MỘT THOÁNG MIỀN TÂY
Tác giả: HoaiPV
MỘT THOÁNG MIỀN TÂY
Miền Tây “gạo trắng nước trong”. Nghe nhiều mà chưa thấy!
Sáng 12/3 – sau Lửa trại VQG Nam Cát Tiên và Đêm Dạ hội KGU vui hơn Tết, cả đoàn lại háo hức chờ đợi Sóng nước miền Tây! Hai xe chở đầy tiếng hát và các kho chuyện tiếu lâm trực chỉ Đại lộ Đông Tây và Xa lộ Trung Lương thẳng tiến! Đại lộ TP HCM đẹp, sạch và “quy củ” hơn ở Hà Nội rất nhiều. Đường rộng hơn, cây cối phân làn đủ sắc màu, phương tiện giao thông ít lấn sang nhau. Có cảm giác phương Nam “thoáng” hơn phương Bắc!
Đường cao tốc Trung Lương dài 60 km, có gần 20 cây số chạy trên cao, giữa những đồng lúa xanh mướt và những khu trang trại đang quy hoạch (khác với tuyến đường miền Đông len lỏi giữa những cánh rừng cao su và vườn trái cây tít tắp). Xe lớn, chở đa phần chị em (để đỡ bị say) do anh Uyển phụ trách, còn xe nhỏ chở anh em, do anh Thịnh OB77 phụ trách kiêm hướng dẫn viên du lịch! Thoáng chốc đã đến Mỹ Tho - thủ phủ tỉnh Tiền Giang. Kho chuyện tiếu lâm trên xe nhỏ cùng những làn điệu ca tài tử trên xe lớn mới chỉ được triển khai!
Trước khi đến bến sông Tiền, Đoàn dừng chân nghỉ ngơi tại “Mekong Rest Stop”- (địa điểm nếu thu tiền chụp ảnh chắc sẽ lãi to!).
Một vườn hoa thu nhỏ với đầy đủ hồ sen, cây cảnh, lán dừa, làm mát dịu du khách sau chặng đường xa. Tôi cam đoan rằng sẽ có nhiều ảnh chụp tại đây sẽ được gửi dự thi đợt này! Riêng vợ chồng tôi cũng tranh thủ nhân dịp 32 năm ngày cưới, chụp một tấm hình bên “Xe bò hoa”- như minh họa cho bài hát của nhóm Самоцветы những năm 70: “Anh lại đưa em về vùng đầm lầy!”
Bến sông Tiền với những con tàu nhỏ và những cô gái hướng dẫn viên xinh đẹp miền Tây đã đợi Đoàn về thăm những Cù lao bốn bề sóng nước của hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre – quê hương của “Đội quân tóc dài” đã viết nên trang Đồng khởi hào hùng hơn 50 năm về trước!
Các cù lao ngày xưa nối với nhau chỉ bằng những con đò, nhỏ như chiếc lá giữa mênh mông sông Tiền, sông Hậu. Hôm nay cầu Rạch Miễu với 3 cánh vươn dài đã nối chúng gần lại với nhau hơn. Xe hơi, xe máy đã về đến tận đất Cù lao!
Cù lao đầu tiên mà đoàn dừng chân là Cù lao Long (Thuộc Tiền Giang) (một trong bốn Cồn- Long, Ly, Quy, Phượng thuộc hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre),
nơi ngát hương hoa nhãn và mùi mật ong dìu dịu. Tại đây ta có thể thưởng thức chút mật ong pha cùng phấn hoa, thoảng hương vị quất cùng nước cây dứa và nhấm nháp miếng mứt gừng, mứt chuối.
Cũng tại đây ai dũng cảm có thể quấn chú trăn to bự lên cổ và vuốt ve nó! (mới biết rằng dù có dữ tợn đến đâu, khi được âu yếm mọi thứ đều trở nên hiền dịu đến vậy!)
Tàu tiếp tục đưa đưa Đoàn đến phần Cù lao Long ( thuộc Bến Tre). Đây đúng là xứ của dừa!
Những gói kẹo dừa dẻo ngọt được nấu, được chế biến, được gói ngay tại đây. Ta lạc giữa những vườn dừa, vườn cây ăn quả, lạc giữa những kênh rạch len lỏi trong rừng dừa nước. Thay cho những cây cầu khỉ ngày xưa đã có những cây cầu vững chãi hơn (nhưng chắc chỉ dành cho du khách?)
Xe ngựa đưa ta đi như ngày xưa đã từng là xe hoa cho bao cô dâu xứ dừa thơ mộng.
Xe hoa đưa các « cô dâu » đến với Đờn ca tài tử xứ dừa.Tài tử vì ai cũng ca được khi tiếng lòng đã muốn cất lên ! Tài tử vì giọng ca « bản địa » vẫn chịu thua giọng ca thật của ca sĩ Thanh Uyển nhà mình !
Thế rồi ta đến với bông hoa dừa nước mà có lẽ lần đầu tiên ta gặp trong đời,
để rồi sau đó chòng chành bước lên chiếc xuồng lá và thực sự sống với sóng dừa !
Chiếc xuồng lá lúc chạy bằng máy, lúc được chèo tay đưa ta len lỏi dọc theo kênh rạch đổ ra sông lớn, Ngút ngàn dừa nước, rì rào dừa nước, ngân nga dừa nước !
Trời đất bỗng vỡ òa khi con kênh gặp được dòng sông !
Tàu ngược dòng đưa Đoàn Du Xuân KGU tiếp tục chuyến phiêu diêu.
Tàu ghé Cù lao Phụng (Phượng) cho Đoàn thưởng thức bữa cơm mang đầy hương vị sông nước miền Tây. Cách trang trí món ăn mang tính dân dã như những con người nơi đây, nhưng cũng không kém phần độc đáo. Hãy nhìn món cá nướng quấn rau này xem ! Bàn tay bé gái thoăn thoắt bóc lớp vẩy, tách từng miếng cá, đặt vào lá nem chỉ có riêng ở xứ này cùng các loại gia vị miệt vườn. Chưa kịp ồ à, mỗi thực khách đã có mấy chiếc nem quấn, đặt cạnh ly rượu sóng sánh màu mật ong mà Đại ca Thắng « địu » theo từ TP! (Ôi chao, cụ Tú Hà Nam ngày xưa "tay cầm bầu rượu nắm nem" sung sướng chắc cũng đến thế này thôi!)
Trên đường về bến ta nhìn thấy rõ hơn quê hương của Đạo Vừa (nói chệch là Đạo Dừa)- nay chỉ còn vết tích là một công viên nước nhỏ ngay đầu mũi cù lao Phụng.
Thời gian không có nhiều mà lòng vẫn vấn vương ! Cũng đành theo tàu về bến.
Chùa Vĩnh Tràng (Mỹ Tho) là nơi Đoàn ghé thăm sau cùng trước khi về TP. Chùa đang trong giai đoạn khẩn trương hoàn chỉnh pho tượng Phật ngồi để tạo bức tranh đầy đủ về ba bức tượng Phật (đứng, ngồi, nằm) ở đây ! Anh Tuấn (chị Lý) chỉ với cảm nhận âm thanh của mình đã vẽ lên được bức tranh thật đẹp về chốn này :
« Chùa Vĩnh Tràng Đức Phật nằm lặng lẽ
Thanh thản vô vi chẳng vương chút hồng trần
Anh khẽ niệm Nam mô mong Ngài ban phúc đức
Cho dịu bớt phần nào giông tố bể trầm luân
…
Tạm biệt « Một thoáng sông nước miền Tây », tạm biệt em gái với chiếc nón lá nghiêng nghiêng « tựa bóng dừa » ! Tạm biệt hình bóng trang nghiêm nơi cửa Phật! Chúng tôi về lại TP, về lại các miền đất nước, về lại với cuộc sống thường nhật của mỗi người, để rồi còn xốn xang, còn lắng nghe mãi âm hưởng của những ngày Du Xuân đã qua, náo nức chờ đón một Du Xuân sắp tới. Đấy là Tình yêu lớn của chúng tôi!
Người post: HoaiPV
Ngày đăng: 27-03-2013 20:08
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
Xem 11 - 20 của tổng số 27 Comments
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7169 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |