến lá dày, mặt láng. Tôi rất thích sờ vào mặt láng bóng của lá rau sam.
Hoa rau sam có mầu vàng. Cũng có loại rau sam có hoa màu hồng. Những bông hoa với năm cánh hoa nhỏ bé, xinh xắn, nhụy vàng tươi rất cuốn hút tôi và các chú ong. Rau sam thường ra hoa vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 11. Hoa nở vào lúc trời nắng. Quả rau sam tròn tròn, hình trái trứng. Khi già quả rau sam có nhiều hạt nhỏ, đen nhánh.
Dân quê tôi không trồng rau sam nhưng rất chụi khó hái rau sam mọc ở khắp nơi về nhà dùng. Thầy tôi rất thích ăn sống rau sam. Thầy bảo ăn rau sam sống vừa mát vừa bổ. Mẹ và chị em tôi thích ăn rau sam luộc. Khi luộc loại rau này không nên luộc quá kỹ. Rau sam luộc hơi rơn rớt, ăn hơi chua chua, ngòn ngọt.
Dùng rau sam nấu với canh cua ăn rất ngon. Nhà tôi khi nấu canh cua thường bỏ nhiều loại rau. Mỗi thứ một nắm. Nào là rau đay, rau dền, nào là rau rút, rau sam. Rồi cả mướp nữa. Có mướp hương thì thật tuyệt vời!
Tôi đang mong ước được ăn một bát canh cua có rau sam hoặc một gắp rau sam luộc.
Không biết trong vườn nhà ai của Hội NgườiKGU có trồng rau sam?
*
* *
Nhân đây, tôi có sưu tầm một số tư liệu về tác dụng chữa bệnh của rau sam. Xin giới thiệu để anh chị em tham khảo.
Rau Sam có nhiều dinh dưỡng. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ: Rau Sam có 1,4% protit, 3% gluxit, 1,3% tro, 85mg% canxi, 56mg% P, 1,5mg% Fe, 26mg% Vitamin C, 0,32mg% caroten, 0,03mg% Vitamin B1, 0,11mg% Vitamin B2 và 0,7mg% Vitamin PP. Nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy: Trong rau Sam tươi có 1% muối kali, trong rau khô có 10%. Ăn rau sam tốt cho sức khỏe.
Những người dân ở đảo Crêt (Hy Lạp) thường dùng rau Sam ăn sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy dân ở vùng này ít bị bệnh tim mạch.
Các nhà dược học phát hiện trong rau Sam có nhiều axit béo đa dạng không no Omega 3 nhất là axit alpha-linolenic. Các axit béo Omega 3 cải thiện trạng thái lỏng các màng tế bào - yếu tố chủ yếu của sức sống trong cơ thể. Vai trò của các axit béo Omega 3 trong bảo vệ tim mạch đã được chứng minh rộng rãi, ngoài ra nó còn có nhiều tác dụng khác như: ngăn ngừa hay điều trị bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn hệ thống thần kinh, các bệnh chức năng… Trong lá rau Sam có nhiều chất chống oxy hoá. Các chất này tăng cường tác dụng bảo vệ các axit béo Omega 3 ở tế bào bằng cách tách các gốc tự do. Các nhà Dược học Pháp đã nghiền cả cây rau Sam khô trong môi trường khí trơ lạnh, bột nghiền được đóng thành viên nhộng, mỗi viên có 400mg bột nghiền để phòng trị bệnh cao huyết áp. Cách dùng: uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên, 2 tháng nhắc lại.
Theo Đông y, rau Sam vị chua, tính hàn (lạnh), không có độc, vào 3 kinh: tâm, can và tì, trị lỵ ra máu, tiểu tiện đục, khó khăn, trừ giun sán, dùng ngoài trị ác thương. Người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng.
Các lương y có nhiều bài thuốc dùng rau Sam chữa bệnh:
- Chữa trẻ đi lỵ, đau bụng mót rặn: Rau Sam giã vắt lấy nước cốt, đun sôi, chế thêm một thìa đường cho uống.
- Đại tiện ra máu tươi: Lá rau Sam 300g; Lá Đậu ván 200g. Giã nát, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.
- Giun kim: Rau Sam 1 nắm lớn. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát, uống lúc đói. Có thể thêm ít muối, giấm thì tốt hơn hoặc ăn canh rau sam nhiều ngày.
- Lỵ ra máu mủ: Rau Sam 100g, Cỏ sữa 100g. Dùng nước sắc uống. Nếu đại tiện ra máu nhiều thì thêm: Rau Má 24g, Cỏ nhọ nồi 20g. Dùng 4 – 5 ngày.
- Sán xơ mít nhỏ: Rau Sam 1 nắm, nấu lấy 1 bát nước, hoà thêm giấm uống lúc đói, ăn cả xác.
- Sản hậu đi lỵ ra máu, bụng đau, tiểu tiện bí: Rau Sam rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt, thêm mật uống.
- Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh rốn, nóng như lửa đốt (sốt phát ban): Rau Sam rửa sạch,giã sống, vắt nước cốt cho uống, bã thì xoa đắp.
- Lậu đái buốt: Rau Sam rửa sạch, vắt lấy nước uống.
- Tích tụ trong bụng: Rau Sam 1 nắm to, cho vào 1 nhúm muối và 1 bát nước giấm, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt uống. Uống nhiều lần thì tiêu.
- Đái ra máu: Rau Sam nấu canh ăn liên tục 3 – 7 ngày là khỏi.
- Mụn nhọt: Rau Sam tươi, giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra.
- Trẻ em chốc đầu: Giã nát rau Sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt ra than, hoà với mỡ lợn, bôi.
- Xích bạch đới: Giã nát rau Sam, vắt lấy nước hoà với lòng trắng trứng gà, hấp chín, ăn trong vài ngày. Mỗi ngày dùng 100g rau Sam tươi.
Lưu ý:
Vì rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai.
Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau Sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ.
Ngoài ra, do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận.
Người post: NghiPH
Ngày đăng: 26-05-2012 20:08
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |