KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ sáu 30 Tháng mười một. 2012

Thôi thì xúm vào cùng lo!




Tác giả: NghiPH

 

Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ tư diễn ra ở Trung tâm Hội nghị quốc gia từ ngày 26/11/2012 đến 28/11/2012. Các nhà khoa học từ 36 nước đã đến dự. Chủ đề của Hội thảo lần này là:  “Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững”.

Ngoài hai phiên toàn thể (khai mạc và bế mạc), những người tham dự được chia về 15 tiểu ban để trình bày báo cáo và thảo luận, tranh luận. Tôi quan tâm đến các vấn đề về Biển Đông, môi trường và pháp luật nên có dự và phát biểu ở Tiểu ban pháp luật, đến nghe báo cáo ở Tiểu ban Biển Đông và Tiểu ban “Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”.

Hôm tôi sang Tiểu ban “Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường” đúng lúc anh Lê Xuân Cảnh (Sinh vật 1978) đang trình bày báo cáo về đa dạng sinh học và thảm họa suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam. Theo anh Cảnh, Việt Nam là nước có đa dạng sinh học cao, xếp thứ 4 ở Đông Nam Á và xếp tứ 14 trên thế giới. Nhưng thời gian gần đây đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng. Tỷ lệ  che phủ của rừng từ 43% diện tích tự nhiên trước năm 1945 đến nay chỉ còn 28%. Nhiều loài thực vật, động vật đã bị diệt chủng hoặc đang có nguy cơ diệt chủng. Tê giác một sừng đã về với thế giới vĩnh hằng. Mấy loài vừa mới được phát hiện thời gian gần đây cũng đã bị xóa sổ. Voi rừng, hổ rừng đang có nguy cơ cao về diệt chủng. Việt Nam là nước buôn bán, sử dụng, ăn thịt động vật quý hiếm khá phổ biến. Đa dạng sinh học bị suy giảm đang làm cho khí hậu nước ta càng ngày càng khắc nghiệt. Trong bối cảnh đó, tác động của biến đổi khí hậu đối với người dân nước ta càng nghiêm trọng….

Anh Cảnh có đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam như: tăng cường cơ sở pháp lý, tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức của cộng đồng, lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Trình bày xong, anh Cảnh ra xe đi công tác nước ngoài luôn nên mọi người không có cơ hội hỏi và trao đổi với anh.  

Cũng tại tiểu ban này tôi được nghe về một công trình nghiên cứu khoa học nho nhỏ đề cập ảnh hưởng biến đổi khí hậu đối với sinh kế của người dân ở xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nhóm nghiên cứu này cho biết: Trước năm 2005 đời sống nhân dân Cồn Thoi ổn định. Mấy năm gần đây, dân Cồn Thoi cấy lúa  thì lúa chết, nuôi cá, nuôi tôm chúng cũng không sống nổi. Do khí hậu thay đổi, nước từ thượng nguồn đổ về ngày càng ít, nước mặn dâng cao, mưa nắng, rét, gió bão rất thất thường làm cho cây trồng và vật nuôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trước tình hình đó người dân Cồn Thoi đối phó như thế nào? Thứ nhất, họ chỉ để ½ diện tích đất để trồng lúa với loại giống có năng suất cao và cho gạo ngon,  còn ½ diện tích chuyển sang trồng giống lúa chịu được mặn nhưng năng suất thấp và cho gạo không ngon (thế mà nhiều vụ vẫn bị mất trắng). Thứ hai, chuyển từ nuôi cá tôm theo kiểu chuyên canh sang kiểu quảng canh (hầu như không đầu tư gì), đồng thời nhiều hộ chuyển sang nuôi ngao. Thứ ba, đi làm ăn ở nơi khác. Người dân đã lập thành những nhóm thợ nề, thợ mộc 4-5 người, 7-8 người đi làm ăn xa ở khắp nơi, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Từ vùng quê ven biển Kim Sơn, người dân Cồn Thoi tung bay đi bốn phương trời tìm kế sinh nhai. Nuôi ngao cần nhiều vốn, người dân bèn góp vốn chung để cùng nhau làm ăn.

Thôi thì khi mà các nhà khoa học, các nhà quản lý còn đang bàn rất sôi nổi về biến đổi khí hậu toàn cầu, biến đổi khí hậu ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến sinh kế của người dân thì người dân quê tôi cũng như người dân của nhiều vùng quê khác tự lo, xúm vào cùng lo với nhau vậy!   

 

 

 

  

 

 


Người post: NghiPH

Ngày đăng: 30-11-2012 11:11






Xem 11 - 16 của tổng số 16 Comments


<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

01/12/2012 02:23:22

 


 


 


 


A giải  pháp cho bà con Cồn Thoi đây rồi: Mời bà con dự các hội thảo về biến đổi khí hậu trong Nam, ngoài Bắc, hay là ở nước ngoài càng tốt. Có ngày được phong bì phòng khi đói kém. Có ngày được dự tiệc... đứng. (Nghĩa là vừa đứng, vừa ăn như khi còn chăn tằm ở quê). 


"Nuôi lợn ăn cơm nằm


Hội thảo ăn cơm đứng"


Bà con thấy chưa, chúng tôi dự hội thảo cũng vất vả chẳng kém bà con chăn tằm!!! Hihi!


P/s: Chỉ riêng cái phông hoành tráng, nhà cháu mất hai tạ thóc (chất lượng cao)! Ơn giời, nhà cháu không phải đóng hội thảo phí, việc đó đã có mấy bác ngân hàng chung chi rồi.


 


 


 


 


 


 


 


 



Từ: 3Chai
30/11/2012 21:01:06

Tôi nghĩ những việc như từ chối ăn thịt thú rừng và từ chối hàng Tàu thì còn trong khả năng người KGU chúng ta làm được. Còn những việc như Việt Nam đang đi trên con đường nào thì như Bình đã nhắc đó, đừng có xúm nào, sẽ bị mắng đó.








Từ: TuyetHA
30/11/2012 20:00:30

   Các vấn đề anh Cảnh nêu cũng như các giải pháp anh đưa ra cũng chẳng có gì là mới lạ, là câu chuyện "biết rồi, khổ quá nói mãi". Thực tế là có thân thì tự lo, lo được đến đâu thì lo, như người dân quê anh Nghị cũng như nhiều địa phương khác trên cõi VN. Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn ở VN vẫn là chuyện xa vời. Không phải ta không có những công trình, những kết quả tốt có tính thực tiễn cao, vấn đề là kinh phí đâu để tiếp nhận và ứng dụng? Nhiều đề tài, nhiều công trình KH đạt giải thưởng cao sau đó được trân trọng cất giữ vào phòng truyền thống, vào thư viện...thế là xong!


"Xúm vào cùng lo với nhau" cũng chính là tinh thần "phát huy nội lực" đấy, khẩu hiệu ấy vẫn được hô rất to nhưng xem ra hiệu quả còn rất khiêm tốn!



Từ: NhuanNT
30/11/2012 18:34:05

có ai mà xúm vào hở bác tổng? cán bộ đọc xong báo cáo là xong việc. còn trơ lại người dân, họ tự lo cho mình bỏ quê đi kiếm ăn. Bác nói xúm vào nhưng các nhà khoa học thì bận, cán bộ quản lý hay ai đó cấp trên thì không thấy đâu. Dân cứ bị hết "quả độc" này đến "quả độc" khác


Ai lo?



Từ: BinhPT
30/11/2012 15:47:02

Cám ơn Nghị đã đưa tin kịp thời và cụ thể. Tôi cũng thích tiêu đề bài. Nhưng bác tổng còn phải xin giúp để ông trên cho dân xúm vào với vì hình như bây giờ dân mà lo hay bị mắng lắm vì đã có Đảng và Nhà nước lo rồi. Tôi lắm lúc xem tin cứ thấy mình như trẻ con trong nhà bị bố mẹ mắng : Biết gì mà nói! Biết gì mà lo!



Từ: ThongNV
30/11/2012 15:41:08

"xúm vào cùng lo với nhau vậy!". Mình thích câu này nhất. Từ lâu mình đã ngộ ra rằng hãy tự lo cho bản thân mình, nên đến cơ quan thì tập trung làm cho hoàn thành công việc được giao, ra đến cổng cơ quan là lo cho bản thân.

 





<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 |

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s