KGU News >>Văn học
KGU Tạo bài viết  
Thứ tư 27 Tháng hai. 2013

NGƯỜI LÍNH ẤY




Tác giả: CucNT

Tôi sinh ra vào cuối năm 1966 khi giặc Mỹ đang điên cuồng đem bom đánh phá miền Bắc. Vào những tháng ngày mưa bom bão đạn đó, một người anh đã cuốc bộ từ Quảng bình ra Hà nội nhập học ở trường Đại học Tổng hợp. Khi đi qua làng tôi, giữa 2 chiếc cầu, cầu Nga và cấu Cày, một đoàn máy bay Mỹ ào tới. Anh đã nép vội bên vệ đường chờ máy bay bay qua mới dám căm cổ chạy qua cầu. Tôi đã cất tiếng khóc chào đời dưới thềm  hoa cau thơm ngát trong tiếng bom rền đạn rú đó. Dấu ấn ấy đã ghi sâu vào tâm khảm của anh suốt cuộc đời.

Anh nhận ra tôi sau 46 năm khi tôi xuất hiện trên trang Web Kgu với bài tự truyện “Anh trai tôi”. Tôi tham gia trang web Kgu hơi muộn, chưa có dịp để tham gia hội Du xuân ở Hà nội  nên chưa quen biết nhiều những người trong hội Kgu. Chúng tôi gửi cho nhau nhiều thư qua email. Cả anh và tôi đều ao ước gặp nhau để ôn lại chuyện xưa và gắn kết tình cảm cho hôm nay, mai sau. Tháng 8/2012, có dịp ra Hà nội, tôi mong được gặp anh nhưng cả 2 anh em đều chưa biết mặt nhau nên tôi cũng ngại. Tôi nhờ anh Khánh giúp và anh Khánh đã nhận lời. Anh Khánh cũng chưa biết mặt người đó nhưng anh sẽ nhờ 1 người Kgu giúp. “Anh ấy là rể của Kgu nhưng nhiệt tình lắm, em yên tâm!”

Tôi đi tắcxi  từ Sân bay về Kim Mã (nơi nhà bạn gái). Kịch bản cho cuộc gặp gỡ “như chưa hề có cuộc chia ly” do anh Khánh và người KGu đó bố trí sẽ diễn ra vào lúc 17 giờ ở quán cá Giò. 16 giờ anh đã gọi cho tôi “Anh đây! Anh là Kỳ Minh đây! Anh sẽ đón em và đưa đến gặp anh em nhé!” Tôi bước ra đã nhìn thấy anh dừng xe bên kia đường.Tôi đang đứng nhìn  lúc nào giữa đường ít xe, chờ lúc thuận tiện để băng qua thì đã thấy anh băng băng đi qua đường. Khác với hình dung của tôi là anh có dáng lom khom của 1 người đã đến tuổi nghĩ hưu. Anh cao lớn và quả thật tôi hơi bối rối vì anh đẹp trai quá. Tôi hình dung ra hình ảnh lúc trẻ của nghệ sỹ hài Quốc Anh hay ca sỹ Quang Dũng.  Anh dắt tay tôi dẫn qua đường. Đúng là cử chỉ của một người lính. Anh mở cửa cho tôi vào “Đây là chị Chi, vợ anh”. Chị Chi nhỏ nhắn, xinh đẹp, dịu dàng, đúng là con gái đất Hà thành. Sự nhiệt tình và niềm nở của anh chị đã làm những ái ngại nơi tôi biến mất. Xe chuyển bánh, tiếng nhạc vang lên. Anh đã mở cho tôi nghe bài hát “Chuyện tình dưới đêm sao” thơ của chị Thanh và anh Bắc Hải phổ nhạc. Khi đọc thơ, tôi không cảm nhận được bài thơ hay đến thế. Chỉ khi này, khi đang ngồi bên anh chị, những người bạn lần đầu tiên gặp mặt, lời thơ được cuốn vào khúc nhạc ngân lên trong giọng hát thiết tha  của người ca sỹ tôi mới thấy bài hát hay qúa chừng. Tôi cảm nhận được sự tinh tế của anh chị khi mở cho tôi nghe bài hát đó. Trong lòng tôi dào lên một tình cảm quý mên đối với người Kgu!

Xe tới quán lúc 17 giờ kém 15 phút. Anh Khánh đã có mặt ở đó. Anh Khánh đã từng biết tôi trong lần gặp gỡ ở nhà anh Châu vào dịp Tết dương lịch năm 2011 nhưng tôi thì không để ý. Lần đó tôi mới tham gia Hội kgu nên cứ nép mình bên chị Tuyết, ái ngại vì thấy mình con nít lạ lẫm giữa những anh chị đã thân thiết nhau từ lâu. Ấn tượng đầu tiên của tôi về anh Khánh là anh ấy có khuôn mặt trẻ hơn tuổi 60 của anh nhưng cái đầu thì bạc trắng. sau này có dịp tiếp xúc nhiều lần, tôi nhận ra đằng trong cái đầu bạc trắng ấy là một kho kiến thức mênh mông mà chuyện gì cũng cuốn hút tôi.

Anh chị dẫn tôi đến  chiếc bàn đặt gần hồ nước. Ngồi ăn chúng tôi có thể nhìn thấy cá quẫy và ánh nắng chiều hắt lên mặt nước long lanh.

 Anh Minh bảo tôi đi vào trong quán, chừng nào anh bấm điện thoại thì bước ra. Tôi ngồi khuất sau bức tường mà lòng xốn xang quá. Tôi đã nói với anh chị sự ái ngại của mình rằng hình thức của tôi kém quá, không biết khi gặp anh ấy có thất vọng lắm không. Chị Chi động viên, ở cái tuổi này rồi, anh chị chỉ quý tình nghĩa, không ai để ý nhiều đến hình thức đâu em. Đúng 17 giờ thì anh ấy tới. Hình như là người lính thì không ai chậm trễ dù 1 phút. Tôi đi ra, đang rụt rè bước tới thì anh lao tới ôm chầm lấy tôi. Theo bản năng, tôi cũng ôm chầm lấy anh. Chúng tội ôm chặt lấy nhau mấy phút mới rời ra. Quán hôm đó vắng khách mà có lẽ nếu đông khách chúng tôi cũng vẫn cứ ôm nhau như thế.

Thì ra anh Minh hẹn anh ấy ra để gặp nhau kể chuyện về quê chứ không nói tôi ra Hà nội. Đứng là kịch bản của một nhà văn nghiệp dư. Khi tôi bước ra, linh cảm cho anh biết đó là tôi nên anh đã lao tới ôm chầm lấy đứa em gái sau 46 năm mới gặp lại. Chúng tôi ngồi nói chuyện rất lâu. Anh Khánh bảo anh chọn quán cá Giò này vì đấy là sản phẩm đề tài ương giống của bộ KHCN của anh tạo ra. Các anh đều nói rằng sau khi đọc “anh trai tôi” mọi người đều cảm thông và thương yêu em.

Mỗi người kể về những năm tháng đã qua của mình. Anh ấy kể tên Cúc là tên loài hoa anh thích và tên của chị gái anh ấy đã mất trước lúc tôi ra đời. Giữa chúng tôi có nhiều điều trùng hợp đến lạ kỳ mà cả anh và tôi đều cho rằng kiếp tiền định chúng tôi là anh em 1 nhà và kiếp này nhất định sẽ thực hiện điều đó.

Bố tôi đặt tên tôi là Cúc vì tôi sinh ra vào mùa thu và ông đã bảo sau này đường tình duyên của tôi sẽ có phần long đong lận dận hơn các chị sinh ra vào mùa xuân hay mùa hè.

Anh Kỳ Minh kể vào cái tối sinh ra anh, ông ngoại anh là tiểu thuyết gia đầu tiên của Việt nam Hoàng Ngọc Phách nhìn thấy một ánh sáng lạ quyét ngang qua bầu trời nên đặt tên anh là Kỳ Minh. Quả đúng như thế. Tôi đọc những bài thơ của anh và cứ nghĩ anh là nhà thơ nghiệp dư. Trong tâm tưởng của tôi, anh là người ủy mị thướt tha như những vần thơ như khi đọc “Hai mươi phút của lính” tôi lại cảm nhận tình người sâu sắc, bao la trong anh và khi gặp anh với tác phong và cử chỉ tôi hiểu rằng đó là một người lính rất quyết đoán chuẩn xác nhưng đầy ắp tình yêu thương. Đúng là một ánh sáng lạ trên bầu trời, ánh sáng của sự anh minh!

Chúng tôi kể cho nhau nghe về gia đinh, kỹ niệm những năm tháng đã qua và không khỏi không nhắc tới những năm tháng đất nước đắm chìm trong chinh chiến. Có lẽ ai cũng biết ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng tám 1945. Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng 8/1945 đã đập tan xiềg xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thập kỹ, khai sinh ra nước Việt nam dân chủ Cộng hòa. Thắng lợi đó đánh dấu một bước nhảy vọt của lịch sử phát triển dân tộc, đưa dân tộc ta đến một kỹ nguyên mới, kỹ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. .Mấy năm trước khi  chuẩn bị cho cuộc thi tìm hiểu về lịch sử ngàn năm Thăng long, Hà nội. Tôi có đọc bài báo viết về Người Hà nội và ở đây một trang sử mới được mở ra.

 

Trong tất cả các cuộc cách mạng, đặc biệt là cách mạng giải phóng dân tộc, vấn đề xác định thời cơ, chuẩn bị trước lực lượng cách mạng để kịp thời hành động khi thời cơ đến là những yếu tố hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại.

Chớp thời cơ, đem sức ta mà giải phóng cho ta

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một minh chứng sinh động về sự sáng suốt nhạy bén trong nhận định và chỉ đạo chớp thời cơ khởi nghĩa của Đảng ta.

 
 

Trên núi rừng Việt Bắc, nhận định rõ tình hình ngoài nước sắp đi đến kết thúc cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ hai, mặc dù đang trong cơn ốm nặng, nhưng khi tỉnh lại, Bác Hồ đã dặn dò đồng chí Võ Nguyên Giáp những lời tâm huyết: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến. Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Trong bức thư ký tên Nguyễn Ái Quốc, Bác kêu gọi toàn dân:

“Hỡi đồng bào yêu quý!

Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến.

Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta!”


Khi ấy, ở châu Âu, chủ nghĩa phát-xít Hitle đã sụp đổ từ đầu tháng 5/1945 khi đại quân của Nguyên soái Liên Xô Zhukov tiến vào Thủ đô Berlin. Còn ở châu Á, phát-xít Nhật thua trận liên tiếp trên các chiến trường châu Á- Thái Bình Dương cũng đã đến ngày tận số. Thực dân Pháp đã dâng Đông Dương cho phát-xít Nhật, nay lại rắp tâm trở lại tái chiếm Đông Dương sau khi quân phiệt Nhật phải chịu đầu hàng Đồng Minh.

Cách mạng nước ta, nếu muốn hoàn thành sự nghiệp giành độc lập, thì phải nổi dậy giành lấy chính quyền ngay trước khi quân đội nước ngoài vào tước khí giới quân Nhật. Việc khó, lại phải làm nhanh, nếu không có sự chuẩn bị từ trước, thì công cuộc tổng khởi nghĩa không thể nào thực hiện được.

Điều may mắn là từ tháng 5/1941, theo nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ tám, Mặt trận Việt Minh ra đời với những khẩu hiệu hợp lòng dân đã tập hợp được quần chúng vào các đoàn thể cứu quốc, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, già trẻ, gái trai, bất kỳ ai có nguyện vọng độc lập, tự do đều được tham gia vào đoàn thể, để giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ.

Từ khi phong trào có được chỗ dựa là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, thành lập ngày 22/12/1944, phát triển nhanh chóng thành Đội quân giải phóng, các cuộc khởi nghĩa từng phần lập được khu giải phóng phát triển mở rộng từ xã lên huyện, huyện lên tỉnh rồi từ 3 tỉnh mở rộng ra 6 tỉnh (Cao- Bắc- Lạng- Thái- Tuyên- Hà), đưa các cuộc khởi nghĩa từng phần tiến lên thành Tổng khởi nghĩa toàn quốc, phá kho thóc để tự cứu đói, tịch thu triện đồng của chánh tổng, lý trưởng, đập tan chính quyền tay sai ở cơ sở- nơi nào quân Nhật và bè lũ tay sai không phản ứng bằng bạo lực thì cách mạng phát triển hòa bình bằng bạo lực chính trị.

Nơi nào chúng chống lại bằng vũ lực đàn áp, thì quần chúng cách mạng phải dùng đến biện pháp quân sự đánh bại thế lực phản cách mạng.

 
 

Đêm 19/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc do Tổng Bộ Việt Minh thành lập đã hạ lệnh Tổng khởi nghĩa. Thay mặt Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, đồng chí Võ Nguyên Giáp, với bí danh Văn, đã ký Quân lệnh số 1 gửi cho toàn quốc, rồi ngay sau đó trực tiếp chỉ huy một đơn vị giải phóng quân Nam tiến, đánh quân Nhật đang chiếm đóng Thái Nguyên, để mở đường tiến về Hà Nội.

Khi ấy, ở nội ngoại thành Hà Nội, tuy lệnh chưa về đến nơi, nhưng Thành ủy Hà Nội dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Khang, Xứ ủy viên, đã chủ động phát động các đoàn thể cứu quốc đứng lên đoạt triện đồng của lý trưởng ở nhiều xã, làm tan rã chính quyền bù nhìn ở một số huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Hoài Đức.


Trước đây khi học lịch sử tôi đọc được rằng chiều 17/8, trước khi Cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra 2 ngày  trong nội thành Hà Nội, Ngày 17 tháng 8, cuộc mít tinh của Tổng hội công chức chính quyền Trần Trọng Kim tại quảng trường Nhà hát Lớn thành phố để ủng hộ chính phủ thu hồi chủ quyền. Những người cách mạng do Việt Minh điều khiển đã cướp Micrô của Tổng Hội Công chức chính quyền Trần Trọng Kim biến cuộc Mít tinh thành cuộc tuần hành thị uy của quần chúng cách mạng do Việt Minh điều khiển.

Lúc đó tôi xúc cảm mãnh liệt, thấy được sự ly kỳ của cuộc Cách mạng tháng 8/1945.

Khi đọc bài báo  “trang sử mở lại của một người Hà nội”, ngẫm lại tôi mới thấy, thực ra để thành công, diễn biến của lịch sử không giản đơn như thế.

Trước khi cuộc Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 nổ ra 2 ngày, có một người đứng trong hàng ngũ những người yêu nước Việt Nam đã mạnh dạn đứng ra tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại Hà Nội. Đó chính là hội trưởng hội ái hữu của công nhân viên chức tại Toà thị chính Hà Nội, cụ Trần Ngọc Sâm.


Cụ Sâm sinh ra trong một gia đình nghèo ở Hà Nội. Vì không có tiền học nên cụ phải đứng ngoài hiên trường Trí Tri để học mót.

Năm 1930, chàng trai trẻ Trần Ngọc Sâm đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng, hoạt động bí mật cùng hai đảng viên, có thể coi như lớp đảng viên đầu tiên của Hà Nội kể từ khi Bác Hồ tổ chức thành lập Đảng ở Hồng Công.
Năm 1945, giữa những ngày chuẩn bị tổng khởi nghĩa,Trần Ngọc Sâm đã đứng ra tổ chức một cuộc mít tinh với lời hiệu triệu:

“Tình thế nghiêm trọng! Người Pháp đang âm mưu cuộc tàn sát dân Việt Nam. Giờ cứu quốc đã đến. Quốc dân hãy đứng lên đoàn kết để đối phó với thời cuộc!”.

Bản hiệu triệu kêu gọi: “Toàn thể quốc dân nam, phụ, lão, ấu hãy tham gia vào cuộc biểu tình vĩ đại để ủng hộ nền độc lập và bài trừ chính sách thực dân!”.

Ngày 16/8, Tổng hội Công chức yêu cầu nhà in Lê Văn Tân in một văn bản tờ truyền đơn kêu gọi quốc dân tham gia cuộc mít tinh.

Theo kế hoạch, tối 16/8, Ban tổ chức cuộc mít tinh gồm 18 người họp tại Hội quán Tri Trí quyết định chương trình mít tinh và quyết định tổ chức cuộc mít tinh vào ngày 17/8 1945, sớm hơn dự định 1 ngày.

"Chúng tôi làm, chúng tôi chịu trách nhiệm trước lịch sử!"
Chương trình được đăng trên báo “Đông Phát” như sau: “Cuộc biểu tình của công chức tổ chức trước định vào 4h chiều thứ bảy 18/8/1945, song vì tình thế cấp bách nên phải làm ngay hôm nay, 17/8/1945”.

Đăng trên báo “Đông Phát” còn có khẩu hiệu yêu nước, nhìn trước dã tâm quay lại xâm lược của thực dân Pháp: “Nước Việt Nam của người Việt Nam!”; “Dồn Pháp kiều vào khu riêng”; “Đả đảo chính sách thực dân!”.


Cuộc biểu tình được đăng công khai trên báo ấy là cuộc biểu tình của những người yêu nước Việt Nam, cụ thể là của nhân dân thủ đô Hà Nội và do một người đảng viên cộng sản tổ chức. Tuy nhiên, đáng tiếc nó đã bị lầm tưởng là cuộc mít tinh của bọn phản động, tay sai chính quyền Trần Trọng Kim.

Trong ngày hôm đó, rất bình tĩnh và thông minh, ban tổ chức đã sắp xếp để cho ông Trần Văn Tùng gặp thị trưởng Trần Văn Lai. Còn đích thân trưởng ban tổ chức Trần Ngọc Sâm cùng ông Đào Trọng Kim (sau này tham gia chính quyền lâm thời) và Nguyễn Văn Quảng (sau công tác tại Đảng bộ TP.HCM) đi một ô tô (do Nguyễn Văn Tùng bố trí) đàng hoàng đến gặp khâm sai Bắc Bộ phủ Phan Kế Toại ngay chiều 15/8.

Tại Bắc Bộ phủ, ông Khâm sai nói với họ: - Các ngài không nên làm như vậy! Các ngài không nghe thì các ngài phải chịu trách nhiệm trước lịch sử!

Khi đó, anh Sâm đã đứng dậy và nói: - Chúng tôi làm, chúng tôi chịu trách nhiệm trước lịch sử! Đến đây gặp Khâm sai là để bảo: Đừng vì lí do gì mà can thiệp, cản trở việc làm của chúng tôi!

Mục đích của cuộc mít tinh này là công khai biểu dương lực lượng hùng mạnh của nhân dân Việt Nam bằng một “Diên Hồng”, chống đến cùng âm mưu thực dân Pháp quay lại và đả đảo chính sách thực dân.

Cuộc mít tinh đó là của những người yêu nước. Nhưng sau đó, Uỷ ban Quân sự Cách mạng, Xứ uỷ, Thành uỷ Hà Nội cùng các tổ chức Cứu quốc, tổ chức Việt Minh phát triển thêm và biến nó thành cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh.

Đội tuyên truyền xung phong dân chủ thảo bài hiệu triệu ủng hộ Việt Minh và giao cho cô Nguyễn Khoa Diệu Hồng, một thiếu nữ Huế đọc. Tổ tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu tích cực chuẩn bị tuyên truyền Việt Minh giao nhiệm vụ chiếm diễn đàn. Người  thảo bài diễn văn hung hồn đầy thuyết phục đã đó là ông Chu Văn Tích.


Mở đầu cuộc mít tinh tại Nhà Hát lớn là 3 hồi chiêng trống. Phạm Văn Xung vừa đọc xong lời khai mạc thì ở trước cửa hàng kim khí bên kia Nhà Hát lớn xuất hiện một cờ đỏ sao vàng, rồi tiếp theo lần lượt nhiều cờ đỏ sao vàng khác xuất hiện.

Nhiều người cõng nhau lên để dâng cao cờ cho nhân dân hoan hô Việt Minh.
Dứt tiếng hoan hô vang trời, Phạm Văn Xung (trong ban tổ chức giao micro cho Ngô Quang Châu, một đội viên văn hoá cứu quốc ở chung nhà với Chu Văn Tích). Trước đó, Chu Văn Tích đã xin gặp người tổng chỉ huy cuộc mít tinh Trần Ngọc Sâm trao đổi kế hoạch để đội tuyên truyền lên diễn thuyết yên tâm hơn.

Tiếp theo Ngô Quang Châu, Nguyễn Khoa Diệu Hồng đã nhận micro và mời đồng bào trật tự im lặng rồi đọc bài phát biểu do Chu Văn Tích đã chuẩn bị từ trước, đại ý là: Nhật đã đầu hàng. Ta có thời cơ dành lại độc lập, đồng bào hãy ủng hộ Việt Minh khởi nghĩa.

Sau Diệu Hồng là chị Từ Trang (tổ tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu) lên diễn thuyết. Hết lời 3 người nói, tiếng hoan hô còn kéo dài. Đã đến lúc cần thực hiện chương trình tuần hành.

Đồng chí Trần Ngọc Sâm lên lễ đài cầm dùi đánh 3 tiếng trống. Đồng bào bắt đầu tuần hành theo kế hoạch đã định. Các trật tự viên đeo băng đỏ thứ tự dẫn các đoàn diễu hành đi qua các đường phố như kế hoạch đã công bố trên báo buổi sáng ngày 17/8/1945.


Đến những năm 70, khi đọc được những điều viết chưa chính xác về cuộc mít tinh ngày 17/8/1945, nhiều lần ông Sâm viết thư cho các đồng chí lãnh đạo Đảng như: Tổng bí thư Trường Chinh, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Phạm Thế Duyệt… Sau đó, đã có một cuộc hội thảo được tổ chức tại Văn Miếu, Hà Nội.

Nhà sử học Trần Quốc Vượng đã khuyến khích ông Sâm: “Nếu anh không cố gắng làm rõ mà anh mất đi thì không còn ai đặt vấn đề xác minh chính xác lịch sử được!”.

Theo lời khuyên ấy, ông Sâm tiếp tục nhiều lần đến các nhà xuất bản, các cơ quan báo chí đề nghị sửa chữa lại đoạn sách giáo khoa lịch sử viết về cuộc mít tinh ngày 17/8/1945 và ông sẵn sàng cung cấp tài liệu tin cậy để các cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu đầy đủ hơn.

Tiếc rằng, chưa kịp làm được điều đó, ông đã qua đời vào một mùa xuân năm 2001 với những tư liệu còn chưa được công bố.

 

Những người lãnh đạo nòng cốt của cuộc Cách mạng tháng 8/1945 đó, Ông Nguyễn Khang, ông Trần Ngọc Sâm, Chu Văn Tích, Trần Lâm, Nguyễn Khoa Diệu Hồng vv lại tiếp tục hoạt động hết sức mình cho đất nước, nhân dân.

Tháng 8/1945 trong bộn bề công việc của Chính quyền mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị phải xây dựng ngay một Đài Phát thanh để tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ, phản ánh tình hình thời sự trong nước và quốc tế đến với người dân. Đồng thời là vũ khí sắc bén đập tan những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới. Ông Trần Lâm, khi ấy mới 23 tuổi, được giao trọng trách này.

 
 

9 giờ sáng ngày 22/8/1945, ông Trần Lâm cùng với hai ông Trần Kim Xuyến và Chu Văn Tích được gọi đến Bắc Bộ phủ nghe ông Xuân Thủy truyền đạt chỉ thị của Bác Hồ.

Dẫu chưa có nhiều hiểu biết cụ thể về Đài Phát thanh, nhưng bằng lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ được sống trong không khí của một dân tộc vừa giành được độc lập tự do, các ông đã hình dung rằng Đài Phát thanh phải có ba bộ phận chính: máy phát sóng, phòng thu thanh (studio) và bộ phận biên tập nội dung.

Ông Trần Kim Xuyến được giao lo máy phát sóng, ông Chu Văn Tích xây dựng studio, còn ông Trần Lâm vốn có kinh nghiệm làm đội viên Đội tuyên truyền xung phong nội thành Hà Nội, từng tham gia Hội truyền bá quốc ngữ lo phần tổ chức tòa soạn và nội dung..

 

Tôi  vốn rất ấn tượng với họ Chu (Tôi đã từng yêu 1 người mang họ Chu) , họ Chu có tính cách rất quyết đoán, nhớ lâu và làm việc gì thì làm hết mình.

Tôi tò mò hỏi anh Kỳ Minh, anh có liên quan gì tới ông Chu Văn Tích mà em rất ngưỡng mộ không? Anh Minh xác nhận, người đó là bố anh.

Tôi nói với anh Minh, anh hãy cùng mọi người viết lại một phần lịch sử để nhân dân hiểu rõ hơn!

Cuộc trò chuyện của chúng tôi kéo dài tưởng như không bao giờ dứt nhưng trời đã khuya, quán đã vắng khách, chúng tôi đành bịn rịn chia tay ra về. Anh ôm tôi thêm lần nữa, tôi cứ muốn dụi mặt vào ngực anh mà thổn thức cho 46 năm cách xa nhưng tôi không khóc. Tạm biệt anh và anh Khánh, anh Minh chị Chi đưa tôi về lại nhà bạn. Sự tận tâm của anh chị Minh Chi đã gieo vào lòng tôi một quyết định, tôi sẽ gắn bó mãi mãi với gia đình Kgu vì gia đình đó mới tuyệt vời làm sao.

Đêm về, nằm lại ở nhà bạn nhưng tôi không ngũ được. Anh nhắn cho tôi “Anh đã từng boăn khoăn  tự hỏi em là ai và bây giờ gặp em, anh mừng quá, hạnh phúc quá:


Rằng ai thì cũng là em,

Nơi miền quê ấy trắng thềm hoa cau

Qua rồi năm tháng thương đau,
Kiếp tiền định ấy, hẹn nhau chốn này!”

 

Tôi lên tàu về quê với bao cảm xúc. Ngày giỗ anh Lượng , tôi ôm lấy mẹ, mẹ ơi, mẹ đừng lo cho con nhé!Con gái út của mẹ đã có thêm người anh trai, Bên cạnh gia đìnhcựu học sinh Phan Bội Châu, tôi đã có thêm gia đình Kgu, tôi không đơn độc trong cuộc đời này!

Tôi tham gia trang Web Kgu tích cực hơn và nhận được từ đó tình người bao la. Anh Kỳ Minh và chị Bích Chi lại tiếp tục dảnh cho tôi sự quan tâm qua những lời Comments nhiệt tình. Cứ mỗi lần tụ họp chúng tôi lại gọi cho anh kỳ Minh để được nói với anh rằng, chúng tôi yêu quý anh biết chừng nào. Công việc gì của Kgu anh Minh cũng tham gia hết sức nhiệt tình. Chúng tôi nhìn thấy anh sau tay lái,  trên những chặng đường cùng người Kgu chia sẻ những mảnh đời bất hạnh,  gặp anh trong những cuộc thăm viếng người thân, nhìn thấy anh bên bàn tụ họp mà chị Chi đã chuẩn bị bao món ăn ngon để thết đãi mọi người. Tôi đọc được anh trên những trang viết, những vần thơ sâu lắng thiết tha, những kỹ niệm về quê ngoại, những lời bình sắc sảo, anh cẩn thận ngồi thống kê những thơ người Kgu viết về mùa Thu vv.  Cứ vài ngày không  thấy bóng dáng anh, tôi lại nhớ, lại hỏi “ Anh đâu rồi, Hội Kgu  thiếu anh là không vui đâu!”. Theo lời anh hướng dẫn, tôi tập tọe đi khiêu vũ và đã có thể bước những bước đầu tiên theo điệu nhạc. Anh Thắng hội trưởng cứ nói “Chúng ta phải sống tốt như Kỳ Minh”. Nhưng anh Kỳ  Minh lúc nào cũng bảo “Anh có làm được gì đâu!” anh nói thế bởi vì anh nghĩ thế. Anh làm điều tốt như là việc đương nhiên. Như ngày xưa bố anh đã làm tất cả vì Tổ quốc vì nhân dân mà chưa một  lần thắc mắc vì sao. Tôi chưa có dịp để được biết nhiều về anh về những người thân sinh ra anh nhưng tôi hiểu một điều anh là một người Linh (viết hoa) bởi anh đã được nuôi dưỡng trong một gia đình có tình yêu nước thương dân bao la, đức hy sinh cao cả vì nghĩa lớn và sự khiêm nhường ai cũng ngưỡng mộ.

Sắp tới Hội du xuân, tôi náo nức được gặp anh chị Minh, Chi ở Sài gòn để nói với anh chị rằng “em yêu quý anh chị nhiều lắm!  Cảm giác đầu tiên là rất quan trọng và chính anh chị đã tạo cho em cảm gíac thật thân thương đầu tiên khi em đến với gia đình KGU và anh chị đã tạo ra buổi gặp “như chưa hề có cuộc chia ly” đầy xúc động mà từ đó về sau chúng tôi đã trở thành anh em rất thân thiết.

Và em cũng muốn anh cùng con gái của ông Trần Ngọc Sâm và những nhà viết sử khác viết lại một phần trang sử vẻ vang của dân tộc để mỗi người  đều có cơ hội tiếp cận được những sự thật minh triết của lịch sử.

 

 

 


Người post: CucNT

Ngày đăng: 27-02-2013 12:12






Xem 41 - 50 của tổng số 54 Comments



Từ: CucNT
28/02/2013 11:45:22

Anh Tấn Định, anh Phư, anh Ngọc, anh Nghị, chị Ba và tất cả mọi người ơi! " viết lại lịch sử là rất khó" nhưng chúng ta cần sự minh triết của lịch sử.


Bà Trần Kim Anh ( con gái ông Trần Ngọc Sâm), làm việc ở Viện Khoa học Vật liệu, Viện khoa học và công nghệ Việt nam đang tích cực làm việc với những người làm công tác lịch sử, tìm gặp rất nhiều nhân chứng để  viết lại giai đoạn lịch sử đó cho đúng với thực chất của nó. Bà cũng đã nhiều lần tới gặp anh Chu Kỳ Minh để thu thập thêm tài liệu. Sau rất nhiều cố gắng của bà và những người công tâm với lịch sử, hiện nay trong 2 cuốn sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 và lịch sử nâng cao lớp 12 đã viết chính xác hơn về cuộc Mittinh ngày 17/8/1945.


Tiếc rằng trong Wikipedia vẫn viết "Ngày 17 tháng 8, cuộc mít tinh của Tổng hội công chức chính quyền Trần Trọng Kim tại quảng trường Nhà hát Lớn thành phố để ủng hộ chính phủ thu hồi chủ quyền".


Tất cả chúng ta kỳ vọng ở anh Kỳ Minh sẽ tích cực hơn nữa để nhân dân được tiếp cận với sự chính xác của lịch sử.


Chúng ta biết rằng thế hệ cha ông của chúng ta như ông Trần Ngọc Sâm, Chu Văn Tích đã làm tất cả vì nhân dân, họ đã sẵn sàng hy sinh sự sống của bản thân mình cho nghĩa lớn, cho độc lập dân tộc,tự do cho nhân dân mà không ai nghĩ tới mai sau lịch sử sẽ ghi nhận công lao của họ. Nhưng dân tộc chúng ta luôn tri ân những người con ưu tú của dân tộc đã dành cho chúng ta cuộc sống bình yên của hôm nay.


 



Từ: CucNT
28/02/2013 11:21:42

Cảm ơn anh Hiền đã "góp ý". Lúc đó chị Chi ngồi trong xe nên em Cúc thấy chị nhỏ nhắn. Khi bước ra xe, em Cúc mới thấy chị Chi dong dỏng cao. Lúc đó em Cúc đi giày cao 5 phân mà chị Chi đi dép thâp nên em Cúc cao hơn chi Chị đến 5 phân (Cảm ơn đôi giày!). Về sắc đẹp thì anh Hiền không thể phản bác được vì chị Chi xinh thật vả trẻ hơn tuổi gần 60 của chị rất nhiều.



Từ: CucNT
28/02/2013 11:10:01

Em xin nói lại cho rõ. Cuộc gặp gỡ diễn ra hôm đó giữa em và anh Tấn Định rất xúc động có sự chứng kiến của anh Minh và Chi. Chúng tôi nói nhiều đề tài. Trong dịp viết bài về cuộc thi tìm hiểu một ngàn năm Thăng long Hà nội, tôi có đọc được bài báo " Trang sử mới của một người Hà nội". Qua bài báo đó, tôi hiểu Cuộc biểu tình vào ngày 17/8/1945 không phải do cuộc mít tinh của bọn phản động, tay sai chính quyền Trần Trọng Kim tổ chức rồi 1 người của Việt Minh đứng lên cướp Micro đưa cho cô Nguyễn Khoa Diệu Hồng diễn thuyết và cuộc mít tinh đó biến thành cuộc biểu dương lực lượng của tổ chức Việt Minh (mà không xảy ra xô xát, đổ máu) như sách lịch sử đã ghi. Lúc đó tôi thấy như thế là thú vị, là hoành tráng nhưng khi ngẫm lại tôi nghĩ khác. Để có được sự thành công vang dội của Cách mạng tháng 8/1945, lịch sử đã không diễn ra gỉan đơn như thế. Cuộc Mít tinh ấy là kết quả cùa cả quá trình chuẩn bị công phu của các ông Trần Ngọc Sâm, Chu Văn Tích, Trần Lâm, Phạm Văn Xung, Nguyễn Khoa Diệu Hồng vv Như tôi đã kể lại trong bài viết này.


Anh Minh kể chúng tôi nghe lá cờ trên Nhà hát Lớn tung bay lúc đó là do ông Chu Văn Tích cùng cô Nguyễn Khoa Diệu Hồng đóng vai vợ chồng giấu cờ trong người và tự tay ông Chu Văn Tích treo lên.


Chúng tôi nói chuyện tới đó và chuyển qua đề tài khác.  Tôi rất ấn tượng với họ Chu nên có hỏi anh Minh anh có liên quan gì tôi ông Chu Văn Tích không, anh Minh bảo người đó là bố anh.


Những điều tôi viết trong bài này căn cứ vào những tư liệu hoàn toàn đã được kiểm chứng do tôi tra cứu trên mạng và những bài báo. Tất cả các tài liệu đều ghi “bài diễn thuyết  của cô Nguyễn Khoa Diệu Hồng là do ông Chu Văn Tích viết sẵn" nên tôi đã dày công tìm kiếm nguyên văn bài viết đó nhưng không tìm thấy. Tôi đã nhờ anh Tấn Định tìm hộ nhưng anh ấy đã tìm khắp 2 thư viện lớn ở Hà nội mà cũng không thấy.


Tôi chỉ biềt rằng đó là một bài diễn thuyết hết sức hùng hồn có sức mạnh vô biên lôi kéo được hàng vạn người đi theo Cách mạng và đã đưa tới sự thành công vang dội của Cuộc Cách mạng  tháng 8/1945 ( Như tất cả chúng ta điều đã biết.)


Riêng chi tiết “lá cờ trên Nhà hát Lớn tung bay lúc đó là do ông Chu Văn Tích cùng cô Nguyễn Khoa Diệu Hồng đóng vai vợ chồng giấu cờ trong người và tự tay ông Chu Văn Tích treo lên” ( Do chính anh Kỳ Minh kể)


Tôi viết như thế trong bài vì ở những tài liệu tôi đọc được đều ghi “lá cờ đó do ông Trần Lâm – nguyên Giám đốc Đài  tiếng nói Việt nam treo lên”.


Anh Minh đã Còm trong bài “có những chi tiết chưa được kiểm chứng” là ý đó. Sau khi Còm xong, anh Minh có gọi điện bảo tôi xóa câu đó đi vì anh nghe bố kể mà bố anh và cô Nguyễn Khoa Diệu Hồng đều đã mất rồi nên anh không muốn nhắc lại điều này nữa.


Tôi đã xóa bớt câu đó nên những ai đọc sau sẽ không hiểu nội dung comment của anh Minh.


Cũng như bố anh, lúc nào anh Minh cũng khiêm nhường.


 


 



Từ: ChiNB
28/02/2013 10:10:56

 


Bài em Cúc viết có nhiều dẫn chứng tư liệu lịch sử mà bản thân chị cũng ít để ý mặc dù là người trong nhà. Em Cúc quá khen làm bọn chị ngượng, khéo không dám tham gia Du xuân nữa.


@HienVC: Còm của Hiền làm mình buồn cười mãi, cứ để em Cúc tả mình là "nhỏ nhắn" > 1,60m càng có lợi cho nòi giống của dân Việt mình, đọc không chú ý đến nội dung chính mà chỉ để ý đến chi tiết quá phụ thế.


 


 



Từ: CucNT
28/02/2013 10:08:29

Xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ của tất cả anh chị em.


Cảm ơn anh Tấn Định. Em đã rất xúc động về cuộc gặp do anh Minh, chi Chi và anh Khánh dàn dựng cho anh em mình diễn vở "như chưa hề có cuộc chia ly". Em đã muốn việt trọn vẹn về buổi gặp đó nhưng em sợ rằng anh không đống ý khi em đưa tình cảm của anh em mình lên diễn đàn nên em đã viết về một người anh mà cuộc gặp đó dẫn dắt em đến sự hiểu biết về anh Chu Kỳ Minh là con trai ông Chu Kỳ Tích. Không ngờ em đã được anh hưởng ứng và còn "tiết lộ" thêm là "ôm em lâu hơn kịch bản của Thu Uyên" rồi còn "ôm em lần nữa" sau khi đọc bài viết này.


Cảm ơn anh và tin rằng "kiếp nào tiền định " đã cho phép chúng ta tìm thấy nhau ở chốn này. Hy vọng rằng tình anh em của chúng ta sẽ gắn bó và lớn dần lên ( ngoài) và trong đại gia đình Kgu,"nơi anh gặp em, nắng xua tan màn đêm"


 



Từ: HienVC
28/02/2013 09:38:33

@ChiNB: Chi sướng nhé, được em Cúc khen  "Chị Chi nhỏ nhắn, xinh đẹp, dịu dàng, đúng là con gái đất Hà thành"



@Cuc NT : Có lẽ em phải chỉnh lại "thước ngắm" thôi, lớp trưởng CL 74 cao > 1,60m có thể gọi là "nhỏ nhắn" được hay không ? Nếu vậy thì " tầm thước " chắc phải cỡ 1,80m còn "dong dỏng cao" cỡ phải 2m trở lên.



Từ: ThanhLK
28/02/2013 09:28:06

Tôi rất chia sẻ với ý kiến của bạn PhưND, bài viết hay và có ý nghĩa cả về lịch sử. Nhờ bài viết chúng ta cũng biểt thêm được sự đóng góp đáng kể của thế hệ cha mẹ chúng ta cho cuộc giải phóng đất nước, như bác Chu Văn Tích, thân sinh của Đại tá Kỳ Minh. Câu chuyện về cuộc gặp giữa hai anh em có sự đạo diễn của “người KGU” tôi đã được nghe em CúcNT kể, nay đọc lại vẫn thấy rất đậm tình cảm chân thành giữa người KGU với những người bạn của KGU. Mong được hội tụ với mọi người tại Du Xuân sắp tới.



Từ: BaLX
28/02/2013 09:14:38

Lại được đọc một bài hay nữa của Cúc, lúc đầu chỉ cứ tưởng em đi sâu vào những chi tiết của cuộc gặp gỡ của 2 anh em. Để dẫn dắt tới tên Người bố của anh Kỳ Minh, em lại cung cấp cho mọi người một chuỗi các sự kiện lịch sử thời kỳ tháng 8/1945. Đọc bài lại thấy trí nhớ của Cúc quá siêu về lịch sử đó, chị Ba xin bái phục người em vừa có tài văn thơ lại có trí nhớ rất tốt về lịch sử. Mà cũng hay thật, cuộc đời của Cúc lại gắn với rất nhiều sự kiện độc đáo của cuộc đời mà không phải ai cũng gặp phải trong cuộc sống của mình. Chị quen biết chị Chi từ những năm học KGU, chị Chi học trên chị 1 khóa, tuy khác khoa nhưng chị em cũng biết nhau nhiều, ngay từ hồi đó c hị đã rất quý chị Chi, A.MINh chị có gặp ở Du Xuân 2011, nhưng chưa có dịp tiếp xúc, nhưng qua Web KGU về các bài viết của anh và của mọi người viết về anh, chị rất cảm phục và kính trọng anh, cũng rất mong có dịp được gặp anh cùng với chị Chi.     



28/02/2013 08:25:05

 


Chào anh Tấn Định, anh đã trở thành thành viên của studentkgu rồi, hy vọng anh chủ động post bài nhiều cho web của Hội KGU.


Bài viết dài nên em cũng chưa rõ chuyện "viết lại", hay "làm sáng tỏ" lịch sử cụ thể như thế nào. Phải chăng chính sử viết không đúng về cuộc mit tinh ngày 17/8/1945 tại HN?


 


 



Từ: NghiPH
28/02/2013 08:24:37

Có hai chàng lính thật đáng yêu, đáng kính!



Có những trang sử viết chưa đúng sự thật nhưng khó sửa quá!


Cảm ơn em Cúc về bài viết hay.



Chúc mừng anh Tấn Định đã trở thành thành viên chính thức của trang studentkgu.vn! Mong đọc được nhiều bài viết của anh!





Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s