KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Chủ nhật 16 Tháng mười hai. 2012

MÙI TÂY, MÙI TA




Tác giả: Đặng Thanh Lương

                                MÙI TÂY, MÙI TA

                                                     Đặng Thanh Lương
      Chẳng biết từ bao giờ, khái niệm mùi Tây đã đi sâu vào tâm trí tôi, mà cũng có thể là của cả một thế hệ. Có lần, trong một chuyến bay đêm, tình cờ tôi đọc được câu chuyện “Một trăm linh tám cây bằng lăng” của Nguyễn Thị Thu Huệ, trong đó có đoạn tác giả viết:
“…Anh lôi trong chiếc túi bóng to đùng dưới đất ra một chiếc phích đá. Thật là không tưởng tượng nổi. Nó sáng ánh lên giữa căn phòng cũ một cách thê thảm trong một tòa chung cư buồn tẻ. Rồi mở nắp ngoài. Xoay nắp trong. Và lôi ra những cái kem. "Anh mang từ Liên Xô về cho em đấy. Ăn luôn không chảy hết". Rồi một túi táo tây. Những quả táo tròn, đỏ bầm và mùi thơm loang loang. "Đây là túi lưới hai lớp biếu mẹ em. Cây thuốc Gallant biếu bố... Mảnh vải em may áo... Chị run run, tay cầm que kem tỏa hơi man mát, tay đỡ hộp kính, chẳng biết bỏ cái gì ...”
“…Chiếc kem bắt đầu mềm ra và chảy từng giọt đặc quánh xuống đất. Anh về rồi mà mười ngày sau căn phòng còn thơm. Chị giữ nguyên những quả táo tròn nhỏ thơm êm dịu. Thoang thoáng mùi thơm. Mẹ bảo, đấy là mùi tây…”.
         
      Đọc đến đoạn này, những kỷ niệm một thời lại dội về trong tôi: chiếc phích đá, chiếc túi lưới hai lớp,một lớp, những quả táo tây đỏ mọng thơm lừng, những chiếc khăn nilông đủ mầu– là biểu tượng của tầng lớp “trung lưu, khá giả” hồi ấy. Nhà nào có mấy thứ đó là có thể khoe với láng giềng xung quanh. Chiếc phích đá inox sáng bóng được xếp ở một vị trí trang trọng trong nhà; chị em nào có chiếc khăn nilông thì có thể “vênh mặt” với thiên hạ. Trong tất cả các thứ đó, tôi thấy riêng cái “mùi tây” là ấn tượng nhất. Chẳng thế mà chị Huệ đã viết: “Anh về rồi mà mười ngày sau căn phòng còn thơm…”. Hồi đó cứ mỗi lần anh trai tôi đi công tác về, khi mở vali ra là trong nhà tràn ngập một mùi hương lạ, chẳng xác định nó là loại hương gì: không phải mùi nước hoa, không phải mùi phấn, không phải mùi sữa, mùi xà bông thơm…và cho đến bây giờ tôi cũng không thể xác định mùi đó là mùi gì. Khi người ta không hiểu thì dân gian lúc đó đặt cho nó một cái tên rất hay- Mùi Tây. Cái Mùi Tây đó nó lẵng nhẵng theo ta một thời, nó làm ta ngất ngây. Đó là mùi thơm bốc ra từ vali, mùi thuốc lá ba số 5 thoảng bay trong gió, mùi táo tây ngào ngạt…Thế rồi có một ngày, cái Mùi Tây đó biến mất. Đã bao lần mở vali, đã bao lần nâng những trái táo chín mọng, nhưng sao tôi không tài nào có lại được cái cảm giác Mùi Tây của cái thời xa xưa ấy.
        Thế nhưng, có một loại mùi mà ta không thể nào quên. Đó là mùi quê hương-  mùi quê ta- mùi ta. Tôi còn nhớ như in buổi chiều hôm đó, máy bay chở chúng tôi - những đứa trẻ xa xứ, đáp xuống sân bay Nội Bài. Lúc đó, xung quanh sân bay là những ruộng lúa đang chín, sảnh đón khách nước ngoài là những căn nhà lá đơn sơ vương vấn mùi lá cọ còn đọng lại trên mái. Chúng tôi được đón trong  mùi thơm lúa mới. Không gian ngập tràn hương quê. Tôi cố hít một hơi thật dài để giữ lại trong mình hương vị quê nồng nàn ấy.

       Ngày trước, mỗi khi được bố mẹ cho về thăm ông bà, là mỗi lần tôi được đắm mình trong những ngày hội: lúc thì được bơi trong biển lúa vàng rực rỡ, trong tiếng đập lúa râm ran; lúc thì được ăn bát cơm gạo mới trắng trong đượm mùi thơm của trời và đất hoặc húp bát canh cua đồng với bánh đúc nồng vôi hoặc được nếm vị mật ngọt với bánh gio trong vắt mát lạnh vàng óng trái xoan ta.
       Rồi những ngày sơ tán, tôi có dịp cùng với các bạn trẻ chăn trâu lang thang ngoài đồng, trên các triền đê; được thưởng thức mùi ngô, mùi khoai nướng đầu mùa; lúc thì được ngả ngốn bên những đống rơm thơm mùi lá mới; mùi khói lam chiều toát ra từ những búi rơm, búi rạ để sưởi ấm cõi lòng lúc chiều đông.
       Những Mùi Ta ấy đã theo tôi đi khắp nơi trên thế gian này.Thế mới biết dù có đi đâu về đâu, mùi hương quê không thể nào quên.

Chiều đông thành Wien,2012


Người post: LuongDT

Ngày đăng: 16-12-2012 13:01






Xem 11 - 20 của tổng số 41 Comments



Từ: ThanhLK
21/12/2012 10:38:46

Thanh Lương ơi, mình cũng nghĩ như bạn Tuyết: "mùi Tây" vì lạ cũng hay/ "mùi ta" quen thuộc vẫn say lòng người !



Từ: ThoaNP
20/12/2012 23:38:30

MM: Ảnh hộp shprotư  của em là hàng đại gia quá rồi.


Món kilki nấu vermishel ở đâu cũng thông dụng nhỉ. Hồi năm dự bị ở Minsk, cứ cuối tháng là 5-6 phòng chung nhau, dốc hết tiền ra, thường đủ mua 1-2 hộp cá kilki sốt cà + 2-3 gói vermishel. Về nấu nồi nước thật to (đủ cho trên chục người ăn), cho cá vào và thả vermishel vào, ăn thấy ngon thế.


Cách đây mấy năm, một lần tụ họp đống bạn cũ này tụi mình nhớ quá cũng làm tương tự, nhưng là với cá hộp 3 cô gái và mỳ ăn liền. Tuy không đúng hương vị như hồi xưa nhưng cũng hấp dẫn ra phết, lúc đầu tưởng ăn chơi mấy mụ đàn bà với nhau, ai ngờ cánh đàn ông đi cùng cũng đòi ăn thế là phải nấu thêm mấy nồi nữa.



Từ: KhoaDT
20/12/2012 10:44:53

Tôi xin đề cử một "mùi ta" thời KGU, đó là mùi ngái bắp cải + cơm mà bao giờ cũng phảng phất trong các phòng của dân "cộng" ta vào các buổi tối. Sang một phòng toàn "tây" thì không bao giờ có mùi này. hihi.  



Từ: Meomun
20/12/2012 10:12:43

Cám ơn chị Chi, ngon quá chị ơi! Hóa ra Grechko như thế này, em không nhớ thật. 1 cốc smetana như thế thì quá nhiều chị nhỉ, không trách Tây nó to cao! Mà em để ý các anh chị năm trên khi phiên âm từ tiếng Nga rất chuẩn theo cách phát âm nhé! Ví dụ chị Chi viết là "phtoroie", quá đúng rồi vì trong trường hợp này "v" đọc là "ph", hihi! 


@anh Thanh Lương: Vậy là có những "mùi Tây" trong ký ức Moldova- Kishinev đầy ăm ắp của anh chị em chúng ta, nó đã biến thành "Mùi ta" mất rồi!


 



Từ: ChiNB
20/12/2012 10:03:15

 


@ Meomun: Chị gửi cho em bữa trưa SV năm ngoái bọn chị đã được ăn ở Kishinhop, trong đó có món phtoroie là kaleta + gretrko đấy



 


 



Từ: Meomun
20/12/2012 09:22:31

@Anh Lương: Hì hì, tác giả chưa đưa ra còm "tổng kết" được đâu. Vì có người mới trách MM tại sao lại quên hương Siren quanh Ob 10, nhưng Siren thì anh MoN mới cảm nhận rõ nhất thì phải, qua bài viết "Siren" mới đây của anh. Còn mùi borsch nồng nàn trong suốt thời SV nữa! Để nuôi dưỡng cái mùi nồng nàn ấy qua tháng năm, MM vẫn nhận được những gói lá nguyệt quế (Lavrovưi list), gia vị nấu borsch...Tiếc là ảnh minh họa để trong máy ở nhà rồi.    



Từ: LuongDT
19/12/2012 22:21:19

Cảm ơn mọi nguời đã đóng góp cho bữa tiệc mùi ngày càng hoành tráng.


skumbria là loại cá giống cá nục của VN, khá tanh nhưng nạc. Nấu thì phải mở hết cửa.


Kilki là cá nhỏ thường muối mặn, ăn với bánh mì và hành. SV hết tiền chỉ ăn hai thứ đó. Vì chỉ cần 2 con kilki bé bằng 2 ngón tay muối mặn,  có thể ăn hết nửa cái bánh mì. Đấy là kỷ niệm đời sinh viên nghèo nhưng thật giầu tình yêu, sống lãng mạn, dành tiền đi xem phim để về ko biết tên phim là gì.


Hồi sang Phần lan tưởng được nếm lại món kilki Nga, ai ngờ nó lại có vị ngọt nên không thích. đã chót quen với mùi vị Nga rồi.


 



Từ: KhoaDT
19/12/2012 22:14:01

Anh Hiền có vẻ tâm đắc với các mùi vị của cuộc sống SV mấy chục năm trước nhỉ. Đúng là trong tất cả các mùi thì đáng sợ nhất là mùi tất của các bạn Nga & Môn cùng phòng. Còn mùi Kilky thì có vẻ các em của chúng ta (MM et al.) không biết thì phải. Cuộc sống các em kgu sau này chắc không đến nỗi "đói" như hồi tụi mình. Còn mùi "salo" nữa, chắc không phải ai cũng biết. Ai đã ăn bánh mỳ đen với salo rồi thì đều nhớ.  



Từ: Meomun
19/12/2012 22:09:17

@Anh Hiền: Hôm nọ "hoài cổ", em tưởng đây là cá kilki nên ra CH thực phẩm Nga mua về, hóa ra ko phải: Nó là Shprotưi.



Từ: HienVC
19/12/2012 22:01:01

@MM: Grechko ( grechikha)là kiều mạch. hạt mầu nâu ở nhà ăn SV bao giờ cũng có, ăn bùi bùi, thường là món thứ 2 ( btoroe) là các món có thịt thì bao giờ cũng có garnila- chất bột độn kèm theo như khoai tây nghiền , cơm, mỳ (vermisel)...., grechko là một trong những loại garnila như vậy.





Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s