KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ bảy 16 Tháng sáu. 2012

Cây Di sản Việt Nam




Tác giả: TuanDK

Các bạn KGU thân mến!

          Ngày 28/5/2012 vừa qua, hai cây táu quý trước cửa Thiên Cổ Miếu và cây da bò bên mộ Thành Hoàng thôn Hương Lan (tức 3 người con của thầy Vũ Thê Lang) đã được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp bằng công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Lễ trao bằng đã được tổ chức trọng thể trước cửa Thiên Cổ Miếu.

          Dưới đây là một số hình ảnh về buổi lễ long trọng này do cháu Hồng Lam chụp:

 

Văn nghệ chào mừng lễ công bố quyết định và gắn biển cây di sản

 

Cây táu được trang hoàng trong ngày đại lễ

 

 

 

Đại diện lãnh đạo xã Trưng Vương nhận quyết định của Hoi bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhân hai cây táu và cây da bò là cây di sản

 

Cắt băng khánh thành gắn biển 2 cây táu là cây di sản

Cắt băng khánh thành gắn biển cây da bò là cây di sản

        Cây Táu Đền Thiên Cổ Miếu:

          Hai Cây táu được trồng hai bên đền Thiên Cổ, một cây có hoa màu trắng còn được gọi là cây Táu bạc, một cây có hoa màu vàng được gọi là cây Táu vàng gắn với di tích lịch sử của ngôi miếu Thiên Cổ nơi thờ hai vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang người có công dạy học con gái vua Hùng Vương thứ 18 (Ngọc Hoa công chúa), theo tương truyền hai Cây táu quý được trồng từ thời đó và tồn tại tới bây giờ, cây có dáng vẻ kỳ vĩ, cổ kính và gắn với di tích văn hoá, tâm linh.

 

2 cây Táu trước đền Thiên Cổ


Cây Táu hoa vàng và hoa của cây

 

Theo ngọc phả để lại, cây Táu hoa vàng này được tròng cùng với cây Táu hoa trắng, nhưng khoảng trên 300 năm trước cây bị gãy và cây hiện nay là cây chồi của cây táu cũ

 

Cây Táu hoa trắng.Tuy nhiên Cây Táu hoa trắng bắt đầu có dấu hiệu già cỗi và mục ruỗng, nhiều cành đã bị khô phải cắt bỏ

          Cây Da bò cạnh ngôi mộ cổ

           Cây Da bò gằn liền với sự tích ngôi mộ cổ chôn cất ba anh em trai con của nhà giáo Vũ Thê Lang, đồng thời cũng là ba “Đô sỹ” tài giỏi của vua Hùng thứ 18, vì tận trung với nhà Hùng nên cùng nhau tuẫn tiết. Sau này An Dương Vương cảm phục sắc phong cho làm thành hoàng xã, dân địa phương vẫn thờ cúng rất tâm linh hàng ngàn năm nay. Hàng năm, vào mùa xuân vỏ cây tự bong như lột da, để lộ một lớp lông mầu hung đỏ mịn, trông hệt như da bò nên được người dân địa phương gọi là cây Da bò. 

 

Cây được trồng sau khu mộ cổ Thành hoàng làng xã Trưng Vương, hiện cây vẫn xanh tốt

 

 

 

Khi lột da, da non trong giống như da bò

 

 

Gốc cây xù xì, cổ kính
                                                               Việt trì, Tháng 6/2012


Người post: TuanDK

Ngày đăng: 16-06-2012 23:11






Xem 1 - 10 của tổng số 16 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: ChiNB
12/07/2012 09:03:56

Tình cờ tôi được đọc trên trang Web của Vacne (Hội BVTN và MTVN) viết về bài này của chúng ta, gửi mọi người cùng đọc (và theo đường link :


( http://www.vacne.org.vn/default.aspx?newsid=9070)


 



Vinh danh Cây Di sản Việt Nam: Lễ hội vang dội cả trời Tây


(Cập nhật ngày: 26/06/2012 08:43:00)


Thật bất ngờ, khi nhận được những thông tin và hàng loạt bài viết trên trang Web http://studentkgu.vn của hội cựu sinh viên Ki si nhốp về lễ Vinh danh Cây Di sản Việt Nam do Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) vừa tổ chức tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.


 Đáng quan tâm là: trên trang Web này không chỉ giới thiệu về Lễ vinh danh cây Da bò và hai cây Táu nghìn tuổi ở xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, được công nhận là Cây Di sản Việt Nam, mà còn đăng tải nhiều bài viết khác liên quan đến sự kiện này. Cùng với những lời chia sẻ động viên cán bộ nhân viên Hội BVTN&MT Việt Nam như “đã làm những công việc có ý nghĩa cho đời”, một số bài viết còn chia sẻ những thông tin về lịch sử văn hóa và đưa ra những giả thuyết khá sâu sắc, mới mẻ.


Tác giả TuanDK còn sưu tầm tư liệu và sáng tác ra “Truyện thơ về Thiên cổ miếu”. Những bài viết đăng liên tục nhiều kỳ trên trang Web này, với câu mở đầu:


 “Ai qua thành phố Việt Trì


Ghé thăm dấu tích kinh kỳ Văn Lang


       Một ngôi miếu trụ bên đàng


Hai cây táu lớn cành buông loà xoà


       Cùng loài nhưng khác màu hoa


Cây khoe cánh bạc, cây pha sắc vàng


       Lên sân theo mấy bậc thang


Bước vào cửa miếu, ngỡ ngàng ngước trông


       Trên cao: tượng một cụ ông


Chòm râu bạc trắng như bông thật hiền


       Tượng cụ bà toạ kế bên


Tươi vui nét mặt, lãng quên tuổi già


       Thấp hơn: hai tượng tố nga


Cùng hai thị nữ mặt hoa đứng hầu


       Hoành phi đại tự trên đầu


Chữ “THIÊN CỔ MIẾU”(1) sắc mầu vẹn nguyên…”


 Bạn ThanhLK  từ  Juelich (Đức) chia sẻ: Tôi đã tò mò đọc thông tin về Thiên Cổ Miếu và vô cùng cảm phục anh Tuấn vì: chỉ với nội dung ngắn gọn của tấm Ngọc Phả mà anh Tuấn đã “sáng tạo” ra một truyện thơ ngàn câu, với những mô tả chi tiết về sự kiện, cảnh vật, con người và tình cảnh...hay như vậy. Đúng là một khả năng thiên phú.


            Tôi tâm đắc một điều là: những bằng chứng trong Ngọc Phả mà người địa phương còn lưu giữ được đã cho thấy Thiên Cổ miếu là nơi thờ tự một người thầy giáo. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu (có thể chuyên và không chuyên) đang đặt ra nhiều câu hỏi về chữ Việt cổ, về thời Hùng Vương đã có nghề dạy học, thời vua Hùng dạy học bằng chữ gì?...


            Nước ta có nhiều đền thờ cổ, nhưng có lẽ trong các đền thờ thầy giáo (thờ sự học) thì theo các nhà nghiên cứu đến thời điểm này Thiên Cổ Miếu có thể là ngôi đền thờ thầy cổ nhất Việt Nam.Và quan trọng hơn nữa, tôi nhất trí với một tác giả đã viết: Thiên Cổ Miếu chính là một biểu tượng cho lòng tôn kính đối với những người có công trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà, cần phải trân trọng và bảo vệ”.. 


Bích Thủy (VACNE)



Từ: VinhDT
26/06/2012 20:16:33


Mỗi cây Di sản là cả một pho lịch sử gắn với nó rồi. Tôi chợt nghĩ giá mà có một tuyển tập các câu chuyện về các cây Di sản ở VN thì chắc chúng ta và con cháu sẽ rất thích học lịch sử. Anh Tuấn chị Lý cho Hội mình nhiều điều bất ngờ quá, cám ơn anh chị.




Từ: TuyetHA
22/06/2012 14:15:39

Rất cám ơn anh Tuấn và cháu Hồng Lam đã cho những thông tin quý báu về Thiên Cỏ Miếu và Cây Di sản VN. Qua ảnh minh họa trong bài tôi đã nhận ra 2 người quen. Anh Nguyễn Ngọc Sinh, người đã cùng tôi đi công tác tại LB Nga năm 2002, một chuyến đi rất thú vị, nhiều kỷ niệm khó quên. GS. Đặng Huy Huỳnh, người có nhiều gắn bó tâm huyết với Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga trong lĩnh vực Sinh thái Nhiệt đới.



Từ: ThucPT
22/06/2012 10:34:49


Em rất vui vì ba Cụ Cây đã được cấp bằng công nhận là Cây Di Sản VN.


Lịch sử của ba Cụ Cây này anh chị Tuấn Lý đã kể cho em nghe khi về thăm anh chị vào đầu tháng 5 vừa rồi. Việc bảo tồn nhữg giá trị quý báu này cũng có phần đóng góp không nhỏ của gia đình anh Tuấn và của một cụ trong làng đã dám đứng ra bảo vệ không cho người thi hành chặt đốn cây vứt đi.


Có những con người như anh thì những di sản của quê hươg đất nước mình sẽ không bị mất đi.


Cảm ơn những thông tin của anh và cháu Hồng Lam.



Từ: BinhLT78
21/06/2012 11:49:41

@anh Hải: Cảm ơn anh Nông Hải đã quan tâm đến em. Đúng là em có tham gia hoạt động của Hội đồng cây di sản Việt Nam. Hôm trao giấy chứng nhận cây di sản ở Việt Trì, em có tham dự nhưng lại không chụp ảnh.


Đúng là giáo sư Đặng Huy Huỳnh là Chủ tịch Hội đồng cây Di sản Việt nam. Hội đồng thường họp xét duyệt khoảng 01 tháng 01 lần và số hồ sơ đang ngày càng nhiều.


@Về Cây Di sản Việt nam: Đây là một hoạt động xã hội hóa Bảo vệ Môi trường do Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN (mà c anh Nguyễn Ngọc Sinh là chủ tịch) khởi xướng  gần 2 năm nay và đang được hưởng ứng ở rất nhiều địa phương. Ngay tại Hà Nội cũng đã có nhiều cây đã và đang làm thủ tục công nhận. Những cây di sản đầu tiên được công nhận chính là 9 cây muỗm trên đền Voi phục, nằm trên phố Quan thánh cổ kính, quận Ba Đình, Hà nội.Tất cả là do sự nhiệt tình của cộng đồng dân cư và chính quyền sở tại. Hiện nay danh sách cây di sản đã lên tới gần 200 cây, với rât nhiều loài cây khác nhau khác nhau, trải rộng khắp cả nước. Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN (gọi tắt tên tiếng anh là VACNE) đang chuẩn bị viết và in sách Cây di sản Việt Nam để tổng kết một giai đoạn. Tất cả các hoạt động này đều không có kinh phí và chỉ trông và sự hảo tâm cũng như nhiệt tình của các địa phương có cây di sản. Nhưng mọi người đều cảm thấy rất vui vì làm một việc có ý nghĩa . Tiêu chí đầu tiên của cây di sản phải là cây trên 100 tuổi, vì vậy mọi người thường đùa gọi là các "cụ cây". Hầu như cây nào cũng gắn với di tích lịch sử, truyền thống giữ nước giữ làng, che chở nhân dân và chiến sĩ và chứa nhiều tích "linh thiêng"... rất đáng trân trọng.


Hồ sơ đăng ký Cây Di sản khá đơn giản, và ai cũng có thể đăng ký được từ tập thể đến cá nhân . Hôm trước ở Thanh hóa, một đại gia chủ trang trại cũng đăng ký cây di sản cho một cây sung lâu đời trong mảnh đất của gia đình họ, miễn là đạt tiêu chí và cây sẽ được bảo vệ gìn giữ lâu dài.


Các anh chị và các bạn có thể tham khảo rất nhiều thông tin về Cây Di sản trên trang WEB sau www.vacne.org.vn



Từ: CucNT
20/06/2012 15:57:00

Cảm ơn anh Tuấn đã có thông tin quý giá cho Hội Kgu. Em mới vô trang web và càng ngày càng thấy những gì em thu hoạch được từ đây là tuyệt vời. Những kiến thức về Thiên cổ miếu chỉ có ở đây em mới biết được nhiều thế. Em hy vọng sẽ có ngày đến Việt Trì, sẽ thăm Thiên cổ miếu và sẽ cầm tay anh chị Tuấn-Lý mà nói lời cảm ơn chân thành sâu sắc.



Từ: ManhNX
20/06/2012 15:19:07

Thật cảm động!


Tình cảm của vợ chồng anh Tuấn & Lý với quê hương và những điều gặt hái được thật là tuyệt vời.


Mạnh OB76



Từ: ThanhLK
19/06/2012 22:56:51

Đúng là chị Chi nói em mới nhớ, chị Đỡn vợ anh Sinh cũng là trò của cô Larisa. Em quen chị Đỡn nhiều năm (cùng UBKHNN) mà không biết là chị lại là trò của cô Larisa. Dưới đây là ảnh chị Đỡn chụp với cô tối 10/4/2012.




Từ: ChiNB
19/06/2012 21:17:42

Cám ơn Tuấn đã có thông tin quý báu cho Hội KGU, lần đầu tiên tôi cũng mới biết đến cây da bò. Trong các còm, mọi người nói nhiều về anh Nguyễn Ngọc Sinh - Chủ tịch Hội BVTN và MT Việt Nam nhưng ngoài ra anh ấy cũng là rể KGU đấy. Vợ anh Sinh là chị Đỡn, học dự bị Kisinhop khóa 68-69 (học trò cô Larixa), sau đó chuyển đi học Tổng hợp Tashken. Hôm cô Larixa sang chị Đỡn cũng có đến gặp cô.



Từ: KhanhT
18/06/2012 23:26:44

Lâu lắm rồi mới được nhìn thấy Bác Sinh. Lần này Bác cấp cho 3 Cụ cây cái bằng Di sản thật quý giá và kịp thời. Có thể NguoiKGU ít người biết, Bác Sinh là một trong số ít những người sáng lập ra ngành Bảo vệ môi trường của nước ta đấy.


Cây Da bò là tên đặc biệt của địa phương thôn Hương Lan. Tên phổ thông là cây xoan đào, có mặt ở nhiều vùng lãnh thổ nước ta, đặc biệt là Tây Nguyên. Nhưng cây cổ thụ và mang ý nghĩa tâm linh thì mới chỉ có cây Da bò ở Đền thờ Thành hoàng làng Hương Lan. Thật là quý giá. Với việc công nhận Cây di sản Việt Nam ở khu Đền thờ Thầy cổ nhất Việt Nam càng tôn vinh giá trị lịch sử truyền thống của nền học vấn nước nhà.




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s