KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ hai 26 Tháng mười một. 2012

QUÊ NGOẠI




Tác giả: MinhCK

 

HÀ TĨNH – ĐỊA LINH, NHÂN KIỆT

 

Từ đã lâu lắm rồi để viết về ông ngoại và Hà Tĩnh nơi miền quê sinh ra ông đã cho tôi cảm xúc muốn lắm mà chưa làm được. Có thể cuộc sống trôi theo từng năm tháng đã làm tôi già đi nhiều, hao mòn sức lực và khả năng để không thể viết được nữa rồi chăng? Nhưng có lẽ khi cuộc đời chẳng còn bao lâu nữa, khi bỏ hết công việc thì người ta lại hoài niệm đầy đủ và rõ ràng hơn bao giờ hết về quê hương. Nhân kỷ niệm 39 năm ngày mất (24/11/1973 – 24/11/2012) của Ông ngoại tôi – Song An Hoàng Ngọc Phách, tôi có đôi lời giới thiệu cùng các bạn về quê hương, thân thế, sự nghiệp của cụ - nhà văn, nhà giáo, nhà phê bình văn học. Đó là một trong những nhân kiệt nổi tiếng tại địa linh Hà Tĩnh quê ngoại tôi.

  1. QUÊ HƯƠNG

             Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh cách Thủ đô Hà nội khoảng hơn 300 Km về phía Tây Nam. Nếu bạn xuất phát từ Hà nội bằng xe hơi thì sau khoảng 5 tiếng là tới. Qua Thành phố Vinh và đi qua sông Lam , đi thêm chừng 30 Km rẽ phải là đến Đức Thọ. Đi tiếp khoảng 10 Km nữa là tới Bãi Vọt và Thị trấn Đức Thọ. Thị trấn Đức Thọ mới được xây dựng thời gian gần đây. Tại ngã tư trước khi vào Thị trấn đức Thọ , có một con đường từ Hà nội lên và đi thẳng lên cửa khẩu Cầu Treo sang nước bạn Lào. Một đường vào Thị trấn và một con đường mới làm rất đẹp dẫn vào Linh cảm. Con đường này có từ khi mộ của Tổng Bí thư Trần phú được khánh thành. Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà tĩnh là một vùng đồng bằng rộng lớn , tuy nhiên dân cư trong khu vực này còn thưa thớt. Toàn bộ Huyện Đức Thọ được ôm bởi dãy Thiên Nhọn , có xuất phát từ dãy Trường sơn và con sông La hiền hòa hình vòng cung bao bọc. Con sông La và một nhánh của nó ôm vòng lấy một cánh đồng rất rộng - Trong đó có khu địa Huyệt . Sông La và nhánh của nó chảy tới đây lững lờ như quyến luyến không muốn đi . Nhánh của sông La chảy nghịch Thủy , tạo thêm sinh khí rất mạnh cho toàn khu vực . Đây là một long mạch rất lớn , bắt đầu từ dãy Trường sơn , có chi Long chạy về khu vực Đức thọ - Hà tĩnh.  Con sông La bắt đầu từ hai con sông Ngàn Sâu , ngàn Phố từ dãy Trường Sơn, gặp nhau tại Linh cảm tại bến Tùng Xoa (Còn gọi là bến Tam Xoa) , chạy thêm chừng 20 Km nữa lại đổ vào sông Lam tại chợ Tràng (Gần chợ Củi - Nơi có Đền thờ ông Hoàng Mười) . Dãy Thiên lĩnh tại khu vực Bãi Vọt gọi là dãy Hồng Lĩnh có 99 ngọn núi . Dãy Thiên Lĩnh nằm tại phía Bắc của khu vực . Sở dĩ gọi là Thiên Lĩnh hay Thiên Nhọn vì cả dãy núi này có tới 99 ngọn núi , xuất phát từ Lào , Trường sơn , chạy qua Ngàn sâu , Ngàn Phố , kéo tới khu vực bến Tam Xoa - Linh cảm. Tại khu vực này là một vùng có long khí rất mạnh, nơi phát tích nhiều đời Vua, Quan thuộc loại Tứ trụ Triều đình . Nơi đây đặc biệt phụ nữ rất đẹp và có tài , từng giúp cho các đức ông chồng thành đạt , thăng tiến trên đường công danh. Phụ nữ ở đây đa phần mình dây, da trắng, tóc dài , nói tiếng rất dễ nghe, dễ cảm. Ở đây có câu : "Vợ ngoan lo Quan cho chồng". Đằng sau sự thành công của các Danh nhân xuất phát từ đất này, đều có công không nhỏ của những người Phụ nữ Đức Thọ.

Trong các làng thuộc Huyện Đức Thọ - Hà tĩnh , làng Đồng Thái là làng được xem là có nhiều người thành đạt nhất từ xưa cho đến nay.

 

 

Làng này có khoảng 200 hộ dân , với khoảng 600 khẩu. Trong làng nổi lên nhiều dòng họ đã cung cấp nhiều bậc vĩ nhân cho đất ngước như: Họ Phan (Có PHAN ĐÌNH PHÙNG , PHAN TRỌNG TUỆ , PHAN ANH , PHAN MỸ); Họ Mai (MAI THÚC LOAN), Họ Hoàng (HOÀNG CAO KHẢI); Họ Bùi (BÙI DƯƠNG LỊCH), họ Trần (TRẦN PHÚ); Họ Kiều ( KIỀU CÔNG TIỄN); Họ Đinh (ĐINH LIỆT, ĐINH LỄ), Họ Lê (LÊ BÔI), họ Nguyễn (Nguyễn Biểu). Xã Tùng ảnh (là hình bóng của cây thông in trên núi), trước kia là làng YÊN VIỆT; sau đổi thành Châu Phong, rồi Đức Phong và cuối cùng là Tùng Ảnh. Từ thời xa xưa cho đến ngày nay, xã Tùng ảnh luôn có người học giỏi, thi đậu cao, rất nhiều người có bằng cấp Tiến sĩ. Làng Đông Thái - Xã Tùng Ảnh - Huyện Đức Thọ, trước là Phủ Đức Thọ - Tổng Việt Yên. Làng này tuy ở một vùng quê hẻo lánh song rất trù phú, đường làng được lát, hoặc đổ bằng bê tông. Nhà cửa xây đẹp, khang trang. Đó là làng khoa bảng của cả một vùng miền trung này.

         

Tuy nhiên, rất ít người, kể cả người của làng Đồng Thái biết rằng: Những dòng họ của Đồng Thái phát mạnh mẽ và lâu dài đến như vậy không phải do đất Đồng Thái. Thực chất, đất của làng quê Đồng Thái chỉ là được hưởng những khí chất tốt đẹp của một vùng đất gần núi, nơi là nghĩa trang chung của cả làng. Vùng đó chính là làng TRINH NGUYÊN, nơi đã hội tụ tất cả những Linh khí của cả vùng Đức thọ. Nơi đây cũng là nơi có phần mộ của Tổng Bí thư Trần phú. Nhìn chung Long mạch của vùng này, là nơi dừng chân của Hành Long, xuất phát từ Tây tạng của Trung Quốc, vượt miền Tây Bắc, theo dọc dãy Trường sơn, một chi Long theo hai con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố về hợp lưu tại bến Tam Xoa - Linh Cảm. Nhìn chung địa hình vùng này, tất cả các núi đều đã tròn đầu, có hình dáng xinh tươi, đẹp đẽ (Thường các bạn cứ để ý sẽ nhận biết được rằng: Khi mà các dãy núi đang hành long thì có dạng nhấp nhô liên tục, đỉnh thường nhọn . Khi mà núi thưa dần và tròn đầu, hình dáng đẹp, cây cối xanh tốt là nơi mà long mạch sắp dừng và kết huyệt). Long mạch vùng Linh Cảm cũng vậy , tất cả các núi đều tròn và cách quãng theo từng đốt (Mỗi đốt sẽ kết phát cho một Đời). Phía Thanh Long có rất nhiều vòng ôm vào cuộc đất kết phát Long Huyệt. Tuy nhiên đầu Thanh Long lại có chiều hướng duỗi ra xa , nên đàn ông (Thanh Long là dương, chủ về đàn ông) phải ly quê mới có thể thành tựu công danh được, những người ở lại tuy học vấn uyên thâm, nhưng bất quá chỉ là một anh Đồ làng. Hoàng Ngọc Phách cũng không nằm ngoại lệ đó

 

  1. SỰ NGHIỆP

 

Khởi nghiệp của Hoàng Ngọc Phách chẳng giống các sỹ phu yêu nước thời bấy giờ một chút nào. Cụ ông Hoàng Mộng Cân và cụ bà Mai Thị Thủa là hai cụ thân sinh ra Hoàng Ngọc Phách và bẩy người con trai nữa. Ông Hoàng Mộng Cân là người theo Phan Đình Phùng chống Pháp, nhưng được giao nhiệm vụ ở lại Đức Thọ thu thập hiền tài và thu mua lương thảo cho các chiến sỹ của Cụ Phan trên núi Vụ Quang. Sau đó một thời gian cụ bị lộ, bị theo dõi không tiếp tế lên núi được, cụ phải lánh nạn ra Hà Nội, trú ngụ tại ấp Thái Hà dưới sự che chở của quan Kinh lược Hoàng Cao Khải. Cuộc đời mới bắt đầu của gia đình Hoàng Mộng Cân bằng việc quản lý 11 mẫu ruộng của Hoàng Chí Thuần – tộc trưởng họ Hoàng ở ấp Đông Côi; Thuận Thành; Bắc Ninh để cấy rẽ, sinh sống. Thế là giấc mộng Cần vương không thành, giấc mộng làm ông thầy đồ nhàn hạ cũng tan vỡ nốt. Tết 1906, lúc đó Hoàng Ngọc Phách vừa tròn 10 tuổi, ông cùng 5 anh em sống với bố mẹ làm ruộng tại Bắc Ninh (còn 02 người anh vẫn ở trong quê) và bắt đầu được bố là một thầy đồ và người anh cả dậy chữ cho.

 

    Chân dung Hoàng Ngọc Phách năm 1968

 

Phải đến năm 1919 thì thơ văn Hoàng Ngọc Phách mới được đăng trên “Nam phong tạp chí” và cũng năm đó ông “xách ba bằng” đi thi. Ba bằng đó là bằng sơ đẳng và cao đẳng tiểu học của Pháp (thi chung với học sinh con Tây) và bằng Thành chung của trường Bưởi. 7 trường cao đẳng ở Hà Nội lúc đó đang chờ đón ông. Sau này ông hồi tưởng lại:

 

“Trường luật tôi dứt khoát không vào, vì không thích làm quan. Còn trường sư phạm và trường thuốc thì tôi đương cân nhắc; thầy thuốc chữa thể chất, thầy giáo chữa tâm hồn. Hai nghề cùng hay cả và tôi cùng thích cả. Nhưng tôi thích viết văn và dậy học nên vào học nghề thầy để ra dậy văn chương, luân lý ”

 

Và Hoàng Ngọc Phách đã thi đỗ  vào ban văn chương của trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội . Học ở cao đẳng sư phạm Hà Nội 3 năm. Năm 1922 ông bắt đầu viết tiểu thuyết và đến năm 1925 xuất bản Tố Tâm. Nếu xét về nền văn học Việt Nam từ 1900 – 1945 thì có thể phân thành hai chặng ngắn. Có một cái vạch ngăn nằm giữa hai chặng đó, tưởng chừng rất ngẫu nhiên nhưng đấy là một ranh giới nghiệt ngã, nhiều cây bút đã không thể vượt qua nổi. Nhưng Hòang Ngọc Phách làm được điều đó. Ông là một hiện tượng văn học lý thú, một tiểu thuyết gia nổi danh ngay từ cuốn đầu tay. Ông viết nhiều như: Tố Tâm (1922), Thời thế với văn chương (1941), Đâu là chân lý (1941), Văn thơ Nguyễn Khuyến (viết chung 1957), Sơ tuyển văn thơ yêu nước và cách mạng (viết chung, 1958). Nhưng TỐ TÂM là cuốn tiểu thuyết độc nhất vô nhị của ông. Làng văn học nước nhà đã đánh giá ông là một trong những người khơi dòng văn học lãng mạn Việt Nam của đầu thế kỷ 20.

 

Phố Hoàng Ngọc Phách

 

Tháng 01 năm 1998 tên của ông được đặt cho một đường phố ở Thủ đô. Đường Hoàng Ngọc Phách, đoạn từ Nguyên Hồng ra đến Láng Hạ

 


Người post: MinhCK

Ngày đăng: 26-11-2012 09:09






Xem 1 - 10 của tổng số 35 Comments


Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: MinhCK
07/12/2012 20:31:02

Cháu không biết nói thế nào nũa, chỉ biết cám ơn bác rất nhiều về quê ngoại và cảm nghĩ của bác về ông ngoại cháu - Cụ Hoàng Ngọc Phách. Thời trẻ của bác chắc biết về Cụ và tác phẩm của Cụ rất nhiều. Mong bác luôn mạnh khoẻ, vui vẻ và hạnh phúc bên con cháu.



Từ: BinhNH
07/12/2012 11:51:14

Anh Minh ơi,


Dưới đây là comment của bà nội Minh Anh về bài viết này của anh:


Nhở H.Bình gửi lời cám ơn anh Minh(phu quân của chị Bích CHi), về bài viết thú vị đối với tôi do: 1) , hồi còn cong tác tại UBBVBMTE TƯ,  có vài lần tới Hà tĩnh (Nghi Xuân), được ngẳm phong cảnh thien nhiên ngoạn mục cỉa Sông Lam và núi Hồng lình , đã qua Đức thọ để lên huyện Quế Phong. 2) nay được anh Minh giới thiệu tỉ mỉ cho về quê ngoại của anh , quả là một vùng địa linh nhân kiệt đặc biệt  của VN, được lý giải với kiến thức khá mạch lạc về phong thủy .;3)Biết thêm anhMinh còn là hậu duệ của Nhà văn Hoàng ngọc Phách  nổi tiếng với tác phẩm TỐ Tâm mà thời thanh niên chúng tôi ai cũng tìm đọc ,ông đã đưa luồng gió lãng mãn vào văn học VN hội đầu thế kỷ 20-..4)địa phương nào cũn để lại cho du khạch ít nhiều kỷ niêm về ẳm thực:tôi vẫn còn nhớ mùi vị của bánh đa kê của Hà tĩnh , vời lớp kê vàng quánh , thơm phức phết lên miếng bánh đa dầy dặn đã được quạt nướng phồng đều, chủ nà mờ kháchi ăn thoải mái.




Chín.



Từ: MinhCK
06/12/2012 18:55:31

 


Cac bạn ơi! Nhớ lại hồi tôi đi học mẫu giáo, lúc đó ông ngoại ở với bố mẹ tôi. Có một lần ông đi đón tôi từ lớp học về, bọn trẻ con trông thấy ông đều kêu lên rất to ơ Bác Hồ, Bác Hồ !!!! Bây giờ thấy mọi người nhắc lại chuyện đó và nhìn lại ảnh thì quả là thấy cụ giống thật. Cụ đối với chúng tôi như ông tiên trong chuyện cổ tích ấy. Vui vẻ, hoà nhã, hiền lành và tràn đầy tình thương.


 


 



Từ: ThanhLK
05/12/2012 02:11:01

Công nhận cụ Hoàng Ngọc Phách giống bác Hồ thật. Ông cháu ngoại của cụ cũng thừa hưởng ít nét "điển trai" của cụ đấy ! hihihi



Từ: CucNT
30/11/2012 18:06:53

Mọi người hiểu vì sao trang web Kgu không bao giờ chết yểu mà ngày  càng sống động bởi có Hội trưởng tài hoa dẫn dắt con thuyền đi vòng quanh thế giới.


Em cũng đã đọc Tuân Nguyễn và cảm nhận  cái cách mà cuộc đời đáp lại hoàn toàn  trái ngược với con người ông. Nhưng đau đớn hơn là vợ Tuân Nguyễn , Phương Thuý - bà đã từ chối kết hôn với 1 nhà khoa học danh tiếng để đi theo Tuân Nguyễn- gia tài chỉ là 1 túi thơ.  Và khi Tuân Nguyễn qua đời vì 1 tai nạn giao thông, bà đã phải khổ đau đến tột cùng và giờ đây bà đang sống nốt những tháng năm héo mòn cuối củng trong nhà dưỡng lão. ...


Anh Minh ạ! Anh cứ về  Hà tĩnh , quê ngoại đi, anh sẽ hiểu vì sao nhiều người có "bé" ở đó.



Từ: MinhCK
30/11/2012 17:06:24

 


Đọc rồi mới lại thấy mọi người nói đến "Bé" mình chẳng hiểu gì cả, Khánh nói, Ngọc nói, Huyền nói, MM nói.... Rồi lý luận của HT về Arap với Mỹ, với HT nữa. Một sự dắt díu rất tài tình, nhưng cũng khó hiểu nốt bởi quê hương Hà Tĩnh chẳng cần gì đến Mỹ và Arap cả. Tôi hiểu nghĩa đen như thế, còn nghĩa khác như thế nào nữa đây HT ơi hi hi. Nhiều khi văn thơ cũng làm người ta phải suy nghĩ cũng cảm thấy hay hay đấy.


 


 



Từ: MinhCK
30/11/2012 10:36:12

@ Thắng ơi! một ý tưởng hay đấy. Chúng ta sẽ xuất phát thành hai đoàn, đi từ hai đầu, hai phía của Tổ quốc và gặp nhau tại miền trung ấy, nghe có vẻ thơ mộng quá, nhưng không biết có thực hiện đươc không đấy. Cố gắng nhé.



Từ: Meomun
30/11/2012 07:15:59

Điểm lại, MM thấy mình có khá nhiều bạn bè dân HT. Ngày xưa MM đọc cuốn "Đài hoa tím" nói về các cô gái Đồng Lộc, thấy quý người HT lắm. Bao giờ có dịp ra miền Trung mà ghé thăm Nghệ An quê Bác, rồi Hà Tĩnh được thì hay quá. Kiểu này chắc phải xin hội anh Thắng cho bám càng, được không anh Thắng?


@Huyền: Ừ quên mất tiêu "Bé" không dám cười sau 40 năm của anh Khánh. Còn bác Tổng cũng có "Bé" thì phải. Nhiều Bé, nhưng đúng là ấn tượng nhất với "Bé" của anh LuongDT.


@aNgọc: Anh Ngọc dây cà ra dây muống khéo thế, rất hay đấy. Giá ngày xưa đi thi mà học được bảo bối này của anh Ngọc thì thi vấn đáp đảm bảo không bị "ngọng", vì sẽ về chủ đề mà mình thích, am tường hơn.     



Từ: HanhLM
29/11/2012 21:51:27

HT "dây cà ra dây muống" tài thế! Như kiểu đồng dao mới ấy nhỉ?



29/11/2012 21:36:21

Tác giả Thi nhân VN Hoài Thanh và Hoài Chân là người Nghệ An, bên cạnh Hà Tĩnh thôi.


Xứ Nghệ cũng là đất có nhiều hào kiệt, như Cụ Hồ, Cụ Phan. Đấy là ngày xưa. Bây giờ hào kiệt về HN hết lượt rồi.


Tôi cũng đẻ ở Nghệ An (Nghi Lộc hẳn hoi, nơi nói tiếng nặng nhất VN), nhưng lớn lên tại HN. Tuy ko đến mức hào kiệt nhưng tôi là 1 ví dụ bỏ Nghệ An ra HN. Người như tôi đông lắm. Đội SLNA đá ở HN bao giờ cũng có CĐV rất đông.


Anh Khánh OB73 cũng bỏ xứ Nghệ ra HN, rồi vào SG rồi, hehe




Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s