TỪ “CHOA” TRONG PHƯƠNG NGỮ KHU TƯ
Tác giả: Chu Hồng Quý
Hóa ra từ "Choa" trong phương ngữ khu Tư có nhiều nghĩa lắm. Nó là đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất, vừa là số ít, vừa là số nhiều. Nhưng rắc rối là ở chỗ: Nó chỉ dùng ở số ít khi đặt trong ngữ cảnh có cả số nhiều.
Xin mời ace đọc bài của Chu Hồng Quý viết về điều lý thú này. (Bài do anh Tấn Định sưu tầm và nhờ tôi đưa lên mạng của Hội ta)
Trong phương ngữ vùng Khu Bốn cũ, từ "Choa" là đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất, vừa là số ít, vừa là số nhiều. Nhưng chỉ dùng ở số ít khi đặt trong ngữ cảnh có cả số nhiều.
Ví dụ, dùng "Nhà của choa", tức là "Nhà của tui" hay "Nhà của tau" (Nhà của tao) mà nhà đó còn của nhiều người nữa. Nếu nhà của chỉ riêng một mình mình thôi thì không dùng "Nhà của choa" nữa.
Có thể dùng "Bố choa", "Mẹ choa" kể cả trong trường hợp mình là con một. Vì một bố, mẹ có thể có nhiều con.
Nhưng nếu nói "Vợ choa" thì đã cho nàng thành cái điếu ủy ban rồi.
Khi giao tiếp với người khu Bốn cũ, nhiều người thích sử dụng từ "choa" để thể hiện sự hòa nhập, gần gũi và hiểu biết nhau.
Nhưng sử dụng không đúng sẽ trở thành kệch kỡm, cứ như là đang nhại tiếng khu Bốn. "Chửi cha không bằng pha tiếng", người nghe cảm thấy rất khó chịu.
Họ sử dụng từ "Choa" thay thế hoàn toàn cho ngôi thứ nhất trong mọi trường hợp bằng giọng Bắc đặc sệt như đang giễu cợt:
- Choa mặc cấy áo ni có hợp không?
- Choa vừa để cái chìa khóa đây không biết giờ ở đâu?
- Mi để choa cầm lái cho.
- .....
Một nhà báo khá nổi tiếng, là người cầm bút kỳ cựu có gần 40 năm trong nghề, cựu sinh viên Văn khoa của Đại học Sư phạm I Hà Nội, đã dùng nhầm từ này. Khi trao đổi với tôi, bác ấy dẫn trích từ Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2003. "Trong Từ điển đó, có ghi : "Choa" là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, tương ứng với từ "tôi", "chúng tôi" trong tiếng phổ thông"
Thế chẳng hóa ra, theo như quyển Từ điển này thì có thể dùng từ "Vợ choa". Nhỉ?
Từ "Choa" sử dụng tương đương như từ "Tau" (Tao) là một hiện tượng đặc biệt chỉ riêng có đối với phương ngữ Khu IV. Trong các phương ngữ khác hay trong tiếng phổ thông không có hiện tượng tương đương và không có từ thay thế một cách hoàn toàn.
"Choa" chỉ có thể đối lập với "Bây" hay "Bay", chứ không bao giờ đối lập với "Mi". Nói "Choa với bay chia phe đá bóng đi", chứ không nói "Choa với mi vật chắc đi".
Từ "Choa" chỉ thay thế cho từ "Bọn tao", "chúng tao", và trong một số trường hợp đặc biệt, có thể thay thế cho từ "tao". Và chỉ khi xưng hô với những người "ngang hàng phải lứa".
Khi nói chuyện nghiêm túc thì không dùng từ "choa". Từ "choa" không được dùng để thay thế cho từ "chúng tôi" như trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2003. Từ "chúng tôi" đã có từ "bấy tui" thay thế rồi. Cũng không dùng thay thế cho từ "em", "cháu", "con", "chúng em", "chúng cháu"...
Ngoài ra, từ "Tui" (Tôi) và "Tau" (Tao) trong phương ngữ khu IV cũng nhiều người nhầm lẫn ảnh hưởng đến sự biểu hiện tình cảm của người nói.
Ngôn ngữ là một phần của Văn hóa. Muốn tiếp cận với một phương ngữ hay ngoại ngữ nào, học từ các Tài liệu Ngôn ngữ không thôi là chưa đủ.
Trước hết, phải tìm hiểu đặc điểm Văn hóa và điều kiện Lịch sử, Địa lý của vùng đất đó.
Bởi Ngôn ngữ được hình thành và tồn tại phát triển trong một điều kiện lịch sự cụ thể với đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán nhất định ở một khu vực địa lý nhất định.
CHU HỒNG QUÝ
Người post: NghiPH
Ngày đăng: 24-09-2013 23:11
COMMENTS CỦA THÀNH VIÊN |
|
Tổng số bài và comment post theo từng khoa
Khoa | Bài viết | Comment |
Sinh | 563 | 9482 |
Lý | 387 | 2824 |
Hóa | 882 | 9765 |
Luật | 721 | 11647 |
Toán | 66 | 376 |
Kinh tế | 4 | 108 |
Câu Lạc Bộ | 30 | 1 |
NCS | 3 | 70 |
Bạn bè | 197 | 1189 |
Dự bị | 0 | 0 |
Ngôn ngữ | 2 | 2 |
10 người post bài nhiều nhất
User | Số bài viết |
TungDX | 289 |
NghiPH | 306 |
NgocBQ | 130 |
ThaoDP | 108 |
CucNT | 123 |
CoDM | 88 |
PhongPT | 73 |
HaiNV | 93 |
LiTM | 85 |
MinhCK | 70 |
10 người comment nhiều nhất
User | Comment |
Guest | 7170 |
NghiPH | 3219 |
LiTM | 1879 |
HaiNV | 1853 |
KhanhT | 1743 |
CucNT | 1718 |
TungDX | 1565 |
ThanhLK | 1545 |
VanNH | 1441 |
ThoaNP | 1257 |