KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ ba 26 Tháng sáu. 2012

Một câu hỏi lớn. Không lời đáp ( Thơ Huy Cận )




Tác giả: HienVC

Trong cả cuộc đời công tác của mình, tôi đã rất nhiều lần đi  Tây.

 Đây không phải là đi Tây – đi nước ngoài như mọi người thường nghĩ mà là đi Tây Bắc , Tây Nguyên trong các đợt công tác dài, ngắn ngày. Mỗi lần đi công tác đến mỗi địa phương miền “Tây”  này thường mang lại những cảm xúc mới, cho người ta biết thêm những phong tục , tập quán, những nét văn hóa tiềm ẩn của những cộng đồng người dân tộc thiểu số Việt nam chúng ta.

Qua rất nhiều lần đi công tác ở miền núi phía Bắc, tôi cũng đã được những cán bộ địa phương người các dân tộc thiểu số  đủ các cấp cỡ tiếp đón, làm việc , chiêu đãi,  đi thăm các địa danh nổi tiếng .

Trong các buổi tiếp xúc như vậy, chúng tôi thảo luận  vô số chủ đề khác nhau và hầu như không còn gì mà chúng tôi không trao đổi với nhau như anh em trong nhà.  Tuy vậy trong các cuộc vui có  một câu tôi rất hay  được nghe các cán bộ người dân tộc miền núi nhắc lại  nhiều  lần một cách  rất  ý nhị  và với một ẩn ý nào đó  mà tôi không hiểu :

“ Thái dọc, Tày ngang, Cao Lan chênh chếch “

 Vì lý do tế nhị (các cán bộ tham gia những cuộc vui này thường là những người có vai vế ở địa phương )  nên tôi không tiện hỏi để giải đáp thắc mắc  nên nó  vẫn đeo đuổi tôi cho đến nay.

Trong khi phỏng đoán về ý nghĩa của câu  nói trên, thông thường suy nghĩ của con người ta hay ngả về hướng “ trần tục “ –  con người là động vật cao cấp nhất. Với góc độ này trong các ACE KGU chúng ta tôi hy vọng các bạn OB nói chung, đặc biệt là anh HaiNV  vừa là người tham gia rất tích cực diễn đàn này - người  “ Rừng xịn”   đồng thời cũng lại là chuyên gia "OB cỡ bự “ có thể cho tôi một giải đáp thỏa đáng cho thắc mắc đã đeo đẳng tôi nhiều năm qua.

Tôi cũng hy vọng  có thể các ACE KGU khác có cách tiếp cận  khác với xu hướng thiên về hướng  “ trần tục”  thông thường  và đưa ra giải đáp khác cho câu “ Thái dọc, Tày ngang, Cao Lan chênh chếch “ này

Xin cảm ơn tất cả mọi người quan tâm.


Người post: HienVC

Ngày đăng: 26-06-2012 12:12






Xem 11 - 16 của tổng số 16 Comments


<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Từ: ThanhLK
27/06/2012 15:18:28

Bravo ! Bác Thông giải thích câu đố nghe cũng có lý. Không biết bác HảiNV, nhà bác học “gốc rừng” sẽ giải thích thế nào, còn nhà em rất dốt về vấn đề này nên bótay.com thôi.


Mà anh HiềnVC đưa cái ảnh minh họa có ý thế nào với câu đố nhỉ ??? Chúc các bác trai nhà ta tha hồ tưởng tượng và nhâm nhi các từ “dọc, ngang và chênh chếch” nhé !



Từ: ThongNV
27/06/2012 13:19:54

 


 


 


 Câu “ Thái dọc, Tầy ngang, Cao Lan chênh chếch“ là đúc kết cô đọng để nhận biết từ xa  các ngôi nhà sàn cổ của Tộc người Thái, người Tày và người Cao Lan. Còn câu “ Kinh dọc, Tày ngang, Cao Lan chênh chếch“ là dị bản của câu trên mà thôi.


 


1. Cấu trúc nhà của người Việt cổ


 


Đa số các ngôi nhà cổ (nhà sàn, nhà nền) đều được xây dựng theo hình chữ nhật (Dài “dọc“ x Rộng “ngang“ ).  


 


Việc xây dựng theo hình chữ nhật thuận tiện cho việc tìm kiếm gỗ và bố trí sinh hoạt trong gia đình. Ngôi nhà có hai mái và hai đầu hồi. Hai mái chính tạo thành một mặt phẳng từ  nóc nhà xuống đến máng nước. Hai mái ở đầu hồi thường được chia thành hai phần, phần trên thiết kế gần như theo phương thẳng dứng, phần dưới nghiêng (chếch) dốc.


 


2. Nhà sàn của Tộc người Thái –Mường)


 


Trước năm 1954, ở Việt Nam người Kinh thường gọi người Thái và Người Mường  với tên gọi chung là: Dân tộc (tộc người) Thái –Mường. Sở dĩ gọi như vậy là vì Tộc người Thái và Tộc người Mường có nhiều điểm văn hóa tương đồng, kể cả kiến trúc nhà sàn cổ.


Ngày này người ta gọi Thái –Mèo hoặc Thái Mường để phân biệt với “ Dân tộc Thái Bình“


 


Nhà sàn người Thái cổ Tây Bắc bao giờ cũng có hai cầu thang ở hai phía đầu hồi, “tang chan” và “tang quản”. Cầu thang phía “chan” dành cho nữ giới, thường có chín bậc ứng với chín vía. Cầu thang phía “quản” dành cho nam giới, thường có bảy bậc ứng với bảy vía. Cầu thang lên từ đầu hồi ngôi nhà gọi là cầu thang dọc.


 


3. Nhà sàn của Tộc người Tày


 


Nhà sàn của người Tày tương đối giống với nhà của người Thái, tuy nhiên có khác nhau về độ cao của gầm sàn ( từ đất đến mặt sàn) và bố trí cầu thang. Nhà sàn cổ của người Tày có một cầu thang và được bắc vào phía ngang của ngôi nhà và gọi là cầu thang ngang.


  


4. Nhà sàn cổ của Tộc người Cao Lan


 


Người Cao Lan (nay thuộc dân tộc Sán Chay) hiện đang cư trú ở Quảng Yên, Phủ Lạng Thương, Vình Yên, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Thanh Hóa,...Đặc điểm Nhà (nhà nền đất, nhà sàn) của người Cao Lan bao giờ cùng nghiêng về phía sau. Quan niệm này bị ảnh hưởng tư tưởng của một nhánh Thuyết phong thủy đời Nhà Đường Trung Quốc. Một số người Việt gốc Hoa tại thành phố HCM, khi thiết kế sân, vườn đều cho nước chảy vào phía trong, sau đó mới theo cống ngầm chảy đi.


 


Các bạn có điều kiện đi các tỉnh Tây Bắc sẽ nhìn thấy một số ngôi nhà ven đường nghiêng về phía sau (góc trái, góc phải hay nghiêng đều về phía sau phụ thuộc vào địa vị của chủ nhà trong đại gia đình).


 


5. Tóm lại:


 


-        Thái dọc: Chỉ hướng của cầu thang theo chiều dọc ngôi nhà;


-        Tầy ngang: Chỉ hướng của cầu thang theo chiều ngang ngôi nhà;


-        Cao Lan chênh chếch: Tính theo phương nằm ngang, ngôi nhà nghiêng (chếch) về phía sau.


Tuy nhiên, khi từ xa thấy ngôi nhà sàn có cầu thang hướng dọc theo ngôi nhà thì chưa hẳn là ngôi nhà đó được thiết kế theo kiểu của người Thái hay người Mường. Muốn xác định cụ thể thì phải xem xét một số đặc điểm khác.


 


 



Từ: PhaNM
27/06/2012 10:31:40

Dạo này Anh Hiền VC hăng hái quá. Mục nào cũng thấy xuất hiện. Đúng là mới nghỉ có khác, "Vua thời gian mà". Em cũng có ý định trả lời câu hỏi ủa Anh, nhưng còn chờ "Người rừng xin" trả lời ra làm sao đã.



Từ: GiangHV
27/06/2012 08:21:24

Một câu đố rất hấp dẫn, xin cảm ơn anh HiềnVC. Theo tôi, có lẽ không cần lời giải đâu, vì theo nghĩa đen chắc chắn sẽ không có lời giải đúng, kể cả chuyên gia OB-"Người rừng xịn" HảiNV. Còn theo nghĩa bóng mỗi người chắc sẽ có lời giải riêng cho mình, thậm chí là nhiều lời giải. Tuy nhiên, theo tôi câu nói rất hay trên muốn động viên anh em chúng mình cần phải có những khám phá.



Từ: UyenNT
27/06/2012 05:18:46

   Một câu đố rất hay và tinh tế.Đòi hỏi nhiều tư duy.Nhưng dọc ngang hay chênh chếch gì chưa biết,chỉ "khoái" nhất là Tổng biên tập cho xem những tấm hình các cô gái dân tộc đẹp mê hồn.Có lẽ U 70 cũng phải rời chốn Sài thành đi miền núi phía Bắc xem thực hư Dọc Ngang Chênh chếch ra sao,chứ nhìn mấy cô gái trong hình "ai mà chịu nổi".


   Cám ơn Tác giả bài viết và cám ơn TBT.Không biết TBT sưu tầm được nhiều ảnh КРАСИВЫЕ ДЕВУШКИ như vậy liệu "giàn thiên lý có đổ" hay không.Hi.hi.hi.Đùa tý cho vui ..."tuổi già",mong mọi người chớ giận nhe.



Từ: NghiPH
26/06/2012 17:24:27

 


Tôi chỉ thấy những từ chỉ phương hướng hay hay: Dọc, ngang, chênh chếch.


Còn cụ thể thế nào phải hỏi những bác đã sinh sống cùng người Thái, người Tày, người Cao Lan mới rành!


Cái chính là con người ta không ai giống ai. Mỗi một tộc người có cái hay, cái thú vị, cái cuốn hút riêng. Có tộc người cuốn hút ở cái sự dọc, tộc người khác ở cái sự ngang, tộc kia ở cái sự chênh chếch.  


Ngoài câu bác Hiền đã trích, còn có câu hơi khác: Kinh dọc, Tày ngang, Cao Lan chênh chếch.


Nhân đây, xin giới thiếu ảnh phụ nữ 3 tộc người Cao Lan, Tày, Thái trắng:


1. Phụ nữ Cao Lan:



2. Phụ nữ Tày:



3. Phụ nữ Thái trắng:



 


 




<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s