KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ hai 11 Tháng ba. 2013

MÙA CHIM LÀM TỔ




Tác giả: DinhNT

Đang lang thang qua nhà mấy người bạn quen tìm xem có cái gì đọc thì gặp Phóng viên Thường trú trên Mạng. Anh chàng hồ hởi: "Hê-lô bác! Chúc mừng bác trở thành thành viên của gia đình KGU! Em phỏng vấn bác mấy câu được không?". - "Tất nhiên là được, nhưng hẹn đến mùa chim làm tổ nhé! Giờ tớ đang vội đi kiếm cái gì làm quà cho mọi người nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ đây"!

 Vừa ghé Chợ KGU thấy có con én bay vụt qua, té ra là Cánh Én Mùa Xuân của HảiNV, sao lại chỉ có mỗi một con nhỉ? Bỗng nhớ hồi trẻ, cũng sau một cái Tết Nguyên Đán, sau khi đã gửi đi mấy thư cưa cẩm mà không thấy hồi âm, đêm nằm trằn trọc nặn ra được câu thơ nghe rất chi là hoàn cảnh: "Mùa Xuân đến muộn em ơi/ Nên con én mới đưa thoi một mình". 

 Khi ra Bờ Hồ tìm mua cái bưu thiếp để đề thơ "gửi đi cưa" mới biết người ta in thiếp mùa Xuân bao giờ cũng có từ hai con én trở lên, không ai in một con cả. "Có mà dở hơi, in thế để mà ế hàng à!", cái cô ở quầy bán tem, phong bì và bưu thiếp tiết lộ bí quyết in thiếp chúc mừng như vậy. Giá như dạo đó mà đã quen biết NVHải biết đâu lại xin được cái bưu thiếp Cánh én mùa Xuân chỉ có nhõn một con đang bay, hihi!

 Dạo về Gò Công thăm nhà ông bà thông gia rất ngạc nhiên thấy ở đây người ta nuôi rất nhiều én, nuôi để lấy tổ gọi là yến sào. Những người nuôi chim én xây những tòa nhà cao 3 đến 5 tầng, chỉ có một cửa ra vào, các tầng trên không có cửa sổ chỉ có những cái lỗ vuông vắn bằng bàn tay cho én vào ra. Tôi chưa vào bên trong những tòa nhà đó bao giờ, chỉ biết là có rất nhiều chim én về làm tổ trong đó. Và cũng từ những tòa nhà đó, biết bao nhiêu là yến sào mang hiến cho đời, cho con người.

 Yến Sào là tổ yến, tổ của con chim én. Buồn cười hồi nhỏ, nghe người lớn nói chuyện yến sào cực bổ, nghĩ bụng có mỗi món xào thì bổ béo gì, người lớn chỉ được cái hay nói quá!

 Sau này lớn lên được biết nhiều hơn về tổ yến, còn biết ở nước mình Khánh Hòa là quê hương của yến sào, chắc đó là vùng đất cực lành! Vừa rồi cậu em trọng bệnh, cả nhà lao vào chạy thuốc thang bổ dưỡng mới được biết thêm nhiều điều về yến sào. Đó là món ăn cực bổ, không thua kém gì Đông trùng hạ thảo, trong đó quý nhất là yến huyết, loại tổ yến màu đỏ hoặc hồng. Truyền rằng, tổ yến làm từ huyết của con yến mái sẽ có màu hồng hoặc đỏ gọi là yến huyết.

 Đầu Xuân xem én bay lại nghĩ về ngôi nhà của người KGU, nó có cái gì đó giông giống tòa nhà ở Gò Công nơi chim én tìm về làm tổ. Ở Gò Công, để dụ yến người ta cho đặt loa công suất lớn trên nóc nhà, sáng sáng chiều chiều vang lên tiếng én kêu chin chít để dẫn đường cho những chú én lạc, và để dụ những con én lang thang chưa tìm được nơi trú ngụ.

 Còn ở đây, ở ngôi nhà của người KGU, chẳng hề có một cái loa nào dù là nhỏ. Ở đó người ta chỉ thấy bốn mùa lan tỏa một mùi hương ngan ngát. Đó là hương Sen hòa trong hương Lúa, hương Ngọc Lan lẫn cùng hương Hoa Sữa, hương hoa Sirennhi và hương hoa Kastan, hương Trầm ngát đượm hương Tình Người,  thoang thoảng có cả mùi thơm sữa mẹ trên môi những đứa cháu nội cháu ngoại mới ra đời. Và đây nữa, ngai ngái mùi mồ hôi của một thời sinh viên vất vả!

 Ở đây không nuôi én, nhưng lại có cơ man nào là yến sào, trong đó có cả yến huyết cực quý - đó chính là những bài thơ, những câu chuyện, những đoạn văn ngắn, những khúc nhạc  thấm đẫm tình người làm rung động biết bao con tim không chỉ của người KGU!

Chợt nghĩ, thì mình cũng là một cánh én chao nghiêng, có khác gì!

 


Người post: DinhNT

Ngày đăng: 11-03-2013 22:10






Xem 1 - 10 của tổng số 40 Comments


Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: CucNT
26/03/2013 17:09:14

Ht ơi! Một thời bọn em say mê đọc "thi nhân Việt nam" của tác giả Hoài Chân, Hoài Thanh. Và giờ đây rất tự hào khi biết Hoài Chân là ông ngoại của HT.


Em cũng rất vui khi anh Tấn Định khẳng định cái tổ chim Kgu của chúng là là tổ chim én nhưng lại cho ra sản phẩm "Yến sào".


Vui hơn nữa vì những nhà di truyền học của chúng ta biết rất nhiều về lịch sử và em cứ theo đó mà tìm đọc để làm giàu thêm kiến thức cho mình.



Từ: HaiNV
21/03/2013 20:46:32

 


Em chào anh Khánh, em nhất trí với anh! Ngoài cái Tổ chim nhỏ KGU, chúng ta rốt cuộc cùng ở trong cái Tổ lớn hơn nhiều.... 


Đã có sách  "Phạm Quỳnh - Một góc nhìn", tập I, II, sắp có tập III, nhất định mình phải tìm mua ngay thôi. 


Đây là videoclip giới thiệu sách:







 



Từ: KhanhT
21/03/2013 20:15:46


Tự nhiên muốn khoe mình cùng trong cái Tổ chim ấy. Hồi phổ thông thầy dạy toán tớ là cháu ruột Cụ Phạm Quỳnh - Thầy Phạm Dũng, nay Thầy nghỉ hưu và sống ở Vũng Tàu. Tớ và các bạn cùng lớp thuộc những người ngược dòng lịch sử được viết ra hồi ấy đấy. Không chỉ vì Thầy Dũng là cháu Cụ Phạm, mà còn vì Thầy trong con mắt chúng tớ là một thầy giáo mẫu mực tuyệt vời. Cho hay truyền thống gia đình, nền nếp gia phong mãi mãi có một vai trò to lớn của giáo  dục, văn hóa.




Từ: DinhNT
21/03/2013 11:17:13

"Ủa, sao lại chuyển sang Phạm Quỳnh rồi? Phạm Quỳnh có tổ chim à?"(HT)


- Tất diên! Không có Tổ Chim làm sao có được 16 người con!


Vui một chút. Thực ra mấy cái còm mang hơi hướng "nhắc nhở, định hướng" của HT nếu đọc kỹ cũng đã phảng phất "mùi vị" VLC rồi. Thế nên, qua cái còm "giải trình" của HảiNV ta càng thấy rõ, cả cụ PQ và con cháu của Cụ cùng tất cả chúng ta đây đều là chim một Tổ.


.


Có điều lạ là tổ này chim nhiều; trong đó nhiều chim không phải là yến, mà lại cho ra nhiều "yến sào" mới đáng khâm phục chớ!



21/03/2013 10:49:38

Cứ cho tình tiết mà Xuân Ba sưu tập đúng, thì PQ bị người của Việt Minh giết, cho dù động cơ, nguyên nhân cụ thể là gì.


Nhân tiện nói về cố đô Huế, Việt Minh khi rút khỏi Huế năm 1947 khi mặt trận Trị - Tiên vỡ, đã đốt 70% thành nội, những gì còn lại chỉ là 30%. Thành nội cố đô Huế được Minh Mạng thuê nhà Thanh xây dựng, mô phỏng lại Tử Cấm Thành Bắc Kinh (tất nhiên quy mô kích cỡ nhỏ hơn nhiều).


Lịch sử không thay đổi được, nhưng nhìn nhận đúng, công nhận lịch sử thì lại là v/đ khác.


Phương Thúy là dì ruột của Ngọc tôi.



Từ: CucNT
21/03/2013 10:36:23

Hội trưởng ơi! Đừng có ngạc nhiên trong 1 chuyện ngắn anh Kỳ Minh đưa lên người ta còn tìm ra được Tuân Nguyễn và Phương Thúy (họ hàng với gia đình Kgu ta) thì Phạm Quỳnh có tổ chim có gì là lạ.


HT trưởng và em đều yêu lịch sử nên những gì Viện trưởng cung cấp đáng quý lắm ạ.


Cảm ơn anh Hải nhiều, em Cúc còn cop đi khoe với bạn về những tư liệu quý giá này. Thế là sự thật về lịch sử được nhiều người biết thêm.



Từ: HaiNV
21/03/2013 09:57:12

 


Hội trưởng Ngọc ơi, tất cả vẫn trong cái logic của câu chuyện "Mùa Chim Làm Tổ" đã dẫn ta đến với Cụ Phạm Quỳnh: Bắt đầu từ chuyện Mùa Xuân đã sang, ta nghĩ đến Du Xuân, người KGU tứ xứ về, HaiNV gặp ThảoDP về từ Paris là cảm hứng cho bài thơ "CÁNH ÉN". Khi ấy, HảiNV đã nhớ đến Nhạc sỹ Phạm Tuyên, con trai Cụ Phạm Quỳnh, với bài hát Thiếu nhi "Cánh Én Tuổi Thơ" và đã lập Album nhạc của Nhạc sỹ Phạm Tuyên với tên Album là tên của bài hát này. Rồi anh Tấn Định hoà cùng không khí Du Xuân của ta đã viết bài "Mùa Chim Làm Tổ" có nhắc đến chuyện Du Xuân và Cánh Én...Đồng thời, anh Tấn Định còm nhắc đến người con gái của Cụ Phạm Quỳnh tên Yến... Rồi HaiNV cũng đã viết: Anh Đặng Vũ Minh -Thủ trưởng cao nhất một thời của HaiNV, của NguyệtTM và bao người KGU khác, đồng thời cũng là RỂ KGU (vì chị Trương Xuân Dung, phu nhân anh Đặng Vũ Minh là người KGU, Lớp SV68). Nói như vậy, Cụ Phạm Quỳnh là ÔNG NGOẠI CỦA CHỒNG CỦA 1 NGƯỜI KGU, tức là khi ta viết về CỤ PHẠM QUỲNH LÀ HOÀN TOÀN PHÙ HỢP với LỜI KÊU GỌI CỦA HỘI TRƯỞNG VIẾT VỀ GIA ĐÌNH CHÚNG TA!


P.S. Về cái chết của Cụ Phạm Quỳnh, tôi xin copy lại toàn bộ câu chuyện do Nhà báo Xuân Ba ghi lại những gì mà Nhà Sử học nổi tiếng Văn Tạo trao đổi với Nhà Cách mạng - Nhà thơ Huy Cận (trong một trong những link và tôi đã ghi ở còm trước, Báo Tiền Phong Online).


 


Cái chết của Phạm Quỳnh


Có không ít tư liệu lẫn sự đồn thổi về cái chết của học giả Phạm Quỳnh rằng ông bị cách mạng xử án tử hình (!?). Có hẳn cả một phiên toà!? Ngay cuốn Tác gia văn học Thăng Long Hà Nội từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX, mục về Phạm Quỳnh ( 1892-1945) cũng có một dòng Đến Cách mạng Tháng Tám 1945 chính quyền nhân dân khép án tử hình!


... Tôi may mắn có vài chuyến đi công tác với nhà sử học Văn Tạo. ở tuổi bát tuần mà nhà sử học cao niên nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam vẫn liên miên những chuyến đi điền dã khắp đất nước tìm tòi thu thập nhiều tư liệu để phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình. Tình cờ, tôi được biết Giáo sư cùng quê với nhà văn hóa Phạm Quỳnh. Một lần, tôi đã hỏi Giáo sư về cái chết của Phạm Quỳnh. Giáo sư đã kể lại câu chuyện dưới đây.


... Cách đây gần 10 năm khi còn là huyện Cẩm Bình (Cẩm Giàng, Bình Giang họp lại) tôi được huyện ủy mời về thăm và làm việc trong một tuần lễ. Sau khi đi thực tế về, Huyện ủy có hỏi tôi “Nay trong các xã của huyện đang quy hoạch lại cơ sở hạ tầng để nâng cao kinh tế phát triển văn hóa vậy đối với Lương Đường các di tích họ Phạm nhất là gia đình họ Phạm Quỳnh nên như thế nào?’’.


Tôi nói sử học chúng tôi trọng Công minh lịch sử vốn là thuộc tính của ngành khoa học vì có công minh lịch sử mới có công bằng xã hội. Xét về nhà trí thức Phạm Quỳnh ở tỉnh ta thì mọi di tích lịch sử vẫn nên bảo tồn. Thực tế ông ra làm quan trong thời bĩ thì dẫu chúng ta không mê tín vào phong thuỷ Mộ Trạch quan thiên hạ an. Lương Đường sĩ, thiên hạ bi thì cũng khách quan thấy được rằng sinh thời của ông là lúc phong kiến đi xuống đất nước bị thực dân nô dịch khiến chính vua Bảo Đại người dùng Phạm Quỳnh làm Ngự tiền văn phòng cũng than rằng mình cũng chỉ là ông vua bù nhìn. Khi thoái vị còn nói “Làm dân một nước Độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”.


Phạm Quỳnh với danh nghĩa là Ngự tiền văn phòng thì làm sao tránh khỏi phải thực thi mệnh lệnh của triều đình. Còn xét về hành động thì Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân không đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân như nhiều quan lại thời Nguyễn không ra lệnh bắt bớ tù đầy các nhà yêu nước và cộng sản.


Phạm Quỳnh đã ra làm chủ bút báo Nam Phong do trùm mật thám Đông Dương Louis Marty chủ trì. Với chức danh đó ông có thể có vài sai lầm làm hại đến quyền lợi dân tộc. Nhưng mặt khác ông lại có công chuyển tải văn hóa Đông - Tây trên văn đàn báo giới Việt Nam góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ văn hóa dân tộc Việt Nam thời đầu thế kỷ XX, công lao lớn đó đáng được ghi nhận.


Về đóng góp của Phạm Quỳnh thì đến nay không ít nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam đã ghi lại lời Phạm Quỳnh nhân kỷ niệm Nguyễn Du (Nam Phong năm 1919) "Truyện Kiều còn! Tiếng ta còn! Tiếng ta còn, nước Nam còn!" Coi đó là lời nói có ý nghĩa tích cực đáng ghi nhận!


Gần đây vẫn có người cho rằng vì ông phản động nên Việt Minh đã thủ tiêu ông? Với những tài liệu mà tôi có được thì thấy thực không là thế!


Năm 1945 khi Bảo Đại vừa thoái vị trao ấn kiếm cho chính phủ lâm thời thì có tin Pháp thả dù biệt kích và gián điệp xuống vùng ngoại vi thành phố Huế mang theo chỉ thị của Chính phủ Đờ Gôn là phải tiếp xúc cho kỳ được Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh?!


Lúc đó Bảo Đại trên đường ra Hà Nội đã ra đến Thanh Hóa còn Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh vẫn ở Huế nên trên (?) có lệnh cấp tốc di dời hai vị này ra khỏi cố đô đề phòng những chuyện bất trắc không hay sau này. Chuyến di dời này có 4 người là Ngô Đình Khôi (anh ruột Ngô Đình Diệm), Phạm Quỳnh và con trai Ngô Đình Khôi cùng Nguyễn Tiến Lãng (con rể Phạm Quỳnh).


Nhưng phương tiện lúc ấy chỉ có một cái xe ọc ạch, chở được 3 người là Phạm Quỳnh và cha con Ngô Đình Khôi cùng nhóm du kích áp tải. Nguyễn Tiến Lãng phải ở lại đi bằng phương tiện khác. Nhóm du kích áp tải đến một quãng rừng cách xa Huế thì nghe tiếng tàu bay Pháp ầm ì trên đầu tưởng đâu như tiếng máy bay thả biệt kích!? Sợ không hoàn thành trách nhiệm di dời nên nhóm áp tải đã tự động thủ tiêu cả ba người mà không chờ chỉ thị của cấp trên!


(Cũng có một chi tiết nữa, cần phải được kiểm chứng kỹ, có người cho rằng trong số người đi áp tải chuyến di dời đó có người nhà Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, người có mối hiềm từ lâu với Phạm Quỳnh nên đã lợi dụng việc này mà giải quyết ân oán?!).


Sự việc diễn ra như một ngẫu nhiên. Nó cũng đã để lại những dấu ấn tiêu cực trong các mối quan hệ nhân quả không lường trước được. Cụ thể trong cuộc gặp gỡ với đồng chí Vũ Ngọc Nhạ (một anh hùng tình báo của ta vừa qua đời) tại cuộc hội thảo khoa học do Viện Bảo tàng chứng tích chiến tranh vào cuối năm 2001, tôi đã được nghe Vũ Ngọc Nhạ cho biết: Có lần Ngô Đình Diệm đã bộc lộ lòng kính trọng Cụ Hồ. Nhưng lại nói, tôi không thể đi với Việt Minh được, vì nếu vậy thì tôi biết ăn nói gì với gia đình tôi về cái chết của anh ruột và cháu tôi?”.


Như vậy sự kiện về Phạm Quỳnh qua đời nay vẫn còn chưa được làm rõ. Ngày 4 tháng 10 năm 2002, nhân gặp Huy Cận một trong ba người tước ấn tín của Bảo Đại sau Cách mạng Tháng Tám, tôi hỏi về cái chết của Phạm Quỳnh thì nhà thơ Huy Cận nói: “Chính tôi đã được Bác Hồ giao cho việc đi đón bà Phạm Quỳnh và con gái xin vào gặp Bác Hồ...


Vừa tới nơi Bác đã ân cần hỏi thăm sức khỏe và nói ngay với bà Phạm Quỳnh “Bà ơi! Đã lỡ mất rồi...”. Bác còn dặn dò là bà Phạm cố gắng dạy dỗ con cháu, tích cực làm việc cho dân cho nước’’ Các con cháu bà cho đến nay đã thực hiện được lời khuyên của Bác như các ông Phạm Khuê, Phạm Tuyên...


Kết thúc cuộc trao đổi, Giáo sư Văn Tạo nói thêm, đối với quê hương Hải Dương chúng tôi, nên làm rõ được sự kiện lịch sử này thì cũng có lợi cho việc thực hiện tính công minh lịch sử nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội đúng với mục tiêu Đảng đề ra Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.


P.S. Tôi muốn xin "tiết lộ" thêm: Anh Đặng Vũ Minh - Rể KGU là con trai GS. Đặng Vũ Hỷ - một vị lão thành cách mạng, cũng người Làng Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định nổi tiếng, người trong HỌ GẦN với Cố TBT Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) và Cụ thân sinh của người KGU ThảoDP, bạn của HaiNV và của mọi người (tức là Nhà cách mạng nổi tiếng khác: Cụ Đặng Xuân Thiều)! 


 



21/03/2013 08:23:55

Ủa, sao lại chuyển sang Phạm Quỳnh rồi? Phạm Quỳnh có tổ chim à?


PQ là một nhân vật nhiều tranh cãi. Ông làm đến quan Thượng thư triều Nguyễn, bị cách mạng giết năm 1945 . Ông là 1 nhà văn hóa lớn, bình chuyện Kiều rất hay và nổi tiếng với câu: "Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn", chứng tỏ ông là 1 nhà yêu nước. Con cái PQ nhiều người giỏi giang, thành đạt như nhạc sỹ Phạm Tuyên, GS y khoa Phạm Khuê.


Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên - con trai của học giả Phạm Quỳnh, vào mùa thu năm 1945, Hồ Chí Minh đã nói với hai người chị của ông là Phạm Thị Giá và Phạm Thị Thức rằng: "Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này. Con cháu cứ vững tâm đi theo cách mạng". (trích từ wikipedia)



Từ: HuyenBT
21/03/2013 03:21:11

@ Anh Hải ơi, em không nói đến việc "cùng thời". Em nói đến những bài nhận xét của Phạm Quỳnh về Nghĩa sĩ Cần Giuộc, cụ thể là những bài viết liên quan đến " Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc" (của Nguyễn Đình Chiểu). Hồi đó Phạm Quỳnh dùng hình ảnh "múa gậy vườn hoang", làm bọn em (khi đó đang học lớp 7), nhớ mãi. Vâng, vì ông từng chủ trương "bất bạo động", và bảo vệ tư tưởng Lập Hiến!



Từ: HaiNV
21/03/2013 00:48:28

Em Huyền ơi, Nguyễn Đình Chiểu cùng thời Cụ Phan Thanh Giản chứ đâu phải Cụ Pham Quỳnh! Ngày nay, các nhà sử học của ta cũng đánh giá lại Cụ Phan Thanh Giản khác rồi, một số đường phố, trường học Miền Nam đã trở lại mang Tên Cụ!


http://www.tienphong.vn/van-nghe/138213/Phan-Thanh-Gian-da-duoc-giai-oan-sau-150-nam.html




Trang:  1 | 2 | 3 | 4 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s