KGU News >>Tin tức
KGU Tạo bài viết  
Thứ ba 09 Tháng tư. 2013

Nhịp Cầu Nối Những Bờ vui




Tác giả: ThucPT

 

 

Nhịp Cầu Nối Những Bờ Vui

 

Tối mồng 8/3 bọn tôi đến nhà khách T78 hơi bị muộn, khoảng 23h gì đó. Phong CL77 hỏi tôi đã ăn uống gì chưa, rồi lôi trong tủ lạnh ra nào là bơ, là sữa chua, bánh mì, ba tê, cam .... Phong bảo của em Meomun đấy. Nếu chưa ăn thì tôi đã có một bữa tối ngon lành. Sáng hôm sau đi rừng quốc gia Cát Tiên, tôi và Phong xách hết những đồ ăn uống của Meomun lên xe để mọi người cùng thưởng thức. Cam rất ngon, chị Hương Hương khen Meomun mua cam khéo quá.

Kết thúc chương trình du lịch miền tây, chia tay anh Uyển chúng tôi vội vã về phòng tắm rửa để kịp tụ tập ở nhà Bích Lam (OB77). Tối hôm ý, Bích Lam bảo rằng đây là lần đầu tiên có nhiều khách như vậy- gần 40 người, nên cả nhà Lam từ chồng, con trai, con dâu ....đều bận bịu. Trong khuôn viên đầy gió, các bạn khóa 77 vui như tết. Cảm ơn gia đình Bích Lam nhiều.

Nối tiếp nhịp cầu sông nước miền tây, sáng sớm ngày 13/3/2013 anh Khiêm-cựu nghiên cứu sinh khoa hóa đưa mấy đứa CL77 đi Cần Giờ - có rừng ngập mặn và biển.

 

 photo 12IMG_6765_zpsa483d832.jpg

 

Đây là địa điểm đã được tôi đánh dấu từ lâu, hôm nay được anh Khiêm chiêu đãi, tôi vui như mơ.

 

 photo 13IMG_7178_zpsc23bdef8.jpg

 

Chúng tôi đi thăm Đảo Khỉ. Khỉ ở đây rất nhiều và đầu gấu hơn khỉ ở Đảo Rều, Quảng Ninh. Chúng đứng dọc bên đường chờ khách sơ ý là a la xô vào cướp bất kỳ thứ gì như máy ảnh, mũ, túi xách ....Muốn chuộc những thứ đã mất thì khách chỉ việc đưa ra một cái gì ăn được là chúng đổi liền.Vì đi cùng với anh làm việc ở đảo nên bọn khỉ có vẻ nể chúng tôi hơn - không dám giở trò xấu, tuy vậy vẫn bị giật mất một túi bỏng ngô, còn anh Khiêm thì bị bọn chúng trèo ngay lên tận vai, lên lưng hòng cướp đồ trong lúc anh mở cốp ôtô ra để lấy các thứ.

 

 photo 14IMG_6708_zps4c6c57ea.jpg

 

Những con cá sấu trong khu rừng ngập mặn này trông rất hung dữ.

Đến trưa, các anh làm việc ở đảo khuyên chúng tôi ra bãi biển chơi để chờ nước ở các con sông, rạch đầy lên thì đi xuồng máy vào rừng Sác. Chúng tôi ra bãi biển 30 tháng 4 ăn hải sản, nghỉ ngơi, hưởng gió biển lồng lộng và ngắm nắng vàng trải dài trên biển.  Anh Khiêm đã chuẩn bị cả đồ ăn sáng, nhưng mải chơi nên quên cả ăn.Trong lúc chờ nhà hàng nấu đồ hải sản, tôi tạm ăn trước - ngon quá.

 

 photo 15IMG_6721_zps1be001da.jpg

 

Đầu giờ chiều quay lại Đảo Khỉ, trời ơi, tất cả đều ngỡ ngàng, buổi sáng nước chỉ có môt tí ở đáy sông,hai bên bờ chỉ thấy bùn, rễ cây chằng chịt, dân ở đây tranh thủ đi bắt tôm cá đặc sản.....thì bây giờ đã mênh mông một mầu nước, nước dâng tràn xấp xỉ lên cả mặt đường.

 

 photo 16IMG_6756_zps9c39f6a0.jpg

 

Xuồng máy lao đi vun vút , ngoằn ngoèo trong khu rừng ngập mặn rậm rạp âm u, đưa chúng tôi vào khu căn cứ rừng Sác - chiến khu rừng Sác.

 

 photo 17IMG_7179_zps64f312f2.jpg

 

Anh hướng dẫn viên giới thiệu, trong chiến tranh, đế quốc Mỹ đã rải rất nhiều chất độc hóa học làm cho khu rừng này trở thành vùng đất chết. Sau giải phóng, thành phố đã phát động chiến dịch trồng rừng, bây giờ khu rùng ngập mặn đã được phủ xanh.

Cuộc sống cúa các chiến sĩ đặc công trung đoàn 10 ở trong rừng Sác vô cùng gian nguy, khó khăn, thiếu thốn

 photo 18IMG_7192_zpsd06d556b.jpg

 

Nấu nước mặn thành nước ngọt

Các chiến sĩ đặc công trong rừng Sác không chỉ có nhiều chiến công anh hùng như phá kho bom, đánh kho xăng Nhà Bè của địch (đã bốc cháy dữ dội suốt 12 ngày đêm), ... mà còn có những cuộc chiến thầm lặng với cá sấu dữ. Cá sấu ở rừng Sác rất dữ tợn, hễ ngửi thấy mùi người là chúng lao tới với hàm răng nhọn sắc, rất nhiều bộ đội đặc công đã làm mồi cho chúng. Theo lời kể của anh hướng dẫn viên, muốn thoát khỏi đàn cá sấu đói thì phải bơi đứng.

 photo 19IMG_7195_zps7f4fed80.jpg

 

Tượng chiến sĩ đặc công đang chiến đấu với cá sấu dữ

 

 

 photo 20IMG_7190_zpsaa141d5d.jpg

 

Tượng đài chiến sĩ đặc công rừng Sác để tưởng nhớ những chiến công lẫy lừng và sự hy sinh âm thầm của bộ đội đặc công rừng Sác trung đoàn 10

 

Tôi đã đi nhà tù Sơn La, chiến khu Đ, Côn Đảo, Phú Quốc. Nay được đến chiên khu rừng Sác, được chứng kiến thêm sự hy sinh lớn lao lặng lẽ của cha anh đã từng một thời sống, chiến đấu cực kỳ gian nguy như thế nào, không sao tả xiết - một dân tộc mà đau khổ, hy sinh trải dài theo đất nước.

 

Hôm gặp anh Khiêm, lúc đầu tôi nhất định không chịu nhận ra anh, vì gần 40 năm còn gì nữa, dần dần thì cũng nhớ ra.Về Hà Nội, tôi tìm ngay quyển thơ thẩn ngày xưa, trong đó có bài thơ "phúc đáp" tả lại các chú nghiên cứu sinh đã tả con gái CL77 nhân ngày 8/3. Và đây là bài thơ mà tôi tả các chú ngày đó (bây giờ gọi bằng các anh):

 

Yêu thơ không biết làm thơ

Nhân ngày Phụ Nữ i tờ vào đây

Tần ngần người đẹp cảnh đưa

Xóa đi viết lại, mãi chưa thấy vần

Bẩm sinh đầu óc ngu đần

Biết mỗi thơ cóc,đếch cần ca dao

Đọc xong tình cảm hễ trào

Muốn làm lục bát thì vào lớp tôi

Vũ Ngọc Ban

Ở nhà vợ trẻ trông chàng

Chàng đây nhớ thiếp mơ màng ngày đêm

Ai ơi san sẻ nỗi niềm

Làm xong luận án liền về với Loan

Phan Túy

Tên chàng giản dị mà mê

Phan Túy ngắn gọn chẳng chê được chàng

Tuổi chàng trên dưới ba hai

Cớ sao tính khí mới ngoài đôi mươi

Lương Ni

Yêu con hơn cả yêu người

Nhớ con, xem ảnh, nói cười với con

Trên đời có một không hai

Nhờ ai đoán giúp cho ta tên chàng

Mai Hữu Khiêm

Có chàng химик tầng ba

Nhỏ người, trí lớn, bao la tình người

Giọng chàng Nam Bắc trộn pha

Họ Mai nghe mãi đến già không quên

Nguyễn Xuân Trung

Tên chàng tên của miền "Trung"

Đi mô nhớ ghé vô thăm quê chàng

Dáng chàng mềm mại nhấp nhô

Gương mặt phúc hậu, hiền khô nụ cười

Đỗ Đăng Độ

Tên chàng đặc biệt ba đê

Họ Đỗ, tên Độ, đệm là chữ Đăng

Chàng đây đức rộng tài năng

Văn thơ vung vẩy, физ, хим vẫy vùng

Hoàng Thọ Tín

Trời mưa thì mặc trời mưa

Chàng quyết không về, đánh bóng dưới sân

Họ Hoàng dòng dõi xưa nay

Vung tay chàng đập,bạn bay lên trời.

 

Từ Cần Giờ, anh Khiêm đưa bọn tôi đến ngay nhà LinhĐức ở quận 9. Trên đường đi, Thu Lan gọi điện cho Diệu Linh: " nấu xong chưa, bọn tao đang đói đây,nhanh lên, ăn xong chúng tao lại đi tiếp đấy". Tôi rất thú vị là nhà LinhĐức thiết kế rất nhiều bóng đèn. Mặc dù trời vẫn còn sáng, nhưng Diệu Linh bật tất cả các ngọn đèn lên - trông lung linh lãng mạn quá.

 

 photo 21IMG_6772_zps1a8d8ed3.jpg

 

Nhà LinhĐức hoa nở từ cổng lên đến sân thượng.

LinhĐức cũng giống như Bích Lam, các bạn chuẩn bị bao nhiêu là món, món nào cũng lạ, cũng ngon, mình thích nhất món chả cá Thác.

 

 photo 22IMG_6779_zps23cfe215.jpg

 

Không thể thiếu " Nào, một, hai, ba ....Zô ....! "

Bạn Đức tự tay điều chế cho mỗi người một cốc sinh tố rất hấp dẫn. Cảm ơn LinhĐức nhé.

 

 photo 23IMG_6783_zpsef0e2c35.jpg

 

Mặc dù đã muộn, anh Khiêm đưa chúng tôi đến nhịp cầu nhà em Lâm yêu quý (CL79). Đến nơi, em Lâm đã chuẩn bị sẵn các đĩa trái cây phương nam.

Hôm đó, anh Khiêm về đến nhà muộn lắm và rất mệt.

Không biết nói gì hơn - Cảm ơn, cảm ơn sự đón tiếp thật là nồng nhiệt, thắm tình của tất cả ACE phương nam.

 

  photo 24IMG_6695_zps5dd27f6f.jpg

 

Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi

Mãi đến tận thứ ba vừa rồi tôi mới vào trangwebkgu, bài đọc đầu tiên là bài của Thúy Hoa CL77, các bài trước đấy tôi chưa kịp đọc nên không biết nội dung thế nào, chỉ sợ các sự kiện của bài này lại trùng.Nếu có trùng lặp thì xin cười trừ nhá.

 

4h30 ngày 14/3 chúng tôi đi Campuchia.

Hội KGU đi Campuchia có 2 đoàn. Một đoàn do anh Hiền làm trưởng đoàn, đoàn thứ hai gồm vợ chồng Thu Lan, chị Phương Thảo và tôi. Chúng tôi gặp nhau vội vàng ở các điểm "đầu vào" và "đầu ra" thôi. Có lần gặp nhau, tôi nói với anh Hiền 2 đoàn chụp chung ảnh kỷ niệm, nhưng vì hướng dẫn viên đoàn tôi giục lên xe nên không thực hiện được.

 

 photo 8IMG_6861_zps6167e61c.jpg

 

Nụ cười của chúng tôi không biết có giống như Nụ Cười Angkor không.

 

 photo 9IMG_7235_zps1ff660a6.jpg

 

Trường học Việt Nam nuôi dạy trẻ em nghèo Viêt Nam ở Biển Hồ, Campuchia. Hiệu trưởng là ông Trần Văn Tư người Việt Nam sang Campuchia dạy học từ thiện.

 

 photo 10IMG_7265_zps96ec7dbb.jpg

 

Đài tưởng niêm quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia

 

  photo 11IMG_7286_zps72a457a5.jpg

 

Trại tập trung Toul Sleng

 

Nối tiếp những bờ vui, ngày 19/3 tôi cùng bạn bè đi khu sinh thái Bò Cạp Vàng.

 

 photo 1IMG_7316_zpseb01acd5.jpg

 

 

Bọn tôi được ông Nguyễn Văn Sửu - thầy giáo thời Mỹ, người Huế,chủ khu du lịch kể về lịch sử và tên gọi khu du lịch.

 

 photo 2IMG_7287_zpsebc5cc63.jpg

 

Ông Sửu cho biết, lúc đầu mua có 4 mẫu, người dân địa phương gọi ông là "ông điên", bây giờ diện tích lên tới trên 20 mẫu. Ông Hùng - người quản lý và điều hành khu du lịch bây giờ đưa chúng tôi đi tham quan,chiêm ngưỡng hoa Bò Cạp Vàng.

 

 photo 3IMG_7290_zpsf52c540b.jpg

 

Đây là cây Bò Cạp Vàng, hàng năm vào tháng 3-4 ra hoa thành từng chùm vàng rực. Tôi thây đối diện nhà LinhĐức cũng có cây Bò Cạp Vàng như thế đang ra hoa rất đẹp.

 

 photo 4IMG_7293_zps06bd09e8.jpg

 

Ở đây có rất nhiều quả dừa nước, mỗi buồng có khoảng hơn chục quả to, mỗi quả to

 

 photo 5IMG_7298_zps1cc66486.jpg

 

lại có nhiều quả nhỏ (tương tự như 1 buồng chuối ), bổ ra thì cùi dừa (cơm dừa) to bằng quả cau trong suốt, lấy ra cho ít đường đá vào ướp 1 lúc là ăn ngon tuyệt.

 

 photo 6IMG_7304_zpse6e9ca02.jpg

 

Tôi rất thích con sông trong khu Bò Cạp Vàng, nước trong xanh hiền hòa - thiên nhiên sông nước trông thật hữu tình.

 

 photo 7IMG_7306_zps59413d9a.jpg

 

 

Vì ngọc thể bất an nên tôi không dám xuống tắm. Khi nào trở lại tôi sẽ đến đây để được treo người trên dòng sông rồi nhảy ùm xuống như thế này, tắm một cái cho nó mát.

 

Hà Nội như một nam châm vĩnh cửu, cho nên dù đi đâu, đến đâu cũng phải quay về thôi. Phải về với Hà Nội, vì nơi đó còn có biết bao người thân thương đang chờ đợi ta, mong ngóng ta trở về nấu nướng cơm nóng canh ngọt, dọn dẹp nhà cửa ....

Tạm biệt ACE phương nam, tạm biệt mảnh đất quanh năm đầy nắng gió.

 

 

 

 


Người post: ThucPT

Ngày đăng: 09-04-2013 22:10






Xem 21 - 25 của tổng số 25 Comments


<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 |

Từ: ThucPT
10/04/2013 12:02:45

Đây, gi gỉ gì gi, cái gì cũng có đây:


Các chú NCS tặng con gái CL77


 


Mồng tám tháng ba đến đây rồi


Làm mấy câu thơ tặng bạn chơi


Không phải nhà thơ nhưng phải cố


Xin bạn nhớ cho nhà thơ tồi:


 


Họ của ông cha gọi là Trần


Bình Trần tên gọi của người thân


Trăm năm đâu dám quên tên ấy


Dù chỉ nghe qua có một lần


 


Tên nàng vừa đẹp lại vừa kêu


Bạn bè thường gọi là BinhKều


Hỡi ai qua lại Ki si nhốp


Thấy nàng xin nhớ đừng có trêu


 


Sinh lúc vừa nắng lại vừa hanh


Vì vậy mà nàng chẳng lớn nhanh


Hương Còi hai tiếng sao thương thế


Thoang thoảng hương thơm đượm ngọt ngào


 


Có cô con gái thật đáng yêu


Cô ta biết giỏi triết mọi điều


Cha mẹ bèn đặt tên là Thục


Thục nhưng dáng nàng rất yêu kiều


 


Nhỏ nhưng của cái hạt tiêu


Ai nhìn thấy nàng cũng phải yêu


Trời cao có thấu chăng trời nhỉ


Khốn nỗi cô ta thật lắm điều


 


Tên nàng vừa gió vừa mưa


Vừa là sấm chớp giữa mùa bão giông


Tên nàng là cảnh núi sông


Là trời xanh là ánh hồng ban mai


Đố ai đoán đúng mới tài


 


Có cô con gái nàng bên


Đẹp người đẹp nết với tên dịu dàng


Trời trong gió mát mọi miền


Sen vừa tàn lá cúc liền nở ra


Tên nàng con đẹp hơn hoa


Nhờ ai đoán giúp cho ta tên nàng


 


Có cô con gái yêu kiều


Tên nàng không phải cảnh chiều thướt tha


Tên nàng còn đẹp hơn hoa


Tên nàng là những bài ca yêu đời


Vắng nàng tẻ nhạt ai ơi


 


Cuộc vui mà không có nàng


Còn gì vui nữa rộn ràng bạn ơi


Tên nàng tô thắm cuộc đời


Tên nàng thay hết mọi lời nói ra


Tên nàng tình bạn gần xa


Dùng nàng để tặng khi ta thương mình


 


 




Từ: HoaNT
10/04/2013 08:54:15

Tiếc quá mình không đi được cùng với mọi người. Hôm du xuân ở trong đó anh Khiêm có nhắn tin mời mấy em Hoá 77 muốn đi đâu anh chở đi, đúng là anh Khiêm vẫn như xưa hiền khô mà nhiệt tình quá. Nhớ năm xưa khi lũ con gái CL77 chúng mình đi Kiev cùng với anh Khiêm. Đến khi xếp phòng cả lũ cứ đề nghị xếp bà giáo tóc trắng cùng phòng với anh Khiêm làm cả 2 người sợ quá. Bà giáo cứ phải lấy lòng mấy chị CL77 để được ở cùng phòng với mấy chị bằng cách cứ tối đến bà hát và dạy chúng mình bài  hát "Điệu val cuối cùng " bằng tiếng Nga chắc cậu Bình K, Lan, Hương còn nhớ chứ.


Thục giỏi nhỉ lại có cả thơ tả về các anh NCS nữa. Mình không nhớ là các anh  NCS đã  tả chúng mình như thế nào nhỉ. Chắc buồn cười lắm nhỉ.


  Mỗi lần vào Tp. HCM mình rất cảm động vì sự nhiệt tình hiếu khách của người KGU phía nam. Một lần nữa xin cám ơn KGU Tp. HCM đã tổ chức Du xuân 2013 chu đáo, nhiệt tình.



Từ: LyTM
10/04/2013 07:30:27

Chị Thục viết rất hay, cả ngôn từ và hình ảnh, tinh thần của Du Xuân cứ nhảy nhót trong mỗi câu, mỗi dòng. Nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, người hướng dẫn du lịch, nhà sinh vật học,... đủ cả. Câu kết lại đằm thắm mà rất thơ nữa về Thủ đô, nơi đang có một nửa của chị ngóng chờ.


Nhưng hình như quả dừa nước chính là quả thốt nốt ấy. Em xin viết nôm na mấy dòng với chị Thục:


Niềm vui trải dài theo chân bước


bạn bè tôi vấn vít cảnh Phương Nam


lại dạt dào, nghiêng mình tri ân rừng Sác


Nơi đã từng một thời bát ngát


cánh rừng đầy bom đạn, cá sấu hoang


nơi tình quê hương nâng bước với đại ngàn


bao chiến sỹ kiên cường pha máu đỏ!


Cây cỏ nước mình cũng đẹp như mộng đó


được nuôi bằng lớp lớp tuổi thanh xuân


những chùm hoa vàng rực như chuông


cứ rực mãi màu sao Cờ Tổ quốc,


Niềm vui hôm nay ta có được


thấm đượm tình nghĩa khí lớp cha anh!


Trong Du Xuân, nhớ ríu rít tiếng tuổi xanh


thuở xôn xao cuộc sống tình bè bạn,


nơi đẹp đẽ đời sinh viên trong sáng


Ta thì thầm gọi khe khẽ mỗi cái tên,


để bây giờ, dẫu sống ở mọi miền


ngôi nhà chung gọi chúng ta trở lại


để mãi mãi tình bạn bè thân ái


nối bờ vui, rộn rã mỗi Du Xuân!



10/04/2013 01:32:06

Thục ơi, khâm phục quá, một bài viết thật tầm cỡ và đặc biệt là nhiều hình minh họa. Mình bỏ lỡ dịp đi Campuchia đợt rồi, tiếc quá. Có lẽ đúng như Tuyết nói: Phải làm cái Du Xuân phương Nam nữa thôi. Kết quả được minh chứng quá rõ ở bài này của Thục mà.


 


 


 


 



Từ: TuyetHA
10/04/2013 00:06:24

Chưa thể chia tay với "Du xuân phương Nam" được, còn bịn rịn lắm, dù "HN như một nam châm vĩnh cửu..", dù nơi đó bao người trông ngóng, đợi chờ ta với những bữa cơm xum vầy, đầm ấp, những ngày "Du xuân phương Nam" vẫn vấn vương quấn quýt, không thể không chấp bút viết nên những dòng tâm sự này được. Cám ơn Thục đã có bài viết rất phong phú về những ngày "Du xuân phương Nam" với tình cảm rất thân thương, rất gần gũi, chỉ tiếc thời gian quá ngắn ngủi so với những ước muốn của chúng ta. Chắc phải "Du xuân phương Nam" lần nữa chăng?




<< Đầu tiên  < Trước đó | Trang:  1 | 2 | 3 |

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7170
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s