KGU News >>Văn học
KGU Tạo bài viết  
Thứ năm 06 Tháng hai. 2014

Chữ “ Thọ - 壽 ”




Tác giả: ThucPT

 

Đầu xuân nói chuyện sức khỏe, xin mạo muội giới thiệu với ACE về cấu tạo chữ  "  Thọ " để  đọc cho vui.

Tôi cũng như đại đa số người VN, tuổi từ 60 trở xuống - thuộc thế hệ "mù chữ Nho", trong khi đó tiếng Việt đa phần đều phải dùng "gốc Nho" để diễn đạt. Đó cũng là lý do chúng ta, ai cũng hiểu, tại sao trong tiếng Việt các từ HánViệt lại chiếm tỷ lệ nhiều đến như vậy - khoảng 65% gì đó. Từ HánViệt là từ Hán nhưng đọc theo cách của người Việt, viết bằng chữ Việt (chữ cái Latinh). Như vậy cha ông ta đã để lại một di sản "chữ Nho" cho chúng ta.

Để hiểu sâu tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ của mình thì phải biết chữ Nho. Chính vì nhờ có vốn "gốc Nho" mà  cha ông ta đã biết mổ xẻ phân tích để hiểu được cấu tạo của từ, để biết được chiết tự của từ. Từ đó hiểu được cái hay, cái đẹp của văn hóa VN, để rồi thưởng thức nó, thưởng thức cái cái tinh tế như "phượng múa rồng bay" của nó, và để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.

Chữ " Thọ ",  dịch nghĩa: sống lâu, lâu dài.

Nhìn từ trên xuống, đầu tiên là chữ "Sĩ 士" , dịch nghĩa: người có học, người trí thức. Những người mà có tố chất "chí ", thì mới biết "nuôi chí " để đạt được mục đích của mình.

Tiếp theo là chữ "Công 工". Phải bỏ ra "công" sức rèn luyện.

Một "công" chưa đủ, mà cần phải "song công". Chữ công ở trong chữ "Nhị  二 " , phải mất nhiều công sức lao động vất vả.

Cuối cùng, ai cũng biết, muốn sống, muốn tồn tại thì phải có cái "Miệng - chữ Khẩu 口" để ăn, để uống. Nhưng ăn uống phải khoa học, điều độ, hợp lý, có chừng có mực - chữ Thốn 寸.

Chữ thọ đã nói hết ý nghĩa của nó rồi, những điều còn lại tất cả đều phụ thuộc vào tri thức của mỗi người, mỗi người nên biết cách sống vui, sống khỏe, sống lâu và sống có ích.

Nhân dịp Xuân Giáp Ngọ 2014 xin chúc các ACE  mã đáo thành công với chữ "Thọ ".


Người post: ThucPT

Ngày đăng: 06-02-2014 12:12






Xem 1 - 10 của tổng số 11 Comments


Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Từ: Guest Ngo XUAN khoa
07/09/2017 15:17:19

Chữ ngoai chuyện an uong chừng mực còn nhắc ta về chuyện nơi năng băng miệng cân nơi khoan hoà, thận trọng,nói lời nhân từ có lý lẽ thận trọng khoan dung,không cãi cọ....thì mới khong gây chuyện sông an nhiên tự tại mới thọ đuọc


 


 



Từ: Guest HH
21/02/2014 11:04:17

Đúng rồi, biết Thở thì biết sống Thọ!



Từ: PhuND
16/02/2014 13:54:53

Về Chữ Thọ, xin ACE đọc: "Đầu Xuân - Biết Thở để sống Thọ"


http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=20709



Từ: 3Chai
15/02/2014 14:38:40

Nhân chuyện chữ Nho, có bài của tác giả Hà Văn Thùy trên email Đặng Phương Thảo, rất đáng tham khảo. Giá có bác nào cao đàm khoát luận thêm thì hay quá.


Tui cũng muốn copy/paste cho những bạn nào bỏ sót chưa đọc nhưng bài dài quá không vừa một comment. 


Chúc cả nhà cuối tuần vui.


 



Từ: CucNT
11/02/2014 20:33:57

Cảm ơn chị Thục và những com của các ACe  để em hiểu thêm 1 chút chữ nghĩa vì em mù tịt về lĩnh vực này


Chuyện chị Thoa kể thật hay!



Từ: ThoaNP
10/02/2014 00:17:50

Mình còm thêm cho vui chứ mình hoàn toàn mù tịt lĩnh vực này, mặc dù thời cấp 3 học đủ 3 năm tiếng Trung. Mình nghiệm là, với bất kỳ điều gì, nếu ngay từ đầu đã nghĩ là không thể học được thì y như rằng không học nổi. Tiếng Trung với mình đúng là như vậy. Có mấy kỷ niệm sau.


1) Hồi sau lễ truy điệu Bác mất là mình đang học đầu năm lớp 10, tức đã qua 2 năm học tiếng Trung, hôm đó hai mẹ con đi trên đường Tràng Tiền, nhìn qua cửa kính nào đó thấy bên trong có vòng hoa cườm rất lớn viếng Bác, có dải khăn vắt ngang viết tiếng Trung Quốc, mẹ bảo mình đọc và dịch vì mẹ không biết tiếng Trung, mà mình chỉ đọc được đúng 4 chữ "Zuê Nản rẩn mỉn" nghĩa là "nhân dân Việt Nam". Mẹ cười bảo mấy chữ này ngày xưa nghe ông Ngoại giảng thơ Đường thì giờ mẹ cũng nhận ra.


2) Hồi đó mình học trong Trường cũng khá tốt, thường hay được phân công phụ trách học tập trong lớp, kèm các bạn học yếu hơn, ... Tuy nhiên riêng môn Trung văn là rất khó đạt trung bình, năm lớp 10 nếu không đạt là sẽ không được thi tốt nghiệp. Các Thầy Cô trong Trường cũng thương, cho mình kiểm tra lại môn Trung văn bằng cách cho học khoảng 10 câu, kiểu như "ND VN nhất định thắng, đế quốc Mỹ nhất định thua", "phong trào phụ nữ 3 đảm đang ở hậu phương, ..." chỉ cần biết dịch xuôi dịch ngược 10 câu đó thôi, mà mình học không thuộc nổi chữ. Đành phải học kiểu nhớ vẹt, là câu thứ 1 sẽ có lần lượt từng nét ra sao, cứ thế cho hết 10 câu, không cần biết nghĩa từng câu. Lớp mình có Thanh Hoàng học tiếng Trung cực siêu. Hôm thi lại (hình như cả lớp có mỗi mình mình) cô giáo viết trên bảng 3 câu tiếng Việt để dịch sang tiếng Trung, Hoàng đứng ngoài cửa sổ làm nhiệm vụ giơ ngón tay cho mình biết các câu trên bảng là câu thứ mấy trong list. Biết số thứ tự của câu rồi là cứ thế mình viết theo trí nhớ. Chắc cũng nhiều sai sót nhưng Thầy Cô thương nên cũng cho qua. Hoàng cứ bảo, mày học thế còn khó hơn nhiều so với học nhớ chữ, nhưng biết sao được, tư duy mỗi người một khác mà.


Cái này lại chuyện khác. Mẹ kể, trước khi mẹ sinh mình, ba nhất định "nếu con gái đặt tên Phương Thoa", mặc dù ông Ngoại rất phản đối vì bảo "Phương" là chữ Hán, còn "Thoa" là chữ Nôm - chữ hán cùng nghĩa với Thoa là Trâm, đều nghĩa đen là cái cặp tóc của phụ nữ. Vậy tên mình thuộc loại nửa nạc nửa mỡ. Mà không hiểu sao Ba mình thích cặp tóc thế không biết, vì chị mình được Ba đặt tên là Phương Trâm rồi.



Từ: SonTM
09/02/2014 21:49:06

Thực ra âm Hán Việt là cách đọc chữ Hán theo âm tiếng Việt. Còn chữ Nôm là dùng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt và theo ngữ pháp Việt. 


Chẳng hạn theo tiếng Hoa 


人 hăo rén (đọc là hảo dấn)   âm Hán Việt là hảo nhân có nghĩa là người tốt  


Còn chữ Nôm là   đọc luôn là người tốt


Như vậy muốn Viết được chữ Nôm phải thông thạo chữ Hán. Người Hán không thể đọc và hiểu được câu chữ Nôm vì nó theo Ngữ pháp của người Việt.


 


Với vốn Trung văn thời học phổ thông còn nhớ được mạn phép xin được mạn đàm. Có gì không đúng xin các đồng nghiệp chỉ giáo!



Từ: Guest BM
07/02/2014 11:08:02

Xuân tới gửi nhau chữ Thọ hoa,


chữ Thọ vẫn đến với mọi nhà


vui đủ bốn mùa cùng cây trái,


thanh bình, hỉ xả,... chớ quên nha!



Từ: ThucPT
06/02/2014 21:18:10


@ Guest KIC, PhuND:


Chữ Hán, chữ Nho, chữ Tầu, chữ Trung Hoa ... đều là chữ Trung Quốc cả, cách gọi này phụ thuộc vào từng thời điểm Trung Quốc xâm lược VN, đầu tiên người Hán xâm lược VN và chữ Hán đã đc sử dụng 1 thời gian dài trên đất VN nên người Việt gọi là chữ Hán, sau đó đạo NHo (đạo Khổng Tử) đc truyền bá vào VN phát triển rất mạnh và hưng thịnh lâu nên người Việt gọi là chữ Nho. Tương tự như thế người Việt gọi chữ Tầu, chữ Trung Hoa ... và cho đến bây giờ thì gọi là tiếng TQ. Còn chữ Nôm thì như Phư đã viết


Việc sống lâu đâu chỉ có dựa vào mỗi chữ "Thọ", mà còn có nhiều yếu tố khác tác động. Người sông lâu cũng có nhiều tầng lớp lắm, người trí thức như Đại tướng Võ Nguyên Giáp thọ 103 tuổi.




Từ: PhuND
06/02/2014 19:34:25

@ CHỊ ...: Trong tiếng Việt có đến 80-85% tiếng Hán Cổ. Người Việt không dùng chữ HÁN mà cải tiến chữ Hán thành chữ NÔM. Chữ nôm là chữ viết của Người Việt trước đây!  NHO (HỌC) là theo Trường phái Khổng Tử. Hình như không có CHỮ NHO mà chỉ có CHỮ NÔM! PhuND




Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>

Tổng số bài và comment post theo từng khoa

KhoaBài viếtComment
Sinh 563 9482
387 2824
Hóa 882 9765
Luật 721 11647
Toán 66 376
Kinh tế 4 108
Câu Lạc Bộ 30 1
NCS 3 70
Bạn bè 197 1189
Dự bị 0 0
Ngôn ngữ 2 2

10 người post bài nhiều nhất

UserSố bài viết
TungDX 289
NghiPH 306
NgocBQ 130
ThaoDP 108
CucNT 123
CoDM 88
PhongPT 73
HaiNV 93
LiTM 85
MinhCK 70

10 người comment nhiều nhất

UserComment
Guest 7169
NghiPH 3219
LiTM 1879
HaiNV 1853
KhanhT 1743
CucNT 1718
TungDX 1565
ThanhLK 1545
VanNH 1441
ThoaNP 1257
s