KGU Tạo bài viết  
Thứ bảy 23 Tháng hai. 2013

MƯA XUÂN




Tác giả: Nguyễn Bính

Nguyễn Bính không cố đi tìm những từ lạ, lối diễn đạt lạ. Ông chỉ sử dụng ngôn ngữ bình dân nhưng với ngòi bút tài hoa, ông đã để lại cho đời nhiều bài thơ xuất sắc, trong đó “Mưa xuân” – một bài thơ tuyệt đẹp là ví dụ điển hình(Nguyễn Tường Thụy)

Mưa xuân

Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

 

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.

 

Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.

 

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem!

 

Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe.
Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.

 

Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

 

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng!

 

Mình em lầm lụi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê!
Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.

 

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”.

 

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ

Để mẹ em rằng hát tối nay?


Người post: ThanhLK

Ngày đăng: 23-02-2013 00:12






Xem 1 - 10 của tổng số 26 Comments


Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: Guest hoàng sơn
21/05/2021 09:26:15

Cô ThanhLK ơi! cô cho cháu xin thông tin về bức tranh "thiếu nữ bên khưng cửi" đó với ạ.


cháu cảm ơn cô nhiều...!



Từ: ThanhLK
01/03/2013 20:46:06

Không ngờ KHC lại là một nhà bình luận thơ sâu sắc thế: “Nàng mơ màng, nàng trễ tràng với khung cửi. Ngoài kia mưa xuân phơi phới bay, làm sao ngồi đây mà dệt cho đặng. Khung cửi chỉ là cái cớ, cái nền cho bài thơ”. Với lời bình như thế này, mình đoán KHC phải có những tác phẩm thơ hay chưa “trình làng” ở chợ KGU này. Cám ơn KHC đã đăng bài bình “điển hình” (vì mình cũng đã đọc một số bài bình rồi) về bài thơ Mưa Xuân của nhà thơ Nguyễn Bính.



26/02/2013 15:25:50

 


 


 


 


 


Xin lỗi bác TuyeHa, em gái của chị sexy và chăm chỉ quá. Em đang dệt lụa, em bên khung cửi, đúng quá, logic quá. Mềnh thích hình ảnh minh họa của tác giả hơn. Nàng đang quay tơ. Phi logic, nhưng hợp với thơ. Bác Nguyễn Bính chẳng hiểu em. Em đang quay tơ đấy, em chỉ dệt cái mộng vàng thôi. Nàng ngồi đợi đến ngày hội làng. Nàng nhớ người yêu, nàng chờ anh ấy, nàng mặc đẹp, nàng mặc kệ "giường cửi lạnh"... Nàng mơ màng, nàng trễ tràng với khung cửi. Ngoài kia mưa xuân phơi phới bay, làm sao ngồi đây mà dệt cho đặng. Khung cửi chỉ là cái cớ, cái nền cho bài thơ. Ba cái sợi tơ, làm sao mà bán? Nàng hơi đứng tuổi, nàng vấp mấy lần. Nhưng còn hy vọng. Còn lâu mùa xuân "mới cạn ngày" và điều quan trọng là anh ấy đã hẹn... chả thiết làm nữa... Ham chơi đê...


 Mới 18 tuổi, cha Nguyễn Bính già dặn quá, hiểu đời quá, thảo nào mà chuân chuyên, lận đận...


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 



26/02/2013 15:18:17

Guest's com.: (sưu tầm)


 




Nguyễn Bính xuất hiện lần đầu trên văn đàn năm 1936 với bài Mưa xuân.


Trong Mưa xuân đã thấy xuất hiện hai đặc điểm: thơ ngâm  thơ thoại. Nhờ hai yếu tố này mà thơ Nguyễn Bính sớm đi vào lòng người. Mưa xuân kể chuyện một cô gái quê đợi gánh chèo về làng hát trong dịp tết để gặp người yêu.


Thời ấy làm thơ về cuộc sống thôn quê là một nhu cầu, một "tất yếu", hầu như nhà thơ nào cũng viết dăm ba “bức tranh quê”. Nhờ sự lựa chọn của Hoài Thanh trong Thi Nhân Việt Nam mà nhiều bài sau này trở thành bài học thuộc lòng cho học sinh như thơ của Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Tế Hanh, Bàng Bá Lân... , những câu dễ đọc, dễ nhớ:


 


Chiều hôm đón mát cổng làng


Gió hiu hiu thổi mây vàng êm trôi (Bàng Bá Lân)


 


 Thơ Nguyễn Bính cũng dễ đọc, dễ hiểu, nhưng không thể trở thành bài học thuộc lòng cho trẻ nhỏ, bởi nó có tình và nó đi ra ngoài quỹ đạo “ngây thơ” của những "bức tranh quê" cùng thời. Dù với giọng rất vô tư, thơ Nguyễn Bính luôn luôn chở cái bi đát của số phận. Tính chất bi đát gắn bó với hai chữ bạc mệnh, tiềm ẩn ngay trong những câu thơ tưởng như vui nhất của bài Mưa xuân:


 


Em là con gái trong khung cửi


Dệt lụa quanh năm với mẹ già


Lòng trẻ còn như cây lụa trắng


Mẹ già chưa bán chợ làng xa (Mưa xuân)


 


Lời người con gái tự giới thiệu mình: nàng ví nàng như cây lụa trắng mà mẹ chưa đem bán. Nếu nói thơ Nguyễn Bính có chất ca dao, thì quyết không phải là ở những yếu tố ngoài da như thôn Đông, thôn Đoài, mà ở đây, gói trọn trong câu “mẹ già chưa bán chợ đàng xa” đã có chất ca dao (thân em như tấm lụa đào, nắng mưa giữa chợ biết vào tay ai). Rồi nhờ ở chữ bán, nó còn có chất Nguyễn Du (rẽ ra cho thiếp bán mình chuộc cha) nữa.


Ngay trong những câu thơ “khai bút”, ở tuổi 18, Nguyễn Bính đã nhìn thấy số phận bán mình của người phụ nữ, một ảnh hưởng Kiều và ca dao giao thoa trong tư tưởng.


Người con gái quê trong bài thơ Mưa xuân ấy, rất mới, nàng đợi người tình trong đêm hát chèo, lòng say đắm:


 


Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm


Em mải tìm anh chả thiết xem


Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh


Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em (Mưa xuân)


 


Hai câu: Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh / Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em chứng minh một thiên tài vừa xuất hiện, với hai hình ảnh đắt giá "đêm nay giường cửi lạnh"  "thoi ngà nằm nhớ ngón tay em", nhẹ nhàng, thanh thoát, tự nhiên như lời nói, nhưng về mặt nghệ thuật thi ca là những hình ảnh tuyệt vời, sâu sắc, hiếm quý, khơi gợi nhục tình.


Nhưng gã trai lỗi hẹn, và:


 


Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay


Hoa xoan đã nát dưới chân giày


Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ


Mẹ bảo:“Mùa xuân đã cạn ngày” (Mưa xuân)


 


Nhưng người tình không đến, hội làng đã hết: mưa xuân đã ngại bay, và hoa xoan đã nát dưới chân giày, lại những hình ảnh tuyệt vời nữa. Tất cả chấm dứt bằng lời mẹ “xuân đã cạn ngày” như một chung kết cho tàn lụi: xuân đã chết.


 




Từ: TungDX
26/02/2013 07:31:47

Lời bình của NghiPH là chí lý


“Tao” ở đây là "lần", "lượt", "phen".  “........ Thành ngữ “Năm tao bảy tuyết” có nghĩa là năm lần bảy lượt.


Có lẽ ngoài ý này ra NghiPH còn có dụng ý cải chính cho Nhạc sỹ Huy Thục vì ông đã lỡ giải thích là "năm thì mười họa", không hợp  lí (trên TV- Làn điệu Việt). Do là trao đổi bằng lời khi phỏng vấn bàn về bài Mưa Xuân nên chưa có cơ hội đính chính. Hà hà hà... đúng không?



Từ: ThanhLK
26/02/2013 00:07:14

Cám ơn HT và Hiền Đại ca về thông tin (chắc ít người biết) rằng Nguyễn Bính chính là tác giả lời bài hát nổi tiếng thời chống Pháp, lại ít được nhắc đến. Đúng là đã có một “thời xa vắng” như thế. Em cũng đồng ý kiến với sự “so sánh” của anh Hiền trong trường hợp này. Nhà thơ đa tài NB thật thiệt thòi. Tuy nhiên, em Cúc nói rất đúng: “Nhà thơ Nguyễn Bính sẽ không tủi phận vì bạc mệnh bởi dã được những Comments của người Kgu (và bạn bè) làm cho bài thơ "mưa xuân" không bao giờ ngưng nghỉ



Từ: HienVC
25/02/2013 22:12:02

@HT: Bài hát Tiểu đoàn 307 là tác phẩm của nhạc sỹ ( hình như là công giáo) Nguyễn Hữu Trí,  lời của Nguyễn Bính là hoàn toàn chính xác.


Đã có một thời gian khá dài người ta đã cố tình không nêu tên Nguyễn Bính với tư cách là tác giả lời bài hát do "được coi là" có dính dáng đến NVGP.


Cuộc kháng chiến 9 năm chống xâm lược Pháp là một thỏi nam châm vĩ đại thu hút tất cả mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ do vậy việc NB - một nhà thơ nổi tiếng từ trước CM tháng 8 cùng nhiều văn nghệ sỹ khác tham gia là một điều dễ hiểu.


Liên quan đến bài hát này có lẽ không thừa khi nhắc đến cố ca sỹ Quốc Hương, một người con của đồng bằng sông Cửu Long và một người khác nữa cũng rất nổi tiếng - cố tiểu đoàn trưởng Phạm Hồng Sơn, một thương binh nặng trên giường bệnh đã tự học để trở thành một dịch giả tiếng Nga trong những ngày đầu hòa bình sau năm 1954.


Esênhin được coi là nhà thơ- con chim họa my của nông thôn Nga, Nguyễn Bính có lẽ cũng vậy nhưng là của làng quê nước Việt. Không biết nói như vậy có chính xác không vì mọi sự so sánh đều khập khiễng!



25/02/2013 16:19:35

Các ACE à, Ngọc đây nhà quê, trong các nhà thơ mới thích nhất là Nguyễn Bính, dễ đọc, dễ cảm thụ.


Những nhà thơ khác cũng hay nhưng ko thích bằng.


Mọi người có biết Nguyễn Bính chính là tác giả phần lời của bài hát nổi tiếng "Tiểu đoàn Ba lẻ bảy" ko? Nhạc sỹ Nguyễn Hứu Trí đã phổ nhạc bài thơ của Nguyên Bính (được sáng tác đầu 1950). Hơi bất ngờ, đúng ko vì rất khó hình dung tác giả ca từ bài hát đó lại là NB chân quê trước 1945



Từ: CucNT
25/02/2013 10:38:13

Thơ NGuyễn Bính thì không phải bàn nữa. Điều đáng ghi ơn là người đã chọn và post lên. Nhà thơ Nguyễn Bính sẽ không tủi phận vì bạc mệnh bởi dã được những Comments của người Kgu (và bạn bè) làm cho bài thơ "mưa xuân" không bao giờ ngưng nghỉ!



25/02/2013 07:02:02

Xin chúc mừng chị Kim Thu nay đã là thành viên của studentkgu.vn (Nhóm Bạn bè). Hy vọng chị có nhiều bài viết, nhiều còm cho trang web.




Trang:  1 | 2 | 3 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s