KGU News >>Văn học >>Ký - Luận
KGU Tạo bài viết  
Thứ hai 11 Tháng ba. 2013

MÙA CHIM LÀM TỔ




Tác giả: DinhNT

Đang lang thang qua nhà mấy người bạn quen tìm xem có cái gì đọc thì gặp Phóng viên Thường trú trên Mạng. Anh chàng hồ hởi: "Hê-lô bác! Chúc mừng bác trở thành thành viên của gia đình KGU! Em phỏng vấn bác mấy câu được không?". - "Tất nhiên là được, nhưng hẹn đến mùa chim làm tổ nhé! Giờ tớ đang vội đi kiếm cái gì làm quà cho mọi người nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ đây"!

 Vừa ghé Chợ KGU thấy có con én bay vụt qua, té ra là Cánh Én Mùa Xuân của HảiNV, sao lại chỉ có mỗi một con nhỉ? Bỗng nhớ hồi trẻ, cũng sau một cái Tết Nguyên Đán, sau khi đã gửi đi mấy thư cưa cẩm mà không thấy hồi âm, đêm nằm trằn trọc nặn ra được câu thơ nghe rất chi là hoàn cảnh: "Mùa Xuân đến muộn em ơi/ Nên con én mới đưa thoi một mình". 

 Khi ra Bờ Hồ tìm mua cái bưu thiếp để đề thơ "gửi đi cưa" mới biết người ta in thiếp mùa Xuân bao giờ cũng có từ hai con én trở lên, không ai in một con cả. "Có mà dở hơi, in thế để mà ế hàng à!", cái cô ở quầy bán tem, phong bì và bưu thiếp tiết lộ bí quyết in thiếp chúc mừng như vậy. Giá như dạo đó mà đã quen biết NVHải biết đâu lại xin được cái bưu thiếp Cánh én mùa Xuân chỉ có nhõn một con đang bay, hihi!

 Dạo về Gò Công thăm nhà ông bà thông gia rất ngạc nhiên thấy ở đây người ta nuôi rất nhiều én, nuôi để lấy tổ gọi là yến sào. Những người nuôi chim én xây những tòa nhà cao 3 đến 5 tầng, chỉ có một cửa ra vào, các tầng trên không có cửa sổ chỉ có những cái lỗ vuông vắn bằng bàn tay cho én vào ra. Tôi chưa vào bên trong những tòa nhà đó bao giờ, chỉ biết là có rất nhiều chim én về làm tổ trong đó. Và cũng từ những tòa nhà đó, biết bao nhiêu là yến sào mang hiến cho đời, cho con người.

 Yến Sào là tổ yến, tổ của con chim én. Buồn cười hồi nhỏ, nghe người lớn nói chuyện yến sào cực bổ, nghĩ bụng có mỗi món xào thì bổ béo gì, người lớn chỉ được cái hay nói quá!

 Sau này lớn lên được biết nhiều hơn về tổ yến, còn biết ở nước mình Khánh Hòa là quê hương của yến sào, chắc đó là vùng đất cực lành! Vừa rồi cậu em trọng bệnh, cả nhà lao vào chạy thuốc thang bổ dưỡng mới được biết thêm nhiều điều về yến sào. Đó là món ăn cực bổ, không thua kém gì Đông trùng hạ thảo, trong đó quý nhất là yến huyết, loại tổ yến màu đỏ hoặc hồng. Truyền rằng, tổ yến làm từ huyết của con yến mái sẽ có màu hồng hoặc đỏ gọi là yến huyết.

 Đầu Xuân xem én bay lại nghĩ về ngôi nhà của người KGU, nó có cái gì đó giông giống tòa nhà ở Gò Công nơi chim én tìm về làm tổ. Ở Gò Công, để dụ yến người ta cho đặt loa công suất lớn trên nóc nhà, sáng sáng chiều chiều vang lên tiếng én kêu chin chít để dẫn đường cho những chú én lạc, và để dụ những con én lang thang chưa tìm được nơi trú ngụ.

 Còn ở đây, ở ngôi nhà của người KGU, chẳng hề có một cái loa nào dù là nhỏ. Ở đó người ta chỉ thấy bốn mùa lan tỏa một mùi hương ngan ngát. Đó là hương Sen hòa trong hương Lúa, hương Ngọc Lan lẫn cùng hương Hoa Sữa, hương hoa Sirennhi và hương hoa Kastan, hương Trầm ngát đượm hương Tình Người,  thoang thoảng có cả mùi thơm sữa mẹ trên môi những đứa cháu nội cháu ngoại mới ra đời. Và đây nữa, ngai ngái mùi mồ hôi của một thời sinh viên vất vả!

 Ở đây không nuôi én, nhưng lại có cơ man nào là yến sào, trong đó có cả yến huyết cực quý - đó chính là những bài thơ, những câu chuyện, những đoạn văn ngắn, những khúc nhạc  thấm đẫm tình người làm rung động biết bao con tim không chỉ của người KGU!

Chợt nghĩ, thì mình cũng là một cánh én chao nghiêng, có khác gì!

 


Người post: DinhNT

Ngày đăng: 11-03-2013 22:10






Xem 11 - 20 của tổng số 40 Comments



Từ: HuyenBT
21/03/2013 00:25:05

Em xin lỗi cụ Phạm Quỳnh, ngày xưa khi làm văn về Đồ Chiểu, bọn em buộc phải phê phán cụ Phạm Quỳnh nhiều lắm.



Từ: HaiNV
20/03/2013 23:34:41

Anh Tấn Định và em Cúc ơi, nhà báo nổi tiếng của Báo Tiền Phong Xuân Ba có nhiều bài viết hay về các nhân vật lịch sử. Riêng về cụ Phạm Quỳnh, trước đây em đã đọc rất kỹ các bài viết của Xuân Ba trên các số báo Tiền Phong (khi ấy còn chưa có báo mạng mà chỉ có báo in) về Cụ Phạm Quỳnh. Đó là những bài viết rất cảm động. Ngoài ra, có Phạm Tôn' s Blog chuyên những bài viết về cụ Phạm Quỳnh cũng hay lắm!


http://www.tienphong.vn/van-nghe/27635/Nhung-uan-khuc-trong-cuoc-doi-ong-chu-bao-Nam-Phong-1.html


http://www.tienphong.vn/van-nghe/26729/Nhung-uan-khuc-trong-cuoc-doi-ong-chu-bao-Nam-Phong-2.html


http://www.tienphong.vn/van-nghe/28469/Nhung-uan-khuc-trong-cuoc-doi-ong-chu-bao-Nam-Phong-ky-cu oi.html


http://phamquynh.wordpress.com/


http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/15274/Nha-bao-Xuan-Ba-%E2%80%9CChang-co-ai-te-nhat-o-tre n-doi%E2%80%9D.html



Từ: CucNT
20/03/2013 22:20:33

Cảm ơn anh Tấn Định và anh Hải đã cho biết thêm thông tin vầ gia đình cụ Phạm Quỳnh. Một dạo em cũng nghe tin đồn về việc ông Trần Huy Liệu lấy con gái của " đối phương" . Đọc tư liệu do anh Hải cung cấp em mới rõ thêm.



Từ: DinhNT
18/03/2013 21:20:24

@HảiNV: Thế à Hải ơi! Thế cũng là "dần sáng tỏ góc khuất" của một gia đình nổi tiếng trong giới khoa học công nghệ Việt nữa rồi đấy, Hải ạ.


Trong số các chị thế hệ chị H.A anh biết chị Muội, mà sao lại không biết chị Dung nhỉ? Có khi gặp lại nhớ. Còn bác Minh thì anh và anh Sơn Dương đã gặp làm việc mấy lần (xin dự án đầu tư PTN). Bác ĐVMinh giúp đỡ nhiều lắm Hải ợ!



Từ: HaiNV
18/03/2013 19:21:35

Anh Tấn Định ơi, cám ơn anh đã đưa lên đây một trong những bài viết mới nhất về gia đình cụ Phạm Quỳnh. Bài này (nhưng dài hơn) hiện đang có trên các báo:


http://dantri.com.vn/xa-hoi/duong-to-dan-goc-khuat-mot-gia-toc-ky-1-708363.htm


Em chỉ xin nói thêm: Một trong những cháu ngoại nổi tiếng của Cụ Phạm Quỳnh là anh Đặng Vũ Minh, nguyên là Lãnh đạo cao nhất của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, tức Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Em rất kính trọng và biết ơn anh Đặng Vũ Minh, người Thủ trưởng luôn gần gũi và thân ái, luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ mọi người. Anh Đặng Vũ Minh còn là RỂ KGU. Chị Trương Xuân Dung - Phu nhân anh ấy là TS Sinh học, nguyên cán bộ giảng dạy ĐHSP Hà Nội 1, là sinh viên KGU SV68 (tốt nghiệp năm 1968 cùng chị Lê Thị Muội và các anh, chị khác). Tiếc rằng lâu lâu em không gặp anh Minh và chị Dung. Nhưng em sẽ viết thư cho anh Đặng Vũ Minh, qua đó liên lạc với chị Dung để báo tin cho chị biết về Hội và trang Web KGU (có thể chị cũng đã biết rồi). Ngoài ra, hai vợ chồng chú Phạm Tuyên cũng là người rất quen biết với bố mẹ vợ em từ khi cùng dạy học tại Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung Quộc) thời kháng chiến chống Pháp, khi ấy Cụ Võ Thuần Nho (cậu ruột anh Tấn Định) là Lãnh đạo, sau này cô Tuyết - vợ chú Phạm Tuyên lại cùng công tác tại ĐHSP Hà Nội 1.


P.S. Nhắc đến Nhạc sỹ Phạm Tuyên là nhắc đến tên tuổi của một trong những nhạc sỹ tài ba, nổi tiếng nhất của Nước ta. Ông là tác giả của "Cánh Én Tuổi Thơ" mà chúng ta đang nhắc đến trong Mùa Xuân này. Một Album nhỏ (mà em vừa tranh thủ tạo ra trong mục Music KGU với hai chục bài hát) chỉ là một phần rất nhỏ trong gia tài âm nhạc đồ sộ với trên 700 tác phẩm của Nhạc sỹ Phạm Tuyên. Năm 2012, ở tuổi 83 Ông mới được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh (do mọi người đăng ký, chứ không phải tự Ông) đã ghi nhận đóng góp to lớn của Ông trong sự nghiệp Văn hoá - Nghệ thuật của Nước nhà.       



Từ: DinhNT
18/03/2013 18:40:22

MỘT CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ MỘT NGƯỜI CON GÁI TÊN YẾN - ĐÓ LÀ EM GÁI CỦA NHẠC SĨ PHẠM TUYÊN.


Nhiều người tò mò muốn biết trong 13 người con của cụ Phạm Quỳnh có ai “phát” về đường nhạc ngoài nhạc sĩ Phạm Tuyên? ....


.
Cụ Phạm Quỳnh có 16 người con cả thảy. Nhưng không may khuyết mất ba đốt hồi còn bé. Mà chỉ có một người vợ! Quả là “dưỡng nhân loại chi công”.

Cụ Phạm là một người cha, người ông mẫu mực, là người nặng lòng với vợ con! Trong hồi ức của những người con của cụ Phạm còn lưu lại nỗi đau của Cụ khi khuyết mất ba đốt này. Cả ba bé đều mất vì bạo bệnh khi chưa đầy tuổi. Cô con gái thứ bảy của cụ Phạm mất lúc mới được sáu tháng tuổi. Còn cô thứ chín cũng chỉ được có 9 tháng. Cả hai đều trắng trẻo, xinh xắn. Cụ Phạm mời một thầy thuốc người Pháp là Piquemal đến tận nhà chạy chữa hằng ngày mà vẫn không sao cứu được con mình.

.


Hình ảnh cụ Phạm Quỳnh đi bộ theo chiếc kiệu tang bé nhỏ đưa con gái đến tận mộ. Vậy mà đêm về, có bận ông choàng dậy giữa đêm hoảng hốt chạy sang buồng vợ vì cứ ngỡ là con khóc. Vì cận thị nên những bận hoảng hốt như thế, cụ đâm sầm vào cửa mới bừng tỉnh! Định mệnh trớ trêu vẫn bắt ông phải mất một người con gái nữa. Đó là đứa thứ mười một. Thấy con gái xinh xắn nhỏ nhoi, ông đặt tên con là Yến.

.


Bấy giờ có nữ thi sĩ nổi danh người Pháp Jeanne Duclos Salenesse từng ở Đông Dương nhiều năm rất mến phục cụ Phạm và cũng là người bạn của gia đình đến thăm, thấy cháu bé mới sinh, hỏi tên rồi tặng bé một bài thơ: “Xin chào chim yến nhỏ/ đã khéo chọn mẫu từ những nét của mẹ/ em xinh đẹp để ngời sáng lên như một viên kim cương/ Ơi chim Yến”...

.


Nhưng mới được 5 tháng tuổi thì em mắc bệnh hiểm nghèo. Chữa chạy chăm sóc thế nào bệnh vẫn cứ nặng lên. Nhiều đêm ông bế con gái dặt dẹo như một cái dải khoai để em gục đầu vào vai mà nhẹ nhàng đi quanh bức tượng Phật Bà Quan Âm bằng sứ trắng muốt cao chừng 80 phân, cổ tượng ông cho đeo một chuỗi hạt san hô đỏ. Trước tượng đặt một lư trầm thơm ngát. Ông cứ bế con trên tay như thế mà đi suốt đêm... Nhưng rồi việc lo sợ nhất cũng cứ xảy ra... Con “chim yến nhỏ” cũng bỏ ông bà mà bay đi khi tác giả bài thơ tặng bé về Pháp được một tháng!


.

Nhiều năm sau khi bà Jeanne Duclos Salenesse mất, ông có làm bài tưởng niệm trong đó có câu “Bà Jeanne Duclos Salenesse không còn nữa! Kỷ niệm về bà gắn bó với một sinh linh nhỏ nhoi thân thiết với tôi sau khi bà lên đường được một tháng đã bay về trời. Chắc nơi ấy bà sẽ gặp lại em!”.


Nguồn: Lấy từ mạng Internet



Từ: HuyenBT
17/03/2013 00:58:50

@ Này Cúc, sao mà dữ dằn thế! Đúng kiểu con gái Nghệ -"Giận thì giận, mà thương thì thương!"



Từ: CucNT
16/03/2013 22:04:15

Chị Huyền nói chỉ đúng với mọi người thôi, em thì thấy bực mình  từ lúc ra sân bay đón không thấy nên chạy về coi thử anh ta đi đâu. Ai dè anh ấy đang mơ màng nhìn cộng rơm trên mỏ Én lại tưởng nước miếng của chim Yến và xuýt xoa "Tiếc quá! Tiếc quá!". Cho chết! không thèm thương!



Từ: HuyenBT
15/03/2013 16:18:32

Chị Kim Thu ơi, tại vì cả bầy về tổ, mà vẫn còn "một cánh én chao nghiêng", thì thương quá!



15/03/2013 15:42:11

Mặc dù ngoài kia đang rất bận rộn, náo nhiệt với đề tài Du Xuân, nhưng rất nhiều còmer vẫn thích liệng, thích chao mình vào "Mùa chim làm tổ". Đủ để hiểu rằng, người viết đã có một sự lựa chọn tinh tế cho chủ đề này của anh. Anh giỏi thật, anh Định ạ!





Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s